Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f6b819a1-c997-90a9-5115-ac5c356239d4.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH CAO THỊ XUÂN GÓP Ý VỀ DỰ ÁN LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM

25/09/2020

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Biên phòng Việt Nam tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng việc xây dựng Luật Biên phòng trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa rất đặc biệt, quan trọng và cần thiết đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới trong tình hình mới.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ 06 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn và Đồng Tháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng dự án Luật Biên phòng lần đầu Bộ Quốc phòng trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến nên còn nhiều nội dung mà các đại biểu Quốc hội quan tâm và tham gia.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa

Về sự cần thiết phải ban hành luật, đại biểu bày tỏ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Biên phòng Việt Nam và làm rõ, việc ban hành luật nhằm thể chế hóa cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng mà chủ yếu là Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Hai là, cần thiết ban hành Luật với lý do cần phải được tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thể chế hóa chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và đảm bảo thống nhất với Hiến pháp và các bạn văn bản pháp luật khác có liên quan. Ba là, hiện nay quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng đang được quy định rất nhiều luật khác nhau dẫn đến tình trạng cũng khó theo dõi và khó thống nhất. Ví dụ như là nhiệm vụ của Biên phòng đã được quy định cả Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh biên giới rồi, Luật Quốc phòng ... Đại biểu nhấn mạnh việc xây dựng Luật Biên phòng trong điều kiện hiện nay như Chính phủ trình có ý nghĩa rất đặc biệt, quan trọng và cần thiết đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới trong tình hình mới.

Cho ý kiến về tính hợp pháp và sự phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và đảm bảo tính thống nhất theo pháp luật, đại biểu Cao Thị Xuân đề nghị Ban soạn thảo là phải rà soát kỹ các luật liên quan để tránh chồng chéo, tránh trùng lắp, đặc biệt là giữa Pháp lệnh Biên phòng và Luật biên giới quốc gia dây quốc gia.

Về vị trí chức năng ở nhiệm vụ biên phòng được quy định tại Điều 5 và nhiệm vụ Bộ đội Biên phòng quy định tại Điều 14, theo đại biểu đại biểu nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng rất là quan trọng và đây chính là một trong 3 chính sách để xây dựng luật. Theo đó yếu tố quyết định của luật này chủ yếu có 3 chính sách để xây dựng luật. Một là xác định rõ được cái nhiệm vụ của biên phòng mà ở Pháp lệnh phòng không không quyết định được. Hai là trong luật này là luật hóa được những quy định về hình thức quản lý, bảo vệ biên giới của Bộ đội biên phòng. Ba là là chuẩn hóa quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo là cần phải đánh giá 3 nhóm chính sách này kỹ hơn, đồng thời phải lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động của luật này rộng rãi hơn thì để xây dựng, hoàn thiện dự thảo luật.

Về nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng được quy định tại Điều 14, đại biểu cho rằng dự thảo Luật phải được quy định đầy đủ hơn, toàn diện hơn, phát triển hơn và đặc biệt là việc khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng hiện nay và bảo đảm cho Bộ đội Biên phòng có hành lang pháp lý thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Về một số nội dung khác, đại biểu nêu rõ, ở phần phạm vi điều chỉnh luật này quy định về chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, lực lượng phối hợp và hợp tác quốc tế, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng. Tuy nhiên, khi đối chiếu với khái niệm biên phòng thì biên phòng lại là tổng thể các biện pháp. Đại biểu phân tích phạm vi điều chỉnh phải là điều chỉnh các quy định là quy định về các nhóm biện pháp chứ không phải là về chính sách. Theo nguyên tác đó thì cần nghiên cứu kỹ giữa Điều 1 và khoản 1 và những từ ngữ có sự bất cập. Nếu quy định biên phòng là tổng thể các biện pháp mà phạm vi điều chỉnh lại chỉ quy định về chính sách, nguyên tắc thì hơi bất cập.

Trong phần giải thích từ ngữ, đại biểu đề nghị là giải thích thêm về “thế trận biên phòng toàn dân” được nhắc đến rất nhiều trong dự thảo; về nhiệm vụ của biên phòng đề nghị quy định nhiệm vụ biên phòng tổ chức thực thi pháp luật về biên giới quốc gia là chưa đủ mà nhiệm vụ à về tổ chức thực thi pháp luật về quản lý bảo vệ biên giới quốc gia mới bảo đảm đúng với Nghị quyết 33. Đề nghị rà soát quy định biên phòng sẽ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khối đại đoàn kết,về sắp xếp dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng để làm sao nó phù hợp với Luật Quy hoạch của Luật Đầu tư công./.

Bảo Yến