Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 6ccf19a1-19a8-90a9-7816-2ee15884939d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Nguyễn Văn Chiến – TP.Hà Nội: Pháp luật cần có quy định loại trừ trách nhiệm của luật sư để tạo cơ hội cho tồn tại nghề và phát triển đối với luật sư

04/04/2017

Ngày 3/4, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu dành cả ngày để thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Phát biểu tại Hội nghị về nội dung không tố giác tội phạm và tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Nguyễn Chiến) – TP. Hà Nội cho rằng pháp luật cần có quy định loại trừ trách nhiệm của luật sư để tạo cơ hội cho tồn tại nghề và phát triển đối với luật sư.

Toàn cảnh Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách 

Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV thảo luận về không tố giác tội phạm (Điều 19 của Bộ luật hình sự năm 2015) và Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382 của Bộ luật hình sự năm 2015), có ý kiến đề nghị không quy định trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (trừ một số tội xâm phạm an ninh quốc gia) để bảo đảm phù hợp với hoạt động hành nghề của Luật sư. Có ý kiến đề nghị không quy định chủ thể là người bào chữa (trong đó có luật sư) phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382), vì người bào chữa không có nghĩa vụ khai báo và với trách nhiệm gỡ tội, người bào chữa có quyền đưa ra những yêu cầu, tài liệu mà họ cho là có thể gỡ tội cho thân chủ mình.

Về vấn đề này, báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội được trình bày tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nêu: Bộ luật hình sự năm 2015 đã thu hẹp đáng kể phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa bảo đảm phù hợp hơn với đặc thù hoạt động bào chữa; theo đó, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 1 Điều 382 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định chỉ xử lý hình sự trường hợp người bào chữa cung cấp tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, không xử lý trường hợp cung cấp tài liệu sai sự thật nhưng người bào chữa không biết hoặc không buộc phải biết đó là tài liệu sai sự thật. Các quy định trên của Bộ luật hình sự không trái với Luật luật sư và Bộ luật tố tụng hình sự; đáp ứng yêu cầu nâng cao trách nhiệm bảo vệ pháp chế, tôn trọng pháp luật, tôn trọng sự thật khách quan của người bào chữa trong giai đoạn hiện nay. Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ các quy định này của Bộ luật hình sự năm 2015.

Cân nhắc quy định thống nhất giữa Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự và Luật luật sư

Về quy định không tố giác tội phạm, đại biểu Nguyễn Chiến lập luận:

Thứ nhất, các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự là rất rộng, có đến 83 tội. Như vậy, phạm vi các tội người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự cũng rộng theo. Điều đó đã tác động đến tâm lý của người bào chữa, làm việc hình thức vì sợ tai nạn nghề nghiệp, sợ vì khách hàng trình bày với luật sư là khách quan, luật sư không thể lường trước được và không mong muốn nhưng họ lại phải đi tố giác thân chủ.

Thứ hai, khi tham gia tố tụng, người bào chữa vụ án hình sự (luật sư) phải thực hiện nghiêm quy định của Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự là luật sư không được tiết lộ bí mật khi mình biết được do khách hàng trình bày trong quá trình thực hiện bào chữa. Luật sư muốn tố giác họ mà phải theo quy định được họ đồng ý bằng văn bản thì chắc chắn thân chủ của luật sư không bao giờ đồng ý cho luật sư tố giác họ mà lại có văn bản.

Nếu Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự là hai luật gắn bó hữu cơ với nhau, Bộ luật tố tụng hình sự quy định cứng không cho luật sư tiết lộ bí mật đối với thông tin khách hàng cung cấp, nhưng Bộ luật hình sự lại xử lý luật sư nếu luật sư không tố giác tội phạm đối với trường hợp khách hàng cung cấp thông tin cho luật sư liên quan đến tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cũng như tội xâm phạm an ninh quốc gia, tới 83 điều. Như vậy rõ ràng theo nguyên tắc có lợi của bộ luật sẽ không xử lý được khi có ba bộ luật quy định có những điều khoản xung đột nhau như vậy. Luật luật sư thì trong trường hợp pháp luật có quy định khác, Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cứng là không được tiết lộ thông tin trong mọi trường hợp, Bộ luật hình sự đang thảo luận thì quy định luật sư phải tố giác tội phạm như vậy là bị xung đột. Do vậy, cần phải giải quyết vấn đề này mà không thể để xung đột hoặc sửa Bộ luật tố tụng hình sự hoặc sửa Luật luật sư.

Thứ ba, luật sư hoạt động nghề phải chịu điều chỉnh của pháp luật liên quan đến nghề nghiệp luật sư khác với người dân thông thường là ông bà, cha mẹ, con cái ruột thịt của người phạm tội. Do vậy, không thể nào so sánh hoạt động nghề của luật sư với việc tố giác tội phạm của những người thân thích, ruột thịt, của kẻ phạm tội. Với tính chất là hoạt động nghề nghiệp đặc thù, hoạt động của luật sư phải chịu điều chỉnh trực tiếp của pháp luật chuyên ngành là luật sư và Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên quy định của Luật luật sư năm 2012 (sửa đổi) không còn phù hợp Bộ luật hình sự năm 2015 đang dừng hiệu lực, như vậy chúng ta sẽ phải nghiên cứu để thống nhất.

Thứ tư là hệ lụy trong quan hệ giữa luật sư với thân chủ. Nếu như người bào chữa, luật sư đi tố giác thân chủ do mình đang tận tâm để bảo vệ, bào chữa cho họ thì đương nhiên kể từ thời điểm tố giác luật sư sẽ không thực hiện được nhiệm vụ bào chữa. Đương nhiên ở thời điểm này đối với hoạt động luật luật sư lại chuyển sang quan hệ pháp luật khác. Do đó, xã hội và người dân, thân chủ lúc này được coi là chưa có tội, người ta sẽ cho rằng luật sư bội tín, sẽ xảy ra 2 trường hợp: Một là, nếu như luật sư theo án chỉ định của cơ quan nhà nước thì luật sư phải thực hiện bảo vệ thân chủ theo yêu cầu của nhà nước nhưng luật sư đi tố giác thân chủ thì người ta sẽ cho rằng luật sư với cơ quan tố tụng là một. Hai là luật sư nếu nhận theo hợp đồng dịch vụ, nhận tiền của khách hàng để bảo vệ quyền lợi của họ, sau đó đang làm việc lại đi tố giác thân chủ của mình điều đó không phù hợp với quy tắc đạo đức.

Đại biểu Nguyễn Chiến cho biết thêm, với mục tiêu phát triển nghề luật sư trong giai đoạn hiện nay nếu có quy định của pháp luật bắt buộc phải tố giác thì các luật sư sẽ lựa chọn ở lĩnh vực hành nghề khác, lĩnh vực tố tụng sẽ giảm số lượng luật sư tham gia để tranh tụng hình sự vì sợ tai nạn, rủi ro nghề nghiệp. Nhiều nước trên thế giới như Đức, Nhật, Mỹ đã thừa nhận chế định đặc quyền trong nghề nghiệp luật sư và mối quan hệ giữa luật sư với nhà nước, giữa luật sư với khách hàng. Theo đó, pháp luật có quy định loại trừ trách nhiệm của luật sư để tạo cơ hội cho tồn tại nghề và phát triển đối với luật sư. Đặc quyền này là một đặc quyền lâu đời nhất trong hệ thống pháp luật Commom law cho phép mọi thông tin liên lạc, trao đổi giữa luật sư với khách hàng được bảo mật, kể cả việc khách hàng gửi thư tín cũng như gọi điện ra ngoài không ai được quyền được biết. Hiện nay chúng ta đang kết hợp giữa mô hình tranh tụng tố tụng với mô hình tranh tụng thẩm vấn, do vậy nên cân nhắc nguyên tắc này để xem xét.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Chiến (Nguyễn Chiến) tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV

Pháp luật nên quy định thẳng về việc cấm luật sư tạo ra, làm ra những chứng cứ giả

Điều 382 về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối, có nhiều ý kiến cho rằng luật sư phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan trong quy định tại Điều 5 của Luật luật sư. Bày tỏ đồng thuận với quy định này nhưng đại biểu Nguyễn Chiến cũng cho rằng, cần phải có những quy định cụ thể để bảo đảm cho luật sư thực hiện quyền của mình trong hoạt động nghề nghiệp và thực hiện quyền của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, bảo đảm quyền bình đẳng giữa luật sư với những người tiến hành tố tụng như đối với điều tra viên, kiểm sát viên trong việc thu thập chứng cứ, thu thập và cung cấp tài liệu.

Nếu như đối với điều tra viên, kiểm sát viên có quyền thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm và đưa vào trong hồ sơ thì luật sư cũng có quyền thu thập những tài liệu, chứng cứ để cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền này đã được Bộ luật tố tụng hình sự 2015 xác định là quyền ngang nhau giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Chứng cứ của bên buộc tội hay bên gỡ tội sẽ được đánh giá có xác thực hay không xác thực khi hội đồng xét xử xem xét, đánh giá và kết luận chấp nhận chứng cứ nào và không chấp nhận chứng cứ nào. Nếu theo quy định tại điều 382 của Bộ luật hình sự, bên cơ quan tố tụng không được chấp nhận chứng cứ thì không phải chịu một trách nhiệm gì nhưng bên luật sư đưa tài liệu chứng cứ vào, đến khi được đánh giá xác định là không đúng sự thật lại phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này thể hiện sự chưa bình đẳng.

Hơn nữa, luật có quy định là người bào chữa có quyền thu thập tài liệu do đương sự cung cấp. Tại thời điểm đương sự cung cấp thì luật sư không thể xác định được đâu là thật, đâu là giả và mức độ thật giả đến thế nào, nhiều tài liệu còn phải đến khi giám định cơ quan chuyên môn mới biết. Vì vậy, để khẳng định rằng luật sư cung cấp tài liệu sai sự thật phải chịu trách nhiệm tội này là không phù hợp. Đương sự cung cấp thì người đương sự cũng phải chịu trách nhiệm và luật sư là người thấy rằng tài liệu đó phù hợp và có lợi cho đương sự thì cung cấp để tòa án đánh giá.

Theo đại biểu Nguyễn Chiến, pháp luật nên quy định thẳng vào hành vi là cấm luật sư tạo ra, làm ra những chứng cứ giả. Việc quy định chung giữa luật sư với những người khác là nhân chứng, những người phiên dịch, v.v... bao gồm cả hành vi khai báo gian dối chung với họ, coi luật sư ngang bằng những người khác không phải làm nhiệm vụ là chưa phù hợp.

Bảo Yến lược ghi

Các bài viết khác