GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: QUẢN LÝ BẰNG SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN LÀ XU THẾ TẤT YẾU

20/08/2020 11:19

Một trong những chính sách cơ bản của dự án Luật cư trú (sửa đổi) là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân. Ủng hộ quy định mới tại dự thảo, tuy nhiên đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, để việc triển khai được hiệu quả khi luật có hiệu lực, rất cần có lộ trình tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Phóng viên: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật cư trú (sửa đổi), đại biểu có đánh giá như thế nào về sự cần thiết cũng như hồ sơ dự án luật do Chính phủ trình Quốc hội?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú với những quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công dân được thực hiện quyền tự do cư trú, lựa chọn nơi cư trú.

Thực tiễn thi hành Luật Cư trú đã góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về cư trú, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú; trong đó, việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú (sửa đổi) là cần thiết.

Việc sửa đổi một cách toàn diện Luật Cư trú nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do cư trú của công dân, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân. Đồng thời, việc sửa đổi Luật Cư trú nhằm đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý cư trú, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

Hồ sơ dự án Luật, qua nghiên cứu có thể thấy hồ sơ dự án luật trình ra Quốc hội được chuẩn bị đầy đủ, công phu bao gồm nhiều loại tài liệu theo quy định.

Phóng viên: Một trong những điểm nhấn được đông đảo đại biểu và cử tri quan tâm trong lần sửa đổi là việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ Hộ khẩu, đăng ký tạm trú bằng Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Vậy, quan điểm của đại biểu về điểm mới này như thế nào?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Một trong những chính sách cơ bản của dự án Luật cư trú (sửa đổi) lần này là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân. Theo quan điểm cá nhân, thì việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú là phù hợp với bối cảnh hiện nay. Phương thức quản lý mới này sẽ là bước đột phá trong cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đăng ký, quản lý cư trú đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú. Việc quản lý dân cư theo số định danh cá nhân là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, và cũng sẽ là nền tảng để phát triển và sử dụng thẻ công dân.

Đây cũng là phương thức quản lý cư trú hiện đại dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế phát triển, được một số quốc gia trên thế giới áp dụng. Phương thức này sẽ giúp đảm bảo công khai, minh bạch và cũng phù hợp với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay.

Phóng viên: Theo ý kiến của đại biểu việc thay đổi phương thức quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân cần có lộ trình cụ thể như thế nào để đảm bảo tính khả thi?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Việc bỏ số hộ khẩu chuyển sang hình thức quản lý bằng mã số định danh cá nhân được đa số ý kiến đại biểu và cử tri đồng tình. Tuy nhiên, vấn đề khi không còn sổ hộ khẩu, việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân sẽ được thực hiện ra sao, sự chuẩn bị có thể hoàn thiện khi luật có hiệu lực hay không? Đây là băn khoăn của không ít đại biểu. Do đó, để đảm bảo thuận lợi cho việc triển khai dự án luật khi luật có hiệu lực, rất cần có lộ trình tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với tiến độ cấp mã số định danh cá nhân do Bộ Công an hiện đang thực hiện.

Việc triển khai cần hết sức thận trọng với lộ trình cụ thể để không gây xáo trộn lớn đối với cuộc sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động của các cơ quan nhà nước khi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Ngoài ra, đối với những khu vực như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ...cần cân nhắc, xem xét đến tính đặc thù khó khăn trong tiếp cận và triển khai các quy định mới. Do vậy, đối với những vùng này, việc chuyển đổi từ sổ hộ khẩu sang số định danh cá nhân có thể cần nhiều thời gian hơn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

 

 

 

Lê Anh

 

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: QUẢN LÝ BẰNG SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN LÀ XU THẾ TẤT YẾU

20/08/2020 11:19

Một trong những chính sách cơ bản của dự án Luật cư trú (sửa đổi) là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân. Ủng hộ quy định mới tại dự thảo, tuy nhiên đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, để việc triển khai được hiệu quả khi luật có hiệu lực, rất cần có lộ trình tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Phóng viên: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật cư trú (sửa đổi), đại biểu có đánh giá như thế nào về sự cần thiết cũng như hồ sơ dự án luật do Chính phủ trình Quốc hội?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú với những quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công dân được thực hiện quyền tự do cư trú, lựa chọn nơi cư trú.

Thực tiễn thi hành Luật Cư trú đã góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về cư trú, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú; trong đó, việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú (sửa đổi) là cần thiết.

Việc sửa đổi một cách toàn diện Luật Cư trú nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do cư trú của công dân, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân. Đồng thời, việc sửa đổi Luật Cư trú nhằm đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý cư trú, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

Hồ sơ dự án Luật, qua nghiên cứu có thể thấy hồ sơ dự án luật trình ra Quốc hội được chuẩn bị đầy đủ, công phu bao gồm nhiều loại tài liệu theo quy định.

Phóng viên: Một trong những điểm nhấn được đông đảo đại biểu và cử tri quan tâm trong lần sửa đổi là việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ Hộ khẩu, đăng ký tạm trú bằng Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Vậy, quan điểm của đại biểu về điểm mới này như thế nào?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Một trong những chính sách cơ bản của dự án Luật cư trú (sửa đổi) lần này là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân. Theo quan điểm cá nhân, thì việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú là phù hợp với bối cảnh hiện nay. Phương thức quản lý mới này sẽ là bước đột phá trong cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đăng ký, quản lý cư trú đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú. Việc quản lý dân cư theo số định danh cá nhân là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, và cũng sẽ là nền tảng để phát triển và sử dụng thẻ công dân.

Đây cũng là phương thức quản lý cư trú hiện đại dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế phát triển, được một số quốc gia trên thế giới áp dụng. Phương thức này sẽ giúp đảm bảo công khai, minh bạch và cũng phù hợp với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay.

Phóng viên: Theo ý kiến của đại biểu việc thay đổi phương thức quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân cần có lộ trình cụ thể như thế nào để đảm bảo tính khả thi?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Việc bỏ số hộ khẩu chuyển sang hình thức quản lý bằng mã số định danh cá nhân được đa số ý kiến đại biểu và cử tri đồng tình. Tuy nhiên, vấn đề khi không còn sổ hộ khẩu, việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân sẽ được thực hiện ra sao, sự chuẩn bị có thể hoàn thiện khi luật có hiệu lực hay không? Đây là băn khoăn của không ít đại biểu. Do đó, để đảm bảo thuận lợi cho việc triển khai dự án luật khi luật có hiệu lực, rất cần có lộ trình tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với tiến độ cấp mã số định danh cá nhân do Bộ Công an hiện đang thực hiện.

Việc triển khai cần hết sức thận trọng với lộ trình cụ thể để không gây xáo trộn lớn đối với cuộc sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động của các cơ quan nhà nước khi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Ngoài ra, đối với những khu vực như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ...cần cân nhắc, xem xét đến tính đặc thù khó khăn trong tiếp cận và triển khai các quy định mới. Do vậy, đối với những vùng này, việc chuyển đổi từ sổ hộ khẩu sang số định danh cá nhân có thể cần nhiều thời gian hơn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

 

 

 

Lê Anh

Other news
 

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: QUẢN LÝ BẰNG SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN LÀ XU THẾ TẤT YẾU

20/08/2020 11:19

Một trong những chính sách cơ bản của dự án Luật cư trú (sửa đổi) là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân. Ủng hộ quy định mới tại dự thảo, tuy nhiên đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, để việc triển khai được hiệu quả khi luật có hiệu lực, rất cần có lộ trình tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Phóng viên: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật cư trú (sửa đổi), đại biểu có đánh giá như thế nào về sự cần thiết cũng như hồ sơ dự án luật do Chính phủ trình Quốc hội?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú với những quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công dân được thực hiện quyền tự do cư trú, lựa chọn nơi cư trú.

Thực tiễn thi hành Luật Cư trú đã góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về cư trú, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú; trong đó, việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú (sửa đổi) là cần thiết.

Việc sửa đổi một cách toàn diện Luật Cư trú nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do cư trú của công dân, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân. Đồng thời, việc sửa đổi Luật Cư trú nhằm đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý cư trú, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

Hồ sơ dự án Luật, qua nghiên cứu có thể thấy hồ sơ dự án luật trình ra Quốc hội được chuẩn bị đầy đủ, công phu bao gồm nhiều loại tài liệu theo quy định.

Phóng viên: Một trong những điểm nhấn được đông đảo đại biểu và cử tri quan tâm trong lần sửa đổi là việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ Hộ khẩu, đăng ký tạm trú bằng Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Vậy, quan điểm của đại biểu về điểm mới này như thế nào?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Một trong những chính sách cơ bản của dự án Luật cư trú (sửa đổi) lần này là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân. Theo quan điểm cá nhân, thì việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú là phù hợp với bối cảnh hiện nay. Phương thức quản lý mới này sẽ là bước đột phá trong cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đăng ký, quản lý cư trú đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú. Việc quản lý dân cư theo số định danh cá nhân là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, và cũng sẽ là nền tảng để phát triển và sử dụng thẻ công dân.

Đây cũng là phương thức quản lý cư trú hiện đại dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế phát triển, được một số quốc gia trên thế giới áp dụng. Phương thức này sẽ giúp đảm bảo công khai, minh bạch và cũng phù hợp với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay.

Phóng viên: Theo ý kiến của đại biểu việc thay đổi phương thức quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân cần có lộ trình cụ thể như thế nào để đảm bảo tính khả thi?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Việc bỏ số hộ khẩu chuyển sang hình thức quản lý bằng mã số định danh cá nhân được đa số ý kiến đại biểu và cử tri đồng tình. Tuy nhiên, vấn đề khi không còn sổ hộ khẩu, việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân sẽ được thực hiện ra sao, sự chuẩn bị có thể hoàn thiện khi luật có hiệu lực hay không? Đây là băn khoăn của không ít đại biểu. Do đó, để đảm bảo thuận lợi cho việc triển khai dự án luật khi luật có hiệu lực, rất cần có lộ trình tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với tiến độ cấp mã số định danh cá nhân do Bộ Công an hiện đang thực hiện.

Việc triển khai cần hết sức thận trọng với lộ trình cụ thể để không gây xáo trộn lớn đối với cuộc sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động của các cơ quan nhà nước khi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Ngoài ra, đối với những khu vực như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ...cần cân nhắc, xem xét đến tính đặc thù khó khăn trong tiếp cận và triển khai các quy định mới. Do vậy, đối với những vùng này, việc chuyển đổi từ sổ hộ khẩu sang số định danh cá nhân có thể cần nhiều thời gian hơn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

 

 

 

Lê Anh

 

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: QUẢN LÝ BẰNG SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN LÀ XU THẾ TẤT YẾU

20/08/2020 11:19

Một trong những chính sách cơ bản của dự án Luật cư trú (sửa đổi) là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân. Ủng hộ quy định mới tại dự thảo, tuy nhiên đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, để việc triển khai được hiệu quả khi luật có hiệu lực, rất cần có lộ trình tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Phóng viên: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật cư trú (sửa đổi), đại biểu có đánh giá như thế nào về sự cần thiết cũng như hồ sơ dự án luật do Chính phủ trình Quốc hội?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú với những quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công dân được thực hiện quyền tự do cư trú, lựa chọn nơi cư trú.

Thực tiễn thi hành Luật Cư trú đã góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về cư trú, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú; trong đó, việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú (sửa đổi) là cần thiết.

Việc sửa đổi một cách toàn diện Luật Cư trú nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do cư trú của công dân, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân. Đồng thời, việc sửa đổi Luật Cư trú nhằm đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý cư trú, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

Hồ sơ dự án Luật, qua nghiên cứu có thể thấy hồ sơ dự án luật trình ra Quốc hội được chuẩn bị đầy đủ, công phu bao gồm nhiều loại tài liệu theo quy định.

Phóng viên: Một trong những điểm nhấn được đông đảo đại biểu và cử tri quan tâm trong lần sửa đổi là việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ Hộ khẩu, đăng ký tạm trú bằng Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Vậy, quan điểm của đại biểu về điểm mới này như thế nào?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Một trong những chính sách cơ bản của dự án Luật cư trú (sửa đổi) lần này là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân. Theo quan điểm cá nhân, thì việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú là phù hợp với bối cảnh hiện nay. Phương thức quản lý mới này sẽ là bước đột phá trong cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đăng ký, quản lý cư trú đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú. Việc quản lý dân cư theo số định danh cá nhân là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, và cũng sẽ là nền tảng để phát triển và sử dụng thẻ công dân.

Đây cũng là phương thức quản lý cư trú hiện đại dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế phát triển, được một số quốc gia trên thế giới áp dụng. Phương thức này sẽ giúp đảm bảo công khai, minh bạch và cũng phù hợp với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay.

Phóng viên: Theo ý kiến của đại biểu việc thay đổi phương thức quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân cần có lộ trình cụ thể như thế nào để đảm bảo tính khả thi?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Việc bỏ số hộ khẩu chuyển sang hình thức quản lý bằng mã số định danh cá nhân được đa số ý kiến đại biểu và cử tri đồng tình. Tuy nhiên, vấn đề khi không còn sổ hộ khẩu, việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân sẽ được thực hiện ra sao, sự chuẩn bị có thể hoàn thiện khi luật có hiệu lực hay không? Đây là băn khoăn của không ít đại biểu. Do đó, để đảm bảo thuận lợi cho việc triển khai dự án luật khi luật có hiệu lực, rất cần có lộ trình tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với tiến độ cấp mã số định danh cá nhân do Bộ Công an hiện đang thực hiện.

Việc triển khai cần hết sức thận trọng với lộ trình cụ thể để không gây xáo trộn lớn đối với cuộc sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động của các cơ quan nhà nước khi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Ngoài ra, đối với những khu vực như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ...cần cân nhắc, xem xét đến tính đặc thù khó khăn trong tiếp cận và triển khai các quy định mới. Do vậy, đối với những vùng này, việc chuyển đổi từ sổ hộ khẩu sang số định danh cá nhân có thể cần nhiều thời gian hơn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

 

 

 

Lê Anh