Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Công đoàn Văn phòng Quốc hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018

24/02/2014

Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Công đoàn Văn phòng Quốc hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018
(24/02/2014-07:32:00 AM)  

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
______________

 

Số: 23/CĐVPQH8

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________ 

Hà Nội, ngày  17 tháng  02  năm 2014

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Công đoàn Văn phòng Quốc hội

lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018  


 

Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Công đoàn Văn phòng Quốc hội khóa VIII thảo luận và quyết nghị chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Văn phòng Quốc hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018 gồm những nội dung trọng tâm sau:

 

Chương trình I

ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA

NHẰM THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ

1. Mục tiêu

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, động viên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CBCCVC-LĐ) phát huy tính sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

- CBCCVC-LĐ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu, tham mưu và tổ chức phục vụ các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội… góp phần tạo động lực cho đội ngũ CBCCVC-LĐ cống hiến, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Tổ chức thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBCCVC-LĐ và đoàn viên công đoàn.

2. Nội dung

- Đẩy mạnh các phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động gắn phong trào thi đua do lãnh đạo Văn phòng Quốc hội phát động; đổi mới công tác thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, chạy theo thành tích nhằm khích lệ CBCCVC-LĐ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, của cơ quan, đơn vị và của tổ chức Công đoàn.

- Tổ chức thi đua chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; bầu cử Quốc hội khóa XIV.

- Chỉ đạo các công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận vận động CBCCVC-LĐ, đoàn viên công đoàn nâng cao chất lượng tham mưu, nghiên cứu xây dựng  chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến CBCCVC-LĐ, tích cực đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Chủ động tham gia với lãnh đạo Văn phòng Quốc hội giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách đối với CBCCVC-LĐ, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBCCVC-LĐ.

3. Biện pháp thực hiện

- Tiếp tục hưởng ứng và đẩy mạnh các phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam và lãnh đạo Văn phòng Quốc hội phát động, trọng tâm là phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Xây dựng cơ quan văn hóa, ngày làm việc 8 giờ chất lượng, hiệu quả”, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CBCCVC-LĐ… gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, Sáng tạo, Tận tụy, Gương mẫu” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động.

- Duy trì hoạt động thi đua theo khối, kịp thời sơ kết, tổng kết đánh giá các danh hiệu thi đua.

- Chỉ đạo các công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận cụ thể hóa các phong trào thi đua do các cấp phát động phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

- Tổ chức nghiên cứu, chủ động đề xuất với các cơ quan liên quan những cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến CBCCVC-LĐ như: tiền lương, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, chính sách đối với lao động nữ, công tác đào tạo, chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, luân chuyển, đề bạt cán bộ…

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, các chế độ chính sách liên quan đến CBCCVC-LĐ.

- Phối hợp và đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Quốc hội cải thiện điều kiện làm việc, khám sức khỏe định kỳ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, CBCCVC-LĐ.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Chương trình II

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG GÓP PHẦN

XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỮNG MẠNH

 

1. Mục tiêu

- Không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, nhận thức về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Tham gia cùng lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đẩy mạnh công tác đào tạo, động viên đoàn viên, CBCCVC-LĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp… nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

- Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động xã hội, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực của đoàn viên công đoàn để các hoạt động xã hội đạt hiệu quả cao.

2. Nội dung

- Tổ chức học tập, nghiên cứu triển khai các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tổ chức công đoàn. Trong đó, chú trọng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ IV, Nghị quyết Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Hiến pháp sửa đổi, Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động…

 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho CBCCVC-LĐ, tập trung vào các quy định về chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của CBCCVC-LĐ.

- Tổ chức các hoạt động sôi nổi, thiết thực chào mừng các sự kiện, các ngày lễ trọng đại của đất nước, của Quốc hội và của cơ quan.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và tham gia tích cực trong việc phòng chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội, tình nghĩa, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, kịp thời thăm hỏi cán bộ, công chức, viên chức gặp khó khăn…

3. Biện pháp thực hiện

- Luôn đổi mới nội dung và các hình thức tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, bổ ích phù hợp với thực tiễn, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức tham gia.

- Chủ động phối hợp với lãnh đạo Văn phòng Quốc hội tạo điều kiện cho CBCCVC-LĐ được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ nữ công…

- Vận động CBCCVC-LĐ, đoàn viên công đoàn tích cực tham gia các hoạt động và đóng góp ủng hộ các quỹ đền ơn đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo, quỹ xã hội nhân đạo, từ thiện…

 

Chương trình III

NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

1. Mục tiêu

- Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn, nhằm đưa phong trào cán bộ, công chức, viên chức và hoạt động công đoàn cơ quan không ngừng phát triển, góp phần xây dựng Đảng bộ, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

- Kiện toàn tổ chức công đoàn cơ quan; chăm lo, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.

2. Nội dung

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn theo hướng thiết thực, sát với yêu cầu thực tiễn, đặc biệt về kỹ năng hoạt động.

- Coi trọng công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phấn đấu trong nhiệm kỳ không có công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận yếu kém.

- Vận động CBCCVC-LĐ, đoàn viên công đoàn tham gia xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

3. Biện pháp

- Kiện toàn tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận phù hợp chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Chú trọng phát triển, nâng cấp các công đoàn có đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ và nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động công đoàn cho 100% cán bộ công đoàn của các công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận.

- Chỉ đạo 100% công đoàn cấp cơ sở xây dựng quy chế hoạt động với chuyên môn đồng cấp.

- Tạo điều kiện cho đoàn viên công đoàn học tập, bồi dưỡng lý luận, phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tăng cường các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động công đoàn với các công đoàn trong khối thi đua II và trong toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam.

 

 

Nơi nhận:

- BTVCĐVCVN (để b/c);

- Thường trực Đảng ủy (để b/c);

- Các đ/c UVBCH, UBKT CĐVPQH;

- Các CĐCS, CĐBP;

- Lưu: VPCĐ.

e-PAS: 9154

TM. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

 

(đã ký)

 

 

 

Phạm Thúy Chinh