MỘT SỐ HÌNH ẢNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG (SỬA ĐỔI).

10/08/2018

Chiều ngày 10/8, tiếp tục Chương trình làm việc Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.

Báo cáo một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến lần thứ hai về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Ngay sau kỳ họp, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp cùng Cơ quan trình dự án và các cơ quan hữu quan tích cực nghiên cứu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện một bước dự thảo Luật. 

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên thảo luận:

Toàn cảnh phiên thảo luận

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên thảo luận.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng Dự thảo Luật quy định “Tài sản tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì thuộc sở hữu nhà nước” là chưa hợp lý mà cần có sự phân định rõ ràng của Tòa án thì mới quyết định.  

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa phát biểu tại phiên họp.

 Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy băn khoăn về việc tìm giải pháp xử lý những tài sản không xác định được nguồn gốc.

Phó Viện trưởng Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao đề xuất: “Trường hợp kết luận tài sản tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì cơ quan đơn vị kiểm soát tài sản thu nhập chuyển kết luận xác minh và tài liệu liên quan đề nghị tòa án có thẩm quyền xem xét quyết định thu hồi tài sản.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị cần làm rõ quy định khoản thu nhập như thế nào là hợp lý, ở mức nào là hợp lý; Luật quan tâm đến vấn đề kê khai tăng tài sản, nhưng kê khai giảm để nhằm mục đích tẩu tán tài sản thì dự thảo Luật có quy định không?

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu cho ý kiến về một số vấn đề của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Ủy viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Mai Bộ đề nghị ban soạn thảo tránh nhầm lẫn giữa vụ việc dân sự và vụ án dân sự.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nêu rõ, dự thảo Luật phải xem xét, đánh giá hết các tác động; căn cứ vào các khả năng thực tiễn, căn cứ vào các quy định về quyền tài sản trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật hiện hành về quyền tài sản; kết hợp với thực tiễn văn hóa đời sống của người Việt Nam để đảm bảo tính khả thi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, những quy định của dự thảo Luật phải thật chặt chẽ, đầy đủ căn cứ; không chỉ thực hiện mục tiêu chống tham nhũng mà còn thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển đất nước. 

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái giải trình về quản lý tài sản thu nhập và đăng ký quyền sở hữu tài sản hiện nay.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho rằng cần phải tách rời độc lập cơ quan quản lý kê khai tài sản thì mới đảm bảo tính minh bạch, khả thi.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng, thói quen sử dụng tiền mặt, kể cả những giao dịch lớn và không có hóa đơn chứng từ gây khó cho công tác tường minh tài sản.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải phát biểu cho ý kiến về một số vấn đề của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết luận phiên làm việc.

Trọng Quỳnh - Nghĩa Đức