MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC THẨM TRA TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI, DỰ TOÁN VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, MIỀN NÚI

25/09/2018

Tại phiên họp, đại diện các bộ ngành đã báo cáo về việc đánh giá 03 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và báo cáo của Ủy ban Dân tộc về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019...

Ngày 24/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, Thường trực Hội đồng Dân tộc họp phiên mở rộng thẩm tra tình hình kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách và thực hiện chính sách dân tộc, miền núi năm 2016-2018.

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe trình bày báo cáo của Chính phủ về việc đánh giá 03 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và báo cáo của Ủy ban Dân tộc về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội  năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019; kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và dự kiến phân bổ ngân sách trung ương năm 2019.

Cơ bản nhất trí với các nội dung chính trong các báo cáo, các thành viên Hội đồng Dân tộc đánh giá cao sự chuẩn bị tích cực, chu đáo, trách nhiệm, sát vấn đề của Ủy ban Dân tộc, các bộ ngành liên quan cho thấy bức tranh tương đối toàn diện về tình hình dân tộc thiểu số, miền núi thời gian qua. Qua đó, khẳng định chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong suốt thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành, đi vào cuộc sống phát huy kết quả góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào...

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức phiên họp mở rộng

Tham dự phiên họp còn có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, đại diện thường trực các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các Bộ, ngành hữu quan cùng các thành viên Hội đồng Dân tộc.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải trình bày báo cáo của Chính phủ về việc đánh giá 03 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo của Ủy ban Dân tộc về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, hiện nay có khoảng 116 chính sách được thể chế qua 173 văn bản gồm các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Hà Công Tuấn cho rằng cần bãi bỏ chính sách hỗ trợ gỗ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số để dựng nhà mà thay vào đó là những vật liệu thay thế.

Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát biểu tại buổi làm việc.

 

Cơ bản nhất trí với các nội dung chính trong các báo cáo, các thành viên Hội đồng Dân tộc đánh giá cao sự chuẩn bị tích cực, chu đáo, trách nhiệm, sát vấn đề của Ủy ban Dân tộc, các bộ ngành liên quan cho thấy bức tranh tương đối toàn diện về tình hình dân tộc thiểu số, miền núi thời gian qua.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Giàng A Chu khẳng định chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong suốt thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành, đi vào cuộc sống phát huy kết quả góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào.

Đại biểu Tống Thanh Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) cho rằng cho rằng hiện có quá nhiều chính sách, thiếu tính đồng bộ kết nối giữa các chính sách, một số chính sách còn tản mạn nên hiệu quả thực hiện không cao.

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai) cho rằng cần loại bỏ những chính sách hỗ trợ không hiệu quả để tập trung nguồn lực cho những vấn đề thiết thực với đồng bào.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị, trên cơ sở ý kiến góp ý tại phiên họp, các cơ quan hữu quan tiếp thu và hoàn thiện các báo cáo để có đánh giá tổng thể, toàn diện, cung cấp số liệu đầy đủ, có so sánh với các giai đoạn trước để các đại biểu Quốc hội, cử tri thấy được kết quả thực hiện nổi bật cũng như tồn tại, hạn chế. 

Trọng Quỳnh