Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e2af19a1-9907-90a9-7816-2f91bff544e5.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ VĂN SỸ CHẤT VẤN BỘ NỘI VỤ VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THỰC HIÊN TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ CÔNG LẬP CÒN NHIỀU BẤT CẬP

05/10/2020

Sau khi tự chủ, nhiều bệnh viện đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ những bất cập, nhất là hành lang pháp lý về cơ chế tự chủ bệnh viện công lập còn chưa đầy đủ, khiến tự chủ ở nhiều nơi chỉ mang tính hình thức. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, đại biểu Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cho việc thực hiện tự chủ của các đơn vị y tế công lập còn nhiều bất cập.

Thực hiện tự chủ bệnh viện: Những vấn đề phát sinh

100% bệnh viện công thực hiện cơ chế tự chủ ở các mức khác nhau, trong đó 0,4% bệnh viện tự chủ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, 27% bệnh viện tự chủ chi thường xuyên, 68% đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên và chỉ còn 4,6% bệnh viện thuộc nhóm Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Đặc biệt, năm 2019, Chính phủ thực hiện tự chủ thí điểm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện đối với các bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện K. Nhiều bệnh viện đã chuyển từ tư duy “phục vụ” sang “cung ứng dịch vụ”.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu bước đầu, tuy nhiên nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện tự chủ thiếu thống nhất, không đồng bộ, làm cho nhiều bệnh viện công đang lúng túng trong cách hiểu, cách vận dụng tự chủ bệnh viện, dẫn đến các cơ sở khám chữa bệnh lúng túng và gặp nhiều khó khăn.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện hạng I, với quy mô 1200 giường bệnh. Đến nay Bệnh viện có tổng số 1100 viên chức, người lao động, được phân bố ở 43 Khoa, Phòng, Trung tâm. Với gần 500 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học ở các chuyên ngành khác nhau có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho gần 4 triệu dân trong tỉnh, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân nước bạn Lào.

Ông Hoàng Hữu Trường, Phó Giám đốc Bệnh  viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, cho biết kể từ khi được giao thực hiện tự chủ nhưng với những văn bản hiện hành, nhiều bệnh viện công đang lúng túng trong cách hiểu, cách vận dụng tự chủ bệnh viện, dẫn tới sự thiếu thống nhất, đồng bộ. Mặc dù chủ trương giao các bệnh viện tiến hành tự chủ về nhân lực, nhưng lại áp định mức giảm biên chế; giao tự chủ về tài chính nhưng việc mua sắm trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh vẫn phải chờ phê duyệt qua nhiều cấp, nhiều ngành, tốn nhiều thời gian. Không chỉ có vậy, những bất cập trong công tác khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, giao dự toán chi phí khám chữa bệnh chưa sát thực tế, thiếu căn cứ; công tác giám định bảo hiểm y tế còn qua nhiều khâu, nhiều tầng, nhiều thủ tục; cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế thiếu thống nhất dẫn đến các cơ sở khám chữa bệnh lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa chỉ là ví dụ điển hình cho rất nhiều bệnh viện công lập trên toàn quốc hiện đang gặp khó trong công tác tự chủ vì vướng các cơ chế, chính sách hiện hành.

 Ông Hoàng Hữu Trường, Phó Giám đốc Bệnh  viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Tại phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập thời gian qua, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng hành lang pháp lý về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công hiện chưa đầy đủ; thiếu quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, liên doanh, liên kết, về việc sử dụng thiết bị y tế kỹ thuật cao tại các cơ sở y tế công lập. Nhiều bệnh viện được giao tự chủ song chưa tự chủ “thực chất” do còn nhiều ràng buộc liên quan đến bộ máy, con người, bố trí nhân sự và biên chế.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu phân tích bất cập từ cơ chế tự chủ đó là tình trạng lạm dụng chỉ định dịch vụ, kéo dài thời gian nằm điều trị, kê đơn, sử dụng thuốc biệt dược quá mức cần thiết, kê đơn thêm thực phẩm chức năng... với mục đích tăng nguồn thu cho bệnh viện làm ảnh hưởng quyền lợi của người bệnh, tăng chi phí khám bệnh, chữa bệnh không cần thiết cho người dân và gây mất cân đối Quỹ bảo hiểm y tế. Những bất cập này đã tồn tại trong một thời gian dài nhưng đến nay, vẫn chưa có một tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ để làm cơ sở cho các bệnh viện áp dụng.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, Bộ Tài chính đến nay chưa ban hành được tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ làm cơ sở áp dụng mức giá cho phù hợp với chất lượng, từ đó dẫn đến chất lượng dịch vụ giữa các cơ sở y tế khác nhau, tạo ra sự không công bằng trong thanh toán và chi phí khám chữa bệnh của người dân. Khi nào Bộ Tài chính ban hành tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, làm cơ sở áp dụng mức giá cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi của người bệnh.

Không chỉ có vậy, đối với việc thực hiện tự chủ tại các bệnh viện công cấp tỉnh, theo quy định hiện nay, việc quyết định mức giá, thời điểm áp dụng giá khám chữa bệnh không thanh toán từ quỹ Bảo hiểm y tế phải căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Việc ban hành nghị quyết, và quyết định lại phải phải có quy trình, thời gian thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi Luật Giá quy định phải kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố cấu thành giá thay đổi. Chính việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế còn chậm dẫn đến nhiều bệnh viện phải có 2 bảng giá: Giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh cho đối tượng không có bảo hiểm y tế.

Ông Nguyễn Tiến Quyết, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cơ chế chính sách sở dĩ chúng ta có những bất cập là do cơ chế của chúng ta còn chung chung, muốn ai hiểu thế nào cũng được chính vì thế nên tôi đề nghị phải có một cơ chế cũng như quy định rất chi tiết, rạch ròi từng tý một đối với các bệnh viện mà thực hiện tự chủ.

Ông Nguyễn Tiến Quyết, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam

Cần phải khẳng định rằng, Tự chủ các bệnh viện công lập là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị công lập với nhau, tạo động lực để sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân, không ỉ lại trông chờ vào ngân sách. Tuy nhiên, để tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất cơ chế tự chủ, cần phải có những giải pháp hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương. Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần sớm hoàn thiện và ban hành đồng bộ, cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; cụ thể hóa về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, giá dịch vụ y tế và những chính sách liên quan áp dụng cho ngành y tế phải khác biệt so với các ngành kinh tế khác, thể hiện được tính toàn diện và những mục tiêu mang tính nhân văn của lĩnh vực y tế; quy định rõ thẩm quyền được phép giao quyền tự chủ cho các đơn vị y tế công lập.  

Việc tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ đối với các bệnh viện công là tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng cải cách tài chính công, với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tự chủ bệnh viện công sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh giữa các cơ sở y tế. nâng cao tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các bệnh viện công lập. Thế nhưng hiện vẫn còn thiếu nhiều chính sách để “quản” tự chủ, đang ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người bệnh cũng như thất thoát quỹ bảo hiểm y tế.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn

Ngày 23/12/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã có văn bản số 6113 trả lời chất vấn của đại biểu Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập đã quy định các nguyên tắc, nội dung cơ bản của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính, trong đó có phân biệt mức độ tự chủ theo 04 nhóm đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương xác định danh mục sự nghiệp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước của ngành, của lĩnh vực trình Thủ tướng Chính phủ quy định; giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định danh mục sự nghiệp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Giao các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trình Chính phủ Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực (trong đó có ngành y tế). Tuy nhiên, cho đến nay các nhiệm vụ Chính phủ giao cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành, hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để thực hiện tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý vẫn chưa được thực hiện đầy đủ đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị công lập.

Từ thực trạng nêu trên và căn cứ chủ trương của Đảng cũng như các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế các Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và Nghị định số 44/2012/NĐ-CP quy định về việc tổ chức, thành lập, vị trí việc làm , giải thể đơn vị công lập. Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành các Nghị định mới, các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại

Có thể thấy, trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, nhưng nguồn lực nhà nước còn hạn chế, việc tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với bệnh viện công là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội. Nhưng để chủ trương này thực sự hiệu quả; các chính sách, pháp luật cũng như vai trò chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan liên quan cần thay đổi như thế nào để tháo gỡ kịp thời những tồn tại vướng mắc mà các bệnh viện đang gặp phải? Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của đại biểu Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này:

Đại biểu Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa

Phóng viên: Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, đại biểu đã có phiếu chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện tự chủ của các đơn vị y tế công lập còn nhiều bất cập. Vậy, xuất phát từ thực tế nào Đại biểu lại chất vấn Bộ trưởng về vấn đề nêu trên?

Đại biểu Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh HóaVai trò của Bộ Nội vụ là hết sức lớn về vấn đề tổ chức bộ máy, nhân sự, biên chế và các lĩnh vực khác có liên quan để giúp cho các đơn vị thực hiện tự chủ được hiệu quả hơn. Chính vì vậy, tôi có chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vai trò của Bộ trong vấn đề tham mưu cho Chính phủ ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mang tính đồng bộ thống nhất để thực hiện tự chủ bệnh viện công trong cả nước.

Phóng viên: Ngày 07/12/2019, Bộ Nội vụ đã có văn bản trả lời chất vấn. Đại biểu có đồng tình với nội dung trả lời tại văn bản?

ĐB Lê Văn Sỹ – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời rất đúng, rất trúng và rất trọng tâm nội dung mà tôi và cử tri quan tâm về lĩnh vực này. Không những vậy, sau khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng còn chỉ đạo các đơn vị, bộ phận liên quan phối hợp với các cơ quan hữu quan đã chỉ đạo và thực hiện các nội dung mà Bộ trưởng đã cam kết trong phần trả lời chất vấn của mình.

Phóng viên: Là người có nhiều năm công tác trong ngành y tế, xin Đại biểu cho biết, đâu là khó khăn thách thức lớn nhất khi áp dụng cơ chế tự chủ với các bệnh viện công lập hiện nay?

Đại biểu Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Về vấn đề này, tôi nghĩ rằng khi thực hiện cơ chế tự chủ ở các đơn vị y tế công lập thì khó khăn rất nhiều. Tuy nhiên, một số khó khăn mang tính căn cơ, khó khăn lớn như: Thứ nhất, vấn đề tự chủ thực hiện nhiệm vụ thì theo pháp luật chuyên ngành; tự chủ về tổ chức bộ máy thì hiện nay các văn bản hướng dẫn để cho các bệnh viện thực hiện tự chủ bộ máy đang còn khoảng cách và chưa thống nhất giữa trung ương với địa phương.

Thứ hai là về nhân sự, những vấn đề liên quan để mà đào tạo nguồn nhân lực theo cơ chế tự chủ hay trả lương theo vị trí việc làm và những nội dung khác có liên quan để làm sao thúc đẩy quá trình tự chủ được tốt hơn thì cũng chưa có nhiều văn bản hướng dẫn ban hành sát sao để thực hiện cho hiệu quả. Thứ ba, về các hoạt động để nâng cao hiệu quả trong vấn đề quản lý đơn vị y tế công lập cũng như là hạch toán về kinh tế y tế thì vẫn còn những điểm vướng như là: việc phân cấp ủy quyền để cho các cơ sở y tế công lập tự chủ động để mang tính năng động sáng tạo để thực hiện một số nhiệm vụ mà không phải rườm rà, trình lên nhiều cấp nhiều bậc ảnh hưởng đến tiến độ cũng như là hiệu quả công việc.

Bên cạnh đó, những vấn đề phân cấp ủy quyền còn dè dặt sẽ rất khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như là tổ chức các hoạt động mua sắm, cung ứng thuốc vật tư y tế, hoạt động đấu thầu rất là phức tạp. Một vấn đề nữa là trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với người dân không tham gia bảo hiểm y tế và người dân tham gia bảo hiểm y tế thì giá dịch vụ hiện nay vẫn chưa tính đúng tính đủ và những cơ chế hướng dẫn về thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu, đáp ứng yêu cầu xã hội hay là nói chung là các hoạt động về xã hội hóa còn rất là hạn chế và thiếu các quy phạm pháp luật để cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện một cách hiệu quả và tốt hơn.   

Phóng viên: Mặc dù được giao thực hiện tự chủ nhưng với những văn bản hiện hành, nhiều bệnh viện công đang lúng túng trong cách hiểu, cách vận dụng tự chủ bệnh viện, dẫn tới sự thiếu thống nhất, đồng bộ. Thậm chí. nhiều ý kiến cho rằng, các cơ chế liên quan vẫn còn nhiều ràng buộc thì khác nào nhà nước giao tự chủ nhưng không cho tự chủ". Quan điểm của Đại biểu như thế nào về vấn đề này?

Đại biểu Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Để giải quyết những vấn đề vướng mắc, tồn tại hay những rào cản, ràng buộc cho tự chủ nhưng mà không được tự chủ thì tôi nghĩ rằng giải được bài toán này thì các Bộ, ngành, các cơ quan hữu quan liên quan cần phải tham mưu cho Chính phủ để tăng cường phân cấp ủy quyền và giao tự chủ thực sự cho các đơn vị sự nghiệp công trong đó có các đơn vị sự nghiệp công lập để thực sự các đơn vị phát huy quyền tự chủ, năng động sáng tạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng như hoạt động tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực và hoạt đông quản lý tài chính tốt hơn thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Bên cạnh dó, cũng phải tăng cường các biện pháp để kiểm tra giám sát và kiểm soát về mặt quyền lực để cho các đơn vị tự chủ nhất là đơn vị tự chủ nhóm 1 tự chủ hoàn toàn hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, hành lang pháp lý cũng như là thẩm quyền được phân cấp.

Phóng viên: Tự chủ bệnh viện công lập có ba vấn đề chính, đó là:  Tài chính; nhân lực - cán bộ và cơ chế vận hành cần sự phối hợp của nhiều bộ, ngành có liên quan. Theo đại biểu, thì đâu là giải pháp căn cơ để tháo gỡ những nút thắt khiến việc thực hiện tự chủ bệnh viện công lập đạt được kết quả như kỳ vọng ?

Đại biểu Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Có thể nói 4 vấn đề này liên quan đến rất nhiều Bộ, ngành và các cơ quan hữu quan đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ chuyên ngành, Bộ Nội vụ. Ở đây, vai trò của Bộ Nội vụ là trong vấn đề hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện về tổ chức bộ máy về nhân sự. Thế thì vấn đề tổ chức bộ máy và nhân sự phải làm sao đó để các đơn vị có quyền quyết định vấn đề sắp xếp bộ máy cho tinh gọn, hiệu quả; tự chủ về số lượng người làm việc; thu hút nhân tài, sắp xếp bộ máy quản lý; chế độ chính sách theo vị trí việc làm;... Vì vậy, vai trò của Bộ Nội vụ là rất quan trọng; các nội dung chi tiết thì tôi nghĩ là Bộ Nội vụ cần phải chỉ đạo các cơ quan tham mưu cũng như phối hợp với các cơ quan hữu quan để ban hành hướng dẫn phù hợp nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương thống nhất từ trung ương đến địa phương để các đơn vị cùng thực hiện trong một môi trường  giống nhau thì hiệu quả đạt được sẽ tốt nhất.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Mục tiêu của việc tự chủ các bệnh viện là nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực của bệnh viên; nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân; duy trì và phát triển các trung tâm kỹ thuật cao, phục vụ không chỉ cho người Việt Nam mà cả người nước ngoài. Bên cạnh đó, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, đối tượng chính sách, nhất là bệnh nhân nghèo, bệnh nhân thuộc diện khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng với chi phí hợp lý. Qua ý kiến của đại biểu Lê Văn Sỹ có thể thấy, để tháo gỡ những nút thắt trong thực hiện cơ chế tự chủ bệnh viện công, ngành y tế cần phân loại, tháo gỡ từng vướng mắc cụ thể đối với từng nhóm, hạng bệnh viện khác nhau; đồng thời phối hợp với các bộ ngành liên quan như tài chính, nội vụ, kế hoạch đầu tư, bảo hiểm xã hội để ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện tự chủ. Có như vậy thì chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đó là tự chủ các bệnh viên công lập mới có thể đạt kết quả cao như kỳ vọng./.

Lê Anh - Trần Tiến