ĐOÀN ĐBQH TỈNH QUẢNG NGÃI: XỨNG ĐÁNG LÀ NGƯỜI ĐẠI BIỂU CỦA NHÂN DÂN

11/01/2021

Qua các nhiệm kỳ của Quốc hội, vị thế, vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh nói chung, ĐBQH tỉnh nói riêng đã không ngừng nâng lên. Có được có kết quả đó là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đặc biệt là sự quan tâm của Tỉnh ủy, sự phối hợp chặt chẽ của HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các cơ quan, đơn vị nơi đại biểu công tác và sự động viên, giúp đỡ của cử tri trong tỉnh.

 

Hiệu quả từ Quy chế phối hợp

Trong quá trình hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh, nguyên tắc dân chủ được đảm bảo, nguyên tắc pháp chế được tăng cường. Mối quan hệ giữa Đoàn ĐBQH tỉnh với HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh  và các cấp, ngành trong tỉnh được duy trì thường xuyên, chặt chẽ, thể hiện qua các mặt, như xây dựng chương trình làm việc, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, đóng góp ý kiến vào những vấn đề quan trọng của địa phương; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật...

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hòa Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh) thăm hỏi người dân Quảng Ngãi. 

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hòa Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh) thăm hỏi người dân Quảng Ngãi. Ảnh: T.THUẬNĐặc biệt, từ năm 2017, Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với Đoàn ĐBQH tỉnh (lần thứ 4, kể từ khóa XI) được ký kết để thực hiện các nhiệm vụ của Đoàn ĐBQH trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát; tiếp công dân và xử lý đơn, thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; tiếp xúc cử tri và giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri... đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh.

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Ngọc Dũng cho rằng: Nét nổi bật trong thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đoàn ĐBQH tỉnh với các cơ quan địa phương trong trao đổi, thu thập ý kiến, kiến nghị của tỉnh về cơ chế, chính sách và cơ chế đầu tư phát triển để kịp thời kiến nghị các cơ quan trung ương xem xét, sửa đổi, bổ sung và tháo gỡ khó khăn.

Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam do Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức. 

Điển hình như từ những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện sáp nhập huyện, ĐBQH đã trực tiếp thảo luận đề nghị về các giải pháp, cơ chế, chính sách về sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đề nghị giải quyết tạo điều kiện để người dân tiếp cận dịch vụ y tế xã theo chế độ BHYT đối với các xã sáp nhập và huyện mới sáp nhập như huyện Trà Bồng; hay trực tiếp duy trì chính sách hỗ trợ đầu tư đối với huyện Lý Sơn khi trở thành chính quyền một cấp; trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư cho hạ tầng thủy sản, nhất là hệ thống cảng cá và vũng neo trú tàu thuyền.

Đây là những vấn đề lớn và là nhu cầu cấp thiết đối với tỉnh... Đoàn ĐBQH tỉnh đã có nhiều văn bản gửi trực tiếp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT về tăng cường nguồn lực đầu tư cho huyện Lý Sơn nói chung và Bệnh viên Quân - Dân Y kết hợp Lý Sơn và đã được các cơ quan quan tâm, bố trí kinh phí cho dự án...

“Từ sự phối hợp này, việc trao đổi, nắm bắt thông tin, nhiều vấn đề, kiến nghị của tỉnh được Đoàn ĐBQH tỉnh phản ánh kịp thời đến các cơ quan trung ương và được xem xét, giải quyết thấu đáo, mang lại những kết quả tích cực trong hoàn thiện cơ chế, chính sách và đầu tư phát triển”, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Ngọc Dũng nhấn mạnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri xã Hương Trà (Trà Bồng). 

Những phần quà nghĩa tình

Gần 5 năm qua, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương; chủ động và phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các cơ quan liên quan tiếp nhận và phân bổ hơn 100 tỷ đồng do các nhà hảo tâm ủng hộ, để hỗ trợ an sinh xã hội, như: Hỗ trợ các đối tượng chính sách, hộ nghèo, công nhân, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ nhân dân trong các dịp Tết cổ truyền; khắc phục hậu quả lũ lụt; đóng góp xây dựng, sửa chữa nhà ở, trường học, cơ sở y tế, di dời dân... Những phần quà nghĩa tình ấy đã góp phần chia sẻ khó khăn với địa phương và nhân dân.

Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội nói chung, ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh nói riêng đã để lại một số bài học kinh nghiệm. Đó là, phải phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với yêu cầu của các cơ quan của Quốc hội, yêu cầu thực tiễn và phù hợp với điều kiện công tác của ĐBQH, nhất là các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, nhằm đảm bảo để các đại biểu phát huy năng lực, sở trường, thực hiện nhiệm vụ có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng kịp thời các yêu cầu, mục tiêu đề ra. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự phối hợp với chính quyền, với Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể để nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh và nhiệm vụ của ĐBQH.

Cử tri huyện Nghĩa Hành nêu kiến nghị với Đoàn ĐBQH tỉnh.

Cử tri huyện Nghĩa Hành nêu kiến nghị với Đoàn ĐBQH tỉnh. Ảnh: T.LTừng ĐBQH phải phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó với nhân dân; phản ánh đầy đủ và vận dụng một cách khoa học trong việc chuyển tải các ý kiến của cử tri trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia; gắn bó mật thiết với cử tri, liên hệ thường xuyên với cử tri không chỉ là nhiệm vụ của ĐBQH được pháp luật quy định, mà còn là yêu cầu bức thiết để ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh nắm bắt được thực tiễn, nguyện vọng, ý chí của người dân, qua đó góp phần thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật để pháp luật gắn với thực tiễn và đi vào cuộc sống...

Đoàn ĐBQH tỉnh đã có nhiều kiến nghị gửi đến Quốc hội, Chính phủ về những chính sách hỗ trợ đầu tư đối với huyện Lý Sơn. 

(Theo Báo Quảng Ngãi)