Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ab4b22a1-59f5-90a9-7816-2d29bb3744ec.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM THỊ THU TRANG: CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

24/12/2020

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Phạm Thị Thu Trang – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi đã đóng góp một số ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Thị Thu Trang cơ bản thống nhất với Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và nội dung của dự thảo Luật, đồng thời góp ý kiến về một số vấn đề để hoàn chỉnh dự thảo Luật trước khi thông qua. Đại biểu cho rằng cần quy định giao Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập thực hiện đưa lao động của địa phương đi làm việc ở nước ngoài theo các thỏa thuận quốc tế do Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký với các tỉnh, thành phố của bên nước ngoài và không thu tiền dịch vụ của người lao động. Quy định này luật hóa yêu cầu thực tiễn hợp tác của địa phương, hỗ trợ người lao động của địa phương mình đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo; giải quyết việc làm, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Về quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 6, đại biểu đề nghị xem xét bổ sung các quy định để tăng cường biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, trong đó, quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động và có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và bị quấy rối tình dục trong quá trình thực hiện công việc tại điểm d khoản 1. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền của người lao động, đại biểu Phạm Thị Thu Trang đề nghị xem xét, bổ sung quy định người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc, không được trả lương đầy đủ, đúng thời hạn như thỏa thuận trong hợp đồng lao động, để phù hợp với Điều 37 Bộ luật Lao động.

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi phát biểu từ điểm cầu trực tuyến.

Về nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở Điều 9. Tại khoản 5 dự thảo luật quy định là quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đại biểu Phạm Thị Thu Trang đề nghị bổ sung và chỉnh lý như sau: Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong thời gian đi làm việc ở nước ngoài và sau khi trở về nước để đầy đủ cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi người lao động, sau khi về nước được hưởng các chính sách như hỗ trợ tư vấn và việc làm, khởi nghiệp, tiếp cận các dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội để hòa nhập gia đình và cộng đồng được quy định tại Điều 47.

Về trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị phá sản ở Điều 30, đại biểu Phạm Thị Thu Trang tán thành với quy định trong trường hợp bị phá sản, doanh nghiệp, dịch vụ có thể thỏa thuận với doanh nghiệp, dịch vụ khác có giấy phép để lập phương án chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực tại điểm a khoản 3. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, đại biểu đề nghị bổ sung nguyên tắc: việc chuyển giao không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.

Về điều kiện đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Điều 43, đại biểu Phạm Thị Thu Trang thống nhất tại khoản 3 chọn phương án 1. Ngoài ra, tại khoản 2 ngoài quy định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thực hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm. Đại biểu đề nghị xem xét, bổ sung quy định là đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải bảo đảm điều kiện có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ, định hướng cho người lao động để bảo đảm năng lực thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Về hợp đồng lao động theo hình thức trực tiếp giao kết tại Điều 53, đại biểu Phạm Thị Thu Trang đề nghị bổ sung một khoản quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức cá nhân trực tiếp giao kết hợp đồng lao động và hướng dẫn các yêu cầu tối thiểu để làm cơ sở cho các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng lao động, nhằm giúp người lao động có thông tin liên quan, giảm thiểu rủi ro trong thỏa thuận, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình.

Hồ Hương