Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: bab320a1-89e2-90a9-5115-a1bb00800f5e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Quốc hội Trần Tất Thế - tỉnh Hà Nam: Cần có những đột phá về cơ chế pháp lý để tạo sự cạnh tranh bình đẳng kinh doanh đường sắt

31/05/2017

Thảo luận tại Hội trường về những nội dung còn ý kiến khác nhau của Luật đường sắt (sửa đổi) sáng 30/5, đại biểu Quốc hội Trần Tất Thế - tỉnh Hà Nam cho rằng, cần có những đột phá về cơ chế pháp lý để tạo sự cạnh tranh bình đẳng kinh doanh đường sắt.

Đại biểu Quốc hội Trần Tất Thế phát biểu tại Hội trường

Về quan điểm, theo đại biểu cần phải có những đột phá về cơ chế pháp lý để tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt, huy động được mọi thành viên thành phần kinh tế tham gia hoạt động đường sắt, đặc biệt kinh tế tư nhân. Qua nghiên cứu toàn bộ nội dung dự thảo và trực tiếp là Chương VI của dự thảo, đại biểu chưa thấy rõ được điều này. Dự thảo luật vẫn quy định theo hướng bao cấp, nhà nước vẫn phải trợ giá cho các hoạt động đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh, kết cấu hạ tầng đường sắt vẫn được xây dựng và trình duyệt giá thuê, kết cấu hạ tầng đường sắt mà không phải đấu giá hoặc đấu thầu thuê hạ tầng đường sắt theo cơ chế thị trường.

Đại biểu phân tích, trên thực tế, mặc dù doanh nghiệp đang thực hiện quá trình tái cơ cấu nhưng doanh nghiệp kinh tế kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt vẫn nắm giữ cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt. Mặt khác, toàn bộ hệ thống sức kéo vẫn do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt nắm giữ. Đến nay vẫn chỉ có một doanh nghiệp nhà nước duy nhất vừa kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, vừa kinh doanh vận tải đường sắt do nhà nước đầu tư. Các doanh nghiệp khác muốn kinh doanh vận tải đường sắt phải ký hợp đồng với chủ thể này, để được sử dụng sức kéo cho kinh doanh vận tải đường sắt và sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư. Do đó, việc kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải trên đường sắt do nhà nước đầu tư về bản chất vẫn do một doanh nghiệp thực hiện. Chính điều này dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng, còn phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế tham gia và đầu tư và kinh doanh đường sắt không thu hút và tạo điều kiện thuận lợi về việc kêu gọi các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia và đầu tư kinh doanh đường sắt.

Thứ hai, về chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt quy định tại Điều 6 của dự thảo luật, đại biểu nhất trí về quan điểm cần có một chính sách ưu đãi đối với hoạt động đường sắt nhằm tạo đột phá trong kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và công nghiệp đường sắt. Trong đó nhất trí với ưu đãi về ngành nghề, về đất đai và tín dụng nhưng riêng ưu đãi về thuế thu nhập về doanh nghiệp đại biểu không nhất trí. Vì dự thảo chưa làm rõ được tại sao doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đường sắt không khác gì với các doanh nghiệp khác và ngành nghề kinh doanh khác, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ nếu chúng ta ưu đãi trong hoạt động này thì những hoạt động khác cũng có quyền ưu đãi khi gặp những khó khăn và nhà nước sẽ thất thu thuế. Nếu vì khó khăn mà ưu đãi thì những ngành nghề khác có khó khăn chúng ta có ưu đãi không? Như vậy tạo sự cạnh tranh không bình đẳng và lành mạnh, tạo sự bất bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ những lý do trên, đại biểu đề nghị bỏ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động đường sắt.

Thứ ba, về quy định và hướng dẫn việc thực hiện tín hiệu quy tắc giao thông đường sắt quy định tại Mục 1, Chương V, Điều 37, 38, 39 của dự thảo. Theo đại biểu, đây thực chất là những quy định về các thao tác kỹ thuật chuyên ngành của đường sắt trong tương lai khi có công nghệ đường sắt mới xuất hiện tại Việt Nam thì sẽ dẫn đến những khả năng phải thay đổi, bổ sung các quy định để cho phù hợp với công nghệ này, như vậy sẽ không linh hoạt trong quá trình thực thi. Vì vậy, đại biểu đề nghị không quy định nội dung cụ thể hoặc các nội dung chi tiết có tính chất chuyên ngành trong luật mà các nội dung này đề nghị Bộ Giao thông, vận tải quy định để đảm bảo tính linh hoạt và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Dự thảo luật chỉ nêu những quy định về vấn đề mang tính chất nguyên tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản để tạo hành lang pháp lý cho các văn bản dưới luật để cụ thể hóa.

Hệ thống cơ chế chính sách về giao thông của chúng ta đã tương đối hoàn thiện, về hàng không chúng ta có Luật hàng không dân dụng, về đường bộ có Luật giao thông đường bộ, về đường thủy có Luật giao thông đường thủy nội địa, tới đây là Luật đường sắt, vấn đề cốt lõi là luật này đi vào cuộc sống và phục vụ những gì cho phát triển kinh tế - xã hội. Tính liên kết giữa giao thông đường bộ, đường không, đường thủy với đường sắt tạo nên thế liên hoàn, hoàn chỉnh nhất trong hệ thống giao thông của nước ta để làm sao hàng hóa và hành khách được lưu thông một cách thuận tiện nhất với giá cả hợp lý nhất. Đại biểu và nhân dân mong mỏi sẽ được hưởng những dịch vụ tốt nhất mà giao thông đường sắt mang lại. 

Đặng Mai lược ghi

Các bài viết khác