HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN VỀ CÁC NỘI DUNG CẦN ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ VÀ LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

18/12/2018

Trong các ngày 17 và 18 tháng 12 năm 2018, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về các nội dung cần được sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đồng chí Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chủ trì Hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của các đại biểu Quốc hội thuộc Ủy ban Pháp luật vàmột số Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương; đại diện một số Bộ, ngành ở Trung ương;đại điện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng,các sở, ngành của tỉnh Lâm Đồng; đại diện Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Phòng Nội vụ của thành phố Đà Lạt và một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Lâm Đồng; đại diện Ủy ban nhân dân một số xã, phường thuộc thành phố Đà Lạt.

Toàn cảnh Hội nghị

Tại Phiên họp thứ 29 (tháng 12/2018), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2019). Việc sửa đổi, bổ sung 02 đạo luật này nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về"Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", Kế hoạch số 07-KH/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, để khắc phục những vướng mắc, bất cập của cácđạo luật này sau thời gian triển khai thực hiện vừa qua. Vì vậy, để có thêm những thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, soạn thảo, thẩm tra dự án Luật này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã phối hợp cùng Bộ Nội vụ - là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật, tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan về các vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

 Đại biểu tham dự Hội nghị phát biểu ý kiến thảo luận.

Tại Hội nghị, sau khi nghe đại diện Bộ Nội vụ trình bày một số nội dung đang được Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các đại biểu dự Hội nghị đã cùng nhau thảo luận, trao đổi rất tâm huyết về nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn thực hiện các quy định của luật hiện hành và các vấn đề bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu hiện nay, trong đó tập trung vàonhững nội dung sau đây:

1- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương như cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;

2- Việc quyết định tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương; tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật; việc phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện,...

3- Vấn đề phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan của chính quyền địa phương các cấp; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương, của HĐND, UBND các cấp. Việc quy định vấn đề phân quyền trong các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các luật chuyên ngành để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

4- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp;cơ cấu tổ chức của UBND; số lượng cấp phó trong các cơ quan của chính quyền địa phương; việc tổ chức các Ban của HĐND và Tổ đại biểu HĐND.

5- Việc sắp xếp các đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của pháp luật.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật hoan nghênh và ghi nhận các ý kiến đóng gópsôi nổi, thẳng thắn, sát với thực tiễn và có tính xây dựng tại Hội nghị. Trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Pháp luật sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ và các cơ quan, tổ chức hữu quantiếp tục tổ chức lấy ý kiến thêm nhiều cơ quan, tổ chức cả ở Trung ương và địa phương để phục vụ cho việc nghiên cứusửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.

Vụ Pháp luật