MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KÊ KHAI TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG (SỬA ĐỔI) SÁNG 13/6/2018

13/06/2018

Sáng 13/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã có phiên thảo luận ở hội trường về Điều 59 của Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), liên quan tới các phương án xử lý tài sản kê khai không trung thực hoặc kê khai tài sản thu nhập tăng thêm.

Một số hình ảnh phiên họp:

Toàn cảnh phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp

Đối với phương án xử lý các tài sản không rõ nguồn gốc, Đại biểu Quốc hội Trịnh Ngọc Thúy, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh, cho rằng chỉ đặt chế tài xử lý vi phạm hành chính và phạt hành chính đối với người có nghĩa vụ kê khai khi có hành vi không khai đầy đủ các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình

Đại biểu Quốc hội Mùa A Vảng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên, cho rằng nộp thuế thu nhập cá nhân như phương án 1 về ĐIều 59 là phù hợp

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hải Phòng, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ nội dung còn mâu thuẫn tại Điều 59

Đại biểu Quốc hội Phạm Hồng Phong, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, không đồng tình với cả hai phương án nêu tại Điều 59

 Đại biểu Quốc hội Tôn Ngọc Hạnh, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, góp ý rằng cần làm rõ khái niệm tài sản không rõ nguồn gốc và nhà nước không chứng minh được trường hợp này là tài sản như thế nào

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, cho rằng cần làm rõ thế nào là không giải trình một cách hợp lý, do việc đánh giá hợp lý hay không hợp lý phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người đánh giá 

Đại biểu Quốc hội Lê Anh Tuấn, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, nêu rằng nếu lựa chọn phương án 1 của Điều 59 thì phải cân nhắc thận trọng trên cơ sở phân biệt giữa tài sản, thu nhập kê khai không trung thực nhưng có nguồn gốc hợp pháp và tài sản, thu nhập tăng thêm mà người kê khai không giải trình được về nguồn gốc tài sản

Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, đề nghị xem xét cụ thể các quy trình trong việc kê khai tài sản cần phải chặt chẽ hơn, tránh tình trạng có những cán bộ, công chức trong các bảng kê khai hàng năm không thay đổi nhưng đều phải làm bản kê khai

Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thu Trang, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, nhận định việc quy định đánh thuế như phương án 1 tại Điều 59 đối với phần tài sản kê khai không trung thực có phần không thuyết phục vì có thể phần tài sản này đã được nộp thuế hoặc không thuộc trường hợp đánh thuế

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Tp. Đà Nẵng, hoàn toàn nhất trí với phương án 2 ĐIều 59, vì nghĩa vụ kê khai tài sản đối với đối tượng phải kê khai tài sản là một trách nhiệm riêng có, xuyên suốt của những người thuộc diện kê khai tài sản

Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra những điểm bất hợp lý đối với phương án 1 của Điều 59

Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, cho rằng phương án 1 hay phương án 2 của ĐIều 59 đều không hợp lý mà cần phải dựa trên các nội hàm của Dự thảo Luật

Các Đại biểu Quốc hội tại buổi thảo luận

Cổng Thông tin Điện tử Quốc hội