Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 5c5820a1-8987-90a9-5115-aad8cbf1bb5a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Lê Thị Thu Hồng – tỉnh Bắc Giang: Đề nghị nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử vào giải pháp nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

12/06/2017

Ngày 09/6, Quốc hội dành một ngày làm việc thảo luận tại Hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tê – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017. Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Lê Thị Thu Hồng – tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc xây dựng Chính phủ điện tử trong thời điểm hiện nay là nút thắt có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý, điều hành của cấp chính quyền các cấp, do đó tác động đến kết quả tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội ở tầm vĩ mô.

Theo đại biểu Lê Thị Thu Hồng, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là một thực tế đang và sẽ diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, chính trị toàn cầu. Cùng với sự phát triển của xã hội điện tử, tự động hóa, Internet vạn vật thì Chính phủ điện tử ngày càng được khẳng định trong lĩnh vực quản lý, quản trị quốc gia.

Chương trình Chính phủ điện tử được khởi xướng và triển khai từ năm 1996 với tên gọi ban đầu là "tin học hóa các hoạt động cơ quan nhà nước". Đến năm 2015 được đổi thành "xây dựng Chính phủ điện tử". Trong hơn 20 năm qua, chương trình đã đạt được những kết quả khả quan, tích cực. Tuy nhiên, nếu so với trình độ của thế giới hay khu vực, so với tiềm năng và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn thì Chính phủ điện tử của Việt Nam chỉ đứng thứ 89/193 quốc gia trên thế giới về chỉ số Chính phủ điện tử.

Đại biểu Lê Thị Thu Hồng - tỉnh Bắc Giang phát biểu tại Hội trường      Ảnh: Đình Nam

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và sự kết nối liên thông là khâu yếu nhất

Đại biểu Lê Thị Thu Hồng cho biết thực tế xây dựng Chính phủ điện tử hay ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước hiện nay đang mạnh ngành nào thì ngành đó làm, mạnh địa phương nào thì địa phương đó làm. Phần "xác" hữu hình là mua sắm máy móc, thiết bị thì triển khai nhanh và đầu tư không tiếc, còn phần mềm, các cơ sở dữ liệu là phần "hồn", trí tuệ là thứ vô hình nhưng quyết định trình độ chất lượng, hiệu quả của cả hệ thống thì thiếu quan tâm đúng mức. Các cơ quan nhà nước sử dụng các hệ thống phần mềm khác nhau, tiêu chí không đồng bộ nên thông tin không được liên thông chia sẻ. Các cơ sở dữ liệu xây dựng phân tán, chồng chéo, trùng lặp. Tình trạng làm đi làm lại diễn ra khá phổ biến. Mặc dù được đầu tư khá tốn kém nhưng công nghệ thông tin ở không ít nơi phần nhiều chỉ là mang tính biểu tượng trang trí, thể hiện sự thức thời của nhà lãnh đạo. Khâu yếu nhất ở đây là công tác xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và sự kết nối liên thông. Một số chủ trương đúng đắn đưa ra như xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, về đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, thông tin quản lý cán bộ, công chức triển khai chậm, kết quả đạt được trên lĩnh vực này chủ yếu vẫn là cục bộ, nhỏ lẻ và thấp xa dưới tiềm năng. Nguyên nhân của tình trạng này nằm trong 3 yếu tố, đó là sự nhận thức, về sự quan tâm và cách làm.

Xây dựng Chính phủ điện tử phải có công dân điện tử và lãnh đạo điện tử

Đại biểu cho rằng, muốn xây dựng Chính phủ điện tử phải có công dân điện tử và lãnh đạo điện tử. Việc xây dựng Chính phủ điện tử có thành công hay không phần lớn do nhận thức của người lãnh đạo. Thực tế một số người đứng đầu chưa quan tâm đến vấn đề này nên chủ trương công khai về thể chế, chính sách, quy hoạch, thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của đơn vị mình chưa thực sự minh bạch. Đây chính là một trong những nhân tố chính kéo lùi sự phát triển của Chính phủ điện tử theo đúng mục tiêu của nó là Chính phủ hiện đại đổi mới, vì dân hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

Với nhận thức đó, đại biểu đề nghị trong thời điểm hiện nay Quốc hội và Chính phủ 3 giải pháp để thúc đẩy và phát triển Chính phủ điện tử:

Một là, tăng cường chỉ đạo và có giải pháp quyết liệt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm gắn kết đồng bộ, chặt chẽ với việc thực hiện cải cách hành chính, phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia về nhiệm vụ này. Trước mắt cần đẩy nhanh việc xây dựng nội dung kiểm soát công việc của công chức, viên chức trên hệ thống thông tin điện tử, nâng cao trách nhiệm của mỗi công chức, viên chức làm tăng chỉ số hài lòng của người dân đối với cơ quan nhà nước.

Hai là, khẩn trương hoàn thành kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử ở quy mô quốc gia, có thể hiểu yêu cầu này như phải có một bản thiết kế chi tiết trước khi bắt tay xây dựng một ngôi nhà mới, phải bắt đầu từ cái tổng thể đi tới cái chi tiết, có vậy mới đảm bảo mục tiêu tổng quát, tránh sai sót không phải làm đi làm lại nhiều lần, tốn công lãng phí.

Tiếp tục định hướng rõ ràng nội dung bước đi lộ trình cải cách hành chính một cách toàn diện dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng hạ tầng viễn thông với công nghệ kết nối dữ liệu hiện đại như 4G tiến đến 5G. Cho phép kết nối và xử lý các yêu cầu thuận tiện nhất cho người dân, doanh nghiệp, chính quyền, trên cơ sở đó xác lập và xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia nhất là đối với các cơ sở dữ liệu gốc làm nền tảng cho các ngành, các địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu nhánh, đồng thời tiến hành xây dựng phần mềm dùng chung trong toàn hệ thống, để tạo ra được sự liên kết, sự liên thông chuẩn hóa, xóa bỏ độc quyền dữ liệu, xóa bỏ tư duy ngành xác lập tư duy quốc gia, thiết kế trong xây dựng bộ dữ liệu dùng chung.

Nhiệm vụ xây dựng và quản trị dữ liệu quốc gia không thể ủy thác cho một ngành cụ thể mà trách nhiệm là của Chính phủ. Đây cũng là tài sản quốc gia vô giá do vậy việc bảo vệ an toàn dữ liệu, an toàn mạng cũng phải được đặt lên hàng đầu.

Thứ ba, cần có cơ chế chính sách mạnh mẽ hơn nữa để thu hút các nguồn lực, nhất là các doanh nghiệp viễn thông công nghệ thông tin, trong đó có thể mạnh dạn thực hiện việc thuê, mua dịch vụ của các doanh nghiệp này cả trong thiết kế hệ thống xây dựng phần mềm, tạo lập và quản trị cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu ngành. Khắc phục cách làm hiện nay có hình thành các bộ máy công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước mặc dù là chuyên trách nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp và không đủ năng lực để thiết kế quản trị hệ thống mạng. Trên đây là một số ý kiến mong Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu bổ sung vào giải pháp nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới. 

Bảo Yến

Các bài viết khác