MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐBQH KIÊM NHIỆM

16/11/2018

Hội thảo "Hoạt động của đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm - Thực trạng về hoạt động và pháp luật về đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm và phương hướng giải pháp, hoàn thiện" do Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 16/11 tại Hà Nội. Đây là hoạt động khoa học có ý nghĩa trong khuôn khổ của Đề tài khoa học cấp Bộ. PGS. TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu thảo luận một cách toàn diện về thực trạng hoạt động của đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, là cơ sở cho việc đề ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm và của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân theo Hiến pháp 2013.

Các báo cáo tham luận tại Hội thảo đã nêu lên quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm; chế độ, chính sách liên quan đến đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm; vấn đề cơ cấu, tỷ lệ, chất lượng đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm; giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiêm nhiệm; …

Cổng thông tin điện tử Quốc hội giới thiệu một số hình ảnh tại Hội thảo:

Toàn cảnh Hội thảo: Hoạt động của đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm - Thực trạng về hoạt động và pháp luật về đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm và phương hướng giải pháp, hoàn thiện

PGS. TS Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phát biểu khai mạc Hội thảo: Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu thảo luận một cách toàn diện về thực trạng hoạt động của ĐBQH kiêm nhiệm, là cơ sở cho việc đề ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của ĐBQH kiêm nhiệm và của Quốc hội

Một số Đại biểu tham dự Hội thảo 

Ông Nguyễn Hải Long - Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Văn phòng Quốc hội trình bày tham luận Bồi dưỡng ĐBQH kiêm nhiệm - Những vấn đề đặt ra: Nguyên tắc hoạt động của Quốc hội là thảo luận tập thể, quyết định theo đa số, do đó, nâng cao năng lực của mỗi ĐBQH là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Ông Nguyễn Hà Thanh, Ban Nội chính Trung ương trình bày tham luận Một số quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến ĐBQH kiêm nhiệm: Tuy có một số khác biệt nhưng nhìn chung, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về ĐBQH không có sự phân biệt giữa đại biểu chuyên trách và kiêm nhiệm

TS. Trần Tuyết Mai Giám đốc Trung tâm thông tin khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp trình bày tham luận Một số gợi ý giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ĐBQH kiêm nhiệm: Để nâng cao năng lực hoạt động của ĐBQH kiêm nhiệm cần có quy định cụ thể hơn về chế độ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động nghị trường với nội dung và thời gian bắt buộc tham gia phù hợp với hoạt động của đại biểu kiêm nhiệm.

Ông Nguyễn Xuân Thủy, Đại biểu Quốc hội khóa XIII trình bày tham luận Một số giải pháp nâng cao hoạt động của ĐBQH kiêm nhiệm trong giai đoạn hiện nay: Cần tăng cường chế độ, chính sách, các điều kiện đảm bảo hoạt động của ĐBQH nói chung, ĐBQH kiêm nhiệm nói riêng

Ông Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - phát biểu thảo luận tại Hội thảo: Chế định ĐBQH kiêm nhiệm là chế định mang tính đặc thù. Vấn đề đặt ra là cơ cấu, tỷ lệ ĐBQH như thế nào cho hợp lý theo hướng tiếp tục tăng số lượng ĐBQH chuyên trách (tỷ lệ 50%). Bên cạnh đó, cần xem xét số lượng ĐBQH có nên nhiều như hiện nay hay không? 

 

Lê Anh