ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (SỬA ĐỔI)

02/10/2020

Thực hiện chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 17, sáng ngày 02/10, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tiến hành thẩm tra Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban, Thượng tướng Võ Trọng Việt chủ trì phiên họp.

 

Toàn cảnh phiên họp

Tham dự phiên họp còn có đại diện thường trực một số Ủy ban của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc; đại diện Bộ Quốc phòng; đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và một số cơ quan hữu quan.

Thừa Ủy quyền của Chính phủ trình bày Tờ trình tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thay thế Luật năm 2001, gồm 08 chương với 89 điều, được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã đạt được những két qua nhất định, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ; góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc; thúc đẩy phát triển giao thông vận tải và kinh tế đất nước; tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo chỉ ra rằng, bên cạnh việc phát huy ưu điểm và khắc phục các hạn chế của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cần tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan các cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng khung pháp lý cho các loại phương tiện mới, phương tiện giao thông thông minh; ứng dụng phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động giao thông đường bộ, điều chỉnh các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phù hợp với thực tế.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình bày Tờ trình

Theo cơ quan soạn thảo, mục đích việc xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) lần này là thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2008; nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đường bộ, tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai pháp luật về giao thông đường bộ.

Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), theo cơ quan soạn thảo, so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có thay đổi về phạt vi điều chỉnh, theo đó Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chỉ quy định đến các nội dung liên quan đến: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông, phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và nội dung chính của dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) lần này gồm 6 Chương, 12 Điều. So với Luật Giao thông đường bộ 2018 dự thảo Luật đã bỏ 2 Chương quy định về quy tắc giao thông đường bộ và Chương về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (02 Chương này đã được đưa vào dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo thẩm tra

Thẩm tra Dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, về sự cần thiết ban hành Luật, Ủy ban tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để tiếp tục thể chế hóa đưởng lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa quy định Hiến nhất năm 2013, nội luật hóa các điều trớc quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, tạo cơ sở pháp lý đây đủ về hoạt động giao thông vận tải đường bộ, thúc đẩy sự phát triển giao thông đường bộ và bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do đi lại của công dân. Đồng thời, khắc phục được những bất cập, hạn chế của Luật thăm 2018 nhất là trồng việc xác định trách nhiệm của Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ gần với bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bổ sung điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh và dự liệu điều chỉnh các vấn đề mới sẽ phát sinh trong thực tiễn về quản lý giao thông đường bộ trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công 4,0; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm sự thuận lợi, thông thoáng về thủ tục, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Ủy ban thẩm tra cho rằng, các quy định của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, do nội dung của Dự thảo Luật còn liên quan đến nhiều luật khác như Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ…Do đó, Ủy ban đề nghị cần tiếp tục rà soát để đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là viên.

Về tên gọi, đã số ý kiến Ủy ban cơ bản tán thành với tên gọi là Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Về bố cục, đã số ý kiến của Ủy ban nhất trí với bố cụ của Dự Luật, tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung để đảm bảo tính logic.

Thảo luận tại phiên họp, một số ý kiến của thành viên Ủy ban cho rằng, Dự thảo Luật quy định phân loại các loại đường tương đối tốt, tuy nhiên theo sự phát triển của xã hội, hiện nay còn có các loại đường của khu đô thị riêng biệt, chỉ có dân cư trong khu vực đó được đi. Nhưng đây cũng vẫn là đường giao thông, nếu họ không tuân theo luật thì cũng gây tai nạn giao thông, có thể chết người. Tuy nhiên, trong giải thích từ ngữ của Luật thì chưa thấy giải thích rõ, một số vấn đề liên quan đến loại đường này cũng chưa được quy định cụ thể.

Về việc sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông, giữ phương tiện giao thông, một số ý kiến nhất trí quy định như Dự thảo Luật, tuy nhiên đề nghị cần chú ý đến các vấn đề về cháy nổ do xăng, dầu của xe; hư hại, gây sập cầu; đồng thời, cần cân nhắc việc sử dụng đúng công năng, mục đích của tài sản công.

Về vận tải đường bộ, nhiều ý kiến tán thành với Dự thảo Luật rằng cần quy định chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành, bảo đảm khi hành nghề giao thông vận tải, người điều khiển phương tiện phải đáp ứng được các điều kiện hành nghề, bảo đảm an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị tiếp tục nghiên cứu chỉnh lý cho phù hợp, tránh gầy phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có phương tiện tham gia giao thông và đảm bảo tính khả thi.

Ngoài ra, các ý kiến cũng đề nghị rà soát thêm các nội dung về nguồn tài chính để xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; trung tâm quản lý điều hành giao thông đường bộ; đối tượng trẻ em khi tham gia giao thông; thanh tra giao thông…

Kết luận một số nội dung phiên họp, Thượng tướng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt đánh giá Chính phủ, Bộ chủ quản đã thể tinh thần trách nhiệm cao, đã tiến hành tổng kết, đánh giá kỹ về các nội dung của Dự thảo Luật. Trên cơ sở các ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban đề nghị cơ quan thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật đảm bảo chất lượng và yêu cầu để trình ra Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 10 tới đây./.

Hồ Hương- Minh Thành