Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 154d22a1-49c3-90a9-7816-20af2b757568.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng – tỉnh Cà Mau: Phải có chiến lược đầy đủ để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển

13/11/2017

Trong phiên thảo luận tại Hội trường sáng 9/11 về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng- tỉnh Cà Mau cho rằng, cần phải có chiến lược đầy đủ để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển.

Qua nghiên cứu Báo cáo của Chính phủ về thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Báo cáo đã đánh giá khái quát kết quả đạt được và nhiều mục tiêu đã đạt được. Về báo cáo đầy đủ, trong Báo cáo số 454 có những điểm đại biểu thật sự thấy xót xa. Ví dụ, tại trang 2 trong báo cáo đầy đủ đã nêu: "Một số bộ, ngành cũng đã chủ động xây dựng chính sách hỗ trợ cho phụ nữ, như Bộ Giao thông vận tải có chính sách hỗ trợ đầy đủ cho phụ nữ nghiên cứu sinh, Bộ Xây dựng thực hiện chính sách về nhà ở, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho lao động nữ, làm việc tại khu công nghiệp tập trung". Tại trang 3 phần công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bình đẳng giới có nêu: "Định hướng cho các cơ quan thông tấn báo chí, phóng viên đầy đủ về các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới", nhưng phần chú thích được có 2 địa phương, đó là  Thành phố Hố Chí Minh và Vĩnh Long.

Kết quả hoạt động sau khi nghiên cứu, đại biểu xem trên các trang mạng chính thống rất nhiều các cơ quan, ban, ngành người ta tập trung rất nhiều, nhiều tỉnh từ khi hoạt động và hiện nay, người ta nhân rộng lên, duy trì những hoạt động tốt. Rất nhiều tỉnh tập trung hỗ trợ cho nữ về đi học đại học, chọn nữ đi học cao học, khi học xong về, thậm chí có tỉnh nếu như nữ học về địa phương, về tỉnh còn được hỗ trợ cho nhà ở. Nếu tập hợp, tổng hợp đưa như thế này thì thấy toàn quốc chỉ có 2 bộ quan tâm, có 2 tỉnh quan tâm.

Ví dụ, Quốc hội từ đầu khóa đến giờ ban hành 15 dự án luật thì có 10 luật đã lồng ghép được bình đẳng giới. Từ đó cho thấy sự quan tâm của toàn bộ hệ thống chính trị về vấn đề này. Quốc hội khóa XII có 16/67 luật, Quốc hội khóa XIII có 42/105 luật đã lồng ghép bình đẳng giới. Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu làm thế nào đưa và phần phụ lục điển hình các tỉnh làm tốt để chúng ta nhân rộng lên. Bởi vì, đã ít thì chúng ta nhân rộng lên để chỉ đạo trong thời gian tới.

Phần hạn chế trong báo cáo tại trang 9 có đánh giá thực trạng về quốc gia về bình đẳng giới nhiều chỉ tiêu không đạt. Ví dụ, chỉ tiêu nữ tham gia cấp ủy, chỉ tiêu nữ trong tham gia ứng cử, bầu cử. Như đồng chí Bộ trưởng đã nêu có điển hình một số kết quả như vậy.

Chúng ta phấn đấu đến năm 2020 cán bộ nữ chủ chốt đạt 95% trong tỷ lệ cán bộ chủ chốt. Nhưng đến thời điểm này có 12/30 bộ, ban, ngành Trung ương mà mới có đạt chỉ tiêu thế này. Chúng ta rất tiếc thành viên Chính phủ hiện nay chỉ có duy nhất 1 nữ. Đại biểu thấy cũng cần quan tâm chuẩn bị nguồn thế nào. 16/63 tỉnh, thành trong cán bộ chủ chốt có nữ. Những mặt chưa đạt, đại biểu đề nghị nên điển hình nơi nào, địa phương nào cho rõ, có như thế thì mới có thể tập trung chỉ đạo thực hiện để đạt yêu cầu.

Đại biểu khẳng định, vai trò của phụ nữ nghĩ không ai chối cãi. Đại biểu trích Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị nêu: "Phải chăm lo cán bộ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm về quyền lợi hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò về con người, người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người", bởi họ không chỉ là người xây dựng mái ấm gia đình mà còn là cùng nam giới để thực hiện chăm lo việc đất nước và phát triển làm giàu cho đất nước. Theo đại biểu, ai cũng ghi nhận và hàng năm ghi danh rất nhiều nữ doanh nhân, hàng năm Hội liên hiệp phụ nữ cũng đã thực hiện rất nhiều cuộc vinh danh, ít nhất mỗi năm nếu tiêu biểu trong toàn quốc cũng ghi danh có địa chỉ rõ ràng cho từng phụ nữ mà khi đạt vinh danh này. Nhiều tổ chức hệ thống chính trị trong hoạt động của mình cũng thực hiện vấn đề đó. Từ những kết quả trong báo cáo, đại biểu đề nghị tập trung mấy giải pháp như sau:

Thứ nhất, phải có chiến lược đầy đủ để đáp ứng, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển và có chiến lược lâu dài để đào tạo nâng cao trình độ.

Thứ hai, trong quy hoạch đào tạo, tạo cơ hội để đề bạt, cân nhắc, xem xét đối với nữ trong đào tạo quy hoạch không nên tính đến độ tuổi, như vậy người ta mới có cơ hội để làm cán bộ chủ chốt ở tuổi đó mới bằng với nam được.

Thứ ba, nếu vẫn giữ độ tuổi nữ nghỉ hưu chênh lệch với nam 5 tuổi, đại biểu đề nghị cách tính lương, cách tính nâng quân hàm phải làm thế nào để khi nghỉ hưu bằng với nam. Ví dụ, nam chuyên viên chính 3 năm lên lương một lần, 3 năm lên cấp hàm một lần đối với sỹ quan, nên chăng chỉ cần 2 năm rưỡi. Như vậy, tới tuổi nghỉ hưu người ta mới hưởng bằng nam giới được. Việc này chúng ta cũng nên tính để đảm bảo tuổi thọ, sống mới mạnh khỏe và đảm bảo cho xã hội chăm lo. Cần phải đặc biệt quan tâm đến độ tuổi nữ và trẻ em, nhất là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là nữ lớn tuổi đơn thân. Đại biểu cho rằng, cần phải xây dựng những mái ấm tình thương, v.v... việc này các phong trào đã làm và cần làm tốt hơn.

Trong đánh giá luật, tới đây sửa đổi Luật lao động, đại biểu đề nghị nên lấy ý kiến đối với nữ để xem tuổi thế nào là hợp lý. Việc này phải lấy đối tượng cụ thể chịu tác động.

Đặng Mai

Các bài viết khác