THÚC ĐẨY THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

06/04/2018

Sáng 6/4, tại Ninh Bình, Văn Phòng Quốc hội phối hợp với Tổ chức Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã WCS - chương trình Việt Nam tổ chức hội thảo: Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và xã hội trong thúc đẩy thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã". Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ chủ trì Hội thảo.

Quang cảnh hội thảo

Luật Lâm nghiệp được QH Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ Tư, ngày 15/11/2017. Theo các đại biểu tham dự Hội thảo, Luật Lâm nghiệp đã có nhiều quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, như quy định trồng, cấy thực vật rừng, gây nuôi phát triển động vật rừng; các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, bảo vệ thực vật rừng, đông vật rừng… Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quôc hội. việc bảo vệ động vật hoang dã là nội dung cấu thành quan trọng trong hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, nhưng đây cũng là lĩnh vực mới, chưa được đề cập đến nhiều trong các hoạt động của các cơ quan của QH. Do đó, cần sự vào cuộc nhiều hơn của các đại biểu Quốc hội.

Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quôc hội chia sẻ: "Lĩnh vực này các đại biểu Quốc hội cũng chưa được tiếp cận thông tin nhiều, chỉ tiếp cận dưới góc độ rừng, chứ bảo vệ động vật hoang dã rất ít và ngay cả trong khối quản lý cũng thế. Quốc hội và các địa biểu Quốc hội cần vào cuộc nhiều hơn để có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức, thay đổi hanh vì toàn xã hội và thực thi hiệu quả pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã."

Đặc biệt các nội dung của luật Lâm nghiệp quy định về động vật hoang dã liên quan đến 1 số quy định trong luật hình sự, theo đó từ ngày 1-1-2018, Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực, trở thành một công cụ pháp lý quan trọng góp phần răn đe, trấn áp tội phạm. Tuy nhiên theo các đại biểu, mặc dù số vụ buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm ở Việt Nam gần đây có giảm, nhưng vấn nạn này vẫn diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi khiến cho cơ quan chức năng khó kiểm soát. Để hạn chế vấn đề này các đại biểu cho rằng cần có sự chung tay của toàn xã hội.

Bà Hoàng Bích Thuỷ, Giám đốc Chương trình bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam cho biết: "Các giải pháp đó là gì,  phải chung tay để thực hiện nó, đưa ra điều tra truy tố và xét xử cho nên việc minh bạch hóa 1 hệ thống các dữ liệu để có thể chia sẻ giữa các cơ quan điều tra nói chung và các cơ quan trực tiếp như cảnh sát điều tra thì điều đó vô cùng quna trọng đảm để bảo tính minh bạch trong điều tra xét xử cũng như về năng lực về các văn bản quy phạm pháp quy ròi thực hành tại các tuyến từ trung ương cũng như địa phương"

Để thực thi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 1.1.2019, một số ý kiến đề nghị, Quốc hội và các đại biểu Quốc hội cần giám sát mức độ đầy đủ, trong đó các văn bản dưới luật phải rõ ràng, thống nhất để bảo vệ động vật hoang dã từ Trung ương đến địa phương theo quy định của pháp luật.

Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng Thư ký Quốc hội cho biết: "Tăng cường giám sát về thực thi pháo luật, các quy định pháp luật kể cả các cam kết của chúng ta cũng khá rõ, khá đầy đủ nhưng cần giám sát thường xuyên hơn về công tác thực thi pháp luật thông qua việc yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước báo cáo, thông quan các hoạt động giải trình đối với các phản ánh từ xã hội, đặc biệt các vai trò của địa biểu Quốc hội."

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu thảo luận về vai trò của các tổ chức xã hội trong thực thi Luật Lâm nghiệp; khuyến nghị về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và xã hội trong thực thi các quy định của Luật Lâm nghiệp về bảo vệ động vật hoang dã. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều đại biểu cho rằng, Bộ sớm xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trồng, cứu hộ và tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên đối với các loài hoang dã thuộc Danh mục được ưu tiên bảo vệ, các loài động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm./.

Diệu Huyền