Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 4f6120a1-0962-90a9-7816-2910fc5f3df3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TÔ VĂN TÁM: CẦN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ XỬ LÝ HÀNH VI KHIẾU NẠI, TỐ CÁO SAI SỰ THẬT

20/02/2020

Theo ĐBQH Tô Văn Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy có 72% khiếu nại sai và 66% tố cáo sai. Luật khiếu nại, Luật tố cáo có quy định trách nhiệm của hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật, nhưng cơ chế xử lý như thế nào thì chưa được xác lập đầy đủ. Bởi vậy việc hoàn thiện cơ chế xử lý hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật là hết sức cần thiết.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước, cũng như dư luận và nhân dân quan tâm. Phải nhìn nhận rằng thời gian qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đạt được khá cao trên 85%, góp phần khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân cũng như lợi ích của nhà nước, của tập thể; kịp thời phát hiện và xử lý thích đáng những hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn kỷ cương, trật tự, củng cố và tạo lòng tin của người dân vào chính quyền, và các cơ quan quản lý nhà nước.

Nhân dân và dư luận đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các cấp trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật, và tổ chức thi hành pháp luật, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý điều hành nói chung, và công tác giải quyết khiếu nại nói riêng. Các chủ thể không chỉ đề xuất Quốc hội ban hành các đạo luật, mà còn kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, với chất lượng được nâng lên, khắc phục tích cực tình trạng nợ đọng văn bản cụ thể hóa luật.

Tính từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2018 Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành 204 văn bản, trong đó có 152 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật, 52 văn bản có hiệu lực trong năm 2019... Nỗ lực này là cơ sở quan trọng cho kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; mặt khác sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, cũng như tinh thần thái độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan từ trung ương, đến địa phương trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn những vấn đề bức xúc nổi cộm, số lượng đơn thư vẫn gia tăng, nhiều khiếu nại, tố cáo vượt cấp, có nơi tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, có nhiều nguyên nhân cho thực trạng này, từ những bất cập của cơ chế chính sách, pháp luật, đến quá trình thực hiện thu hồi đất của người dân chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai minh bạch, sự sa sút đạo đức phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước… Trong đó đáng lưu ý là, chất lượng giải quyết khiếu nại tố cáo tại cơ sở, một số nơi chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa quan tâm đúng mức tới công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, khi phát sinh khiếu nại, tố cáo đã chưa làm hết trách nhiệm của mình, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa tốt, còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, việc tuyên truyền vận động, thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo và công tác hòa giải cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Thực tiễn cho thấy, nếu vụ việc khiếu nại, tố cáo mà được xem xét, giải quyết kịp thời đúng chính sách pháp luật, có lý có tình ngay từ đầu, tại cơ sở thì người dân đồng tình chấp thuận, ngược lại thì vụ việc sẽ trở nên phức tạp, vượt cấp.

ĐBQH Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum)

Chúng ta đang đi vào chiều sâu của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, theo tinh thần kiến tạo hành động, nên hoạt động quản lý điều hành sẽ đụng chạm nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người dân, và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sẽ dẫn đến việc thu hồi đất đai cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa sẽ dẫn tới áp lực thu hồi đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, tác động trực tiếp đến lợi ích và sinh kế của người dân; cùng với sự tha hóa, suy thoái của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, là những vấn đề phát sinh khiếu kiện, do vậy nó sẽ còn diễn biến rất phức tạp.

Để hạn chế tình trạng đó và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần nhìn nhận và chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, không để tồn đọng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thứ hai, hết sức coi trọng sự đối thoại trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; đặc biệt là trong giải quyết khiếu nại, nhất là khiếu nại về đất đai, người dân thường thiếu thông tin, hay cập nhật thông tin không kịp thời, trong điều kiện phức tạp của mạng xã hội hiện nay, thông tin có lúc sai lệch, hoặc là chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật, qua đối thoại sẽ mang lại cho người dân thông tin đầy đủ và chính xác hơn, đồng thời hiểu rõ hơn thái độ, sự thiện chí của các bên sẽ góp phần quan trọng tìm ra giải pháp có tính đồng thuận cao, để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục và khả thi nhất. Đối thoại phải được coi như là một nguyên tắc trong quá trình giải quyết khiếu nại, chứ không chỉ là ở giai đoạn đầu, và phải được tôn trọng thực hiện một cách nghiêm túc và cầu thị, không hình thức. Mặt khác sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã hội, của các cá nhân có uy tín, các cá nhân am hiểu pháp luật như luật sư, luật gia, trợ giúp viên pháp lý, hòa giải viên… là hết sức quan trọng. Các tổ chức cá nhân này sẽ tư vấn cho người khiếu nại, tố cáo về mọi mặt sẽ góp phần quan trọng cho việc gải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là trong khiếu nại, bởi vậy cần hoàn thiện các cơ chế pháp lý cho sự tham gia này, để đảm bảo cho sự tư vấn đúng chính sách pháp luật, loại trừ những hành vi lợi dụng tư vấn để xúi dục kích động khiếu nại, tố cáo.

Thứ ba, thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy có 72% khiếu nại sai và 66% tố cáo sai, vấn đề đặt ra là hệ lụy của khiếu nại, tố cáo sai này như thế nào, lâu nay chưa có đánh giá cụ thể và cũng hầu như chưa xử lý hành vi này. Luật khiếu nại, Luật tố cáo có quy định trách nhiệm của hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật, nhưng cơ chế xử lý như thế nào thì chưa được xác lập đầy đủ, người khiếu nại, tố cáo sai thấy không bị xử lý gì nên nghĩ là mình đúng, đây là một hạn chế bất cập trong thực tiễn thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo; và cũng là một nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo, nhất là khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Bởi vậy việc hoàn thiện cơ chế xử lý hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật là hết sức cần thiết./.

(Theo Trang Thông tin điện tử Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh Kon Tum)