Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 535f20a1-b9a5-90a9-7816-266be6a96e57.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH TỰ ỨNG CỬ

23/11/2020

Quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là một rong những quyền cơ bản của công dân, được quy định trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013. Theo đó, Hiến pháp quy định công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

 

Quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND là một trong những quyền cơ bản của công dân

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản pháp luật khác đã quy định cụ thể về việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân. Đặc biệt là pháp luật quy định khá cụ thể về quyền tự ứng cử của công dân làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền chính trị của mình, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ông Đặng Đình Luyến, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng quyền tự ứng cử của công dân ở mỗi thời kỳ lại có những quy định khác nhau. Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/10/1945 quy định “Người ứng cử được tự do ứng cử nơi mình chọn lấy...”; tiếp đó tại Điều 24 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1959 quy định “Ở mỗi đơn vị bầu cử, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân có thể riêng biệt hoặc liên hiệp với nhau mà giới thiệu người ra ứng cử. Cá nhân cso quyền tự ra ứng cử”. Điều 25 của Pháp lệnh Bầu cử đâị biểu Hội đồng nhân dân năm 1961 quy định: “Mỗi khi có cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân có thể riêng biệt hoặc liên hiệp giới thiệu người ra ứng cử. Cá nhân có quyền tự ra ứng cử...”.

Tiếp theo những năm sau đó, pháp luật về bầu cử không quy định rõ quyền tự do ứng cử của công dân, như Điều 6 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980 quy định: “... ở mỗi đơn vị bầu cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kết hợp việc tham khảo ý kiến của tập thể nhân dân lao động ở cơ sở với việc hiệp thương với các chính đảng, các đoàn thể nhân dân để giới thiệu danh sách những người ứng cử...”. Điều 6 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 1989 quy định: “... quyền giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc về các tổ chức xã hội, các tập thể cử tri ở cơ sở, các đơn vị quân đội nhân dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương có trách nhiệm tổ chức hội nghị hiệp thương để giới thiệu danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân...”. Tuy nhiên, từ năm 1992 đến nay, các Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã tiếp tục quy định rõ quyền tự ứng cử của công dân làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Ông Đặng Đình Luyến, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 

Theo ông Đặng Đình Luyến, Hiến pháp và pháp luật hiện hành đã quy định khá cụ thể quyền ứng cử của công dân làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nói chung và quyền tự ứng cử của công dân làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng. Đồng thời, quy định rõ trình tự, thủ tục hiệp thương giới thiệu những người ứng cử, tổ chức việc bầu cử nhằm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự ứng cử của mình.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp và pháp luật, trong những năm qua công dân đã thực hiện quyền tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; trong quá trình thực hiện đã được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và nhân dân tạo điều kiện thuận lợi, không hạn chế đối với bất kỳ một công dân nào, không có sự phân biệt đối xử về giới tính, trình độ, tài sản, tôn giáo, dân tộc,...

Ngay từ khi Nhà nước ta mới giành được độc lập, chế định tự ứng cử vào Quốc hội khóa I đã được thực hiện trên thực tế. Trong quá trình vận động bầu cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Tổng tuyển cử là một dịp để cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có đức, có tài ra gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân đều có quyền bầu cử”.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã có nhiều công dân làm hồ sơ đăng ký tự ứng cử đại biểu Quốc hội và đã có người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I. Trong những năm tiếp theo, khi Nhà nước ta tổ chức các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì mỗi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đã có tới hàng chục người làm hồ sơ đăng ký tự ứng cử đại biểu Quốc hội và mỗi cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì có hàng trăm người làm hồ sơ đăng ký tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong số những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân tthì đã có những người trúng cử đại biểu. 

Để tiếp tục hoàn thiện chế định tự ứng cử, ông Đặng Đình Luyến cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân hiện hành để quy định cụ thể hơn về chế định tự ứng cử, như quyền tự ứng cử, trình tự, thủ tục tự ứng cử; việc hiệp thương giới thiệu người ứng cử, vận động bầu cử nhằm bảo đảm dân chủ, bình đẳng giữa các ứng cử viên; đồng thời quy định cụ thể hơn về các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân và các vấn đề khác có liên quan. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần có chính sách động viên, khuyến khích và phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để công dân tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Ông Đặng Đình Luyến nhấn mạnh, cần tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 là tất cả công dân có đủ điều kiện về độ tuổi, tiêu chuẩn đều có quyền tự ứng cử, không phân biệt công dân đó ở trong nước hay đang ở nước ngoài. Luật Bầu cử năm 2015 chưa quy định cụ thể, đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử nhất là tự ứng cử của công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài. Do đó, cần có cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm mọi công dân có thể thực hiện quyền tự ứng cử của mình làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn./.

Lê Anh