GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: VIỆC LẤY Ý KIẾN TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CẦN THỰC CHẤT HƠN

31/03/2020 11:51

Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để nghiên cứu tiếp thu nhằm làm cho các chính sách được đề xuất sau khi được luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Đây là quy trình bắt buộc đã được luật hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Hội nghị tham vấn ý kiến xây dựng Luật Thanh niên (sửa đổi)

Lấy ý kiến trong xây dựng luật còn mang tính hình thức

Lấy ý kiến người dân, đối tượng tác động là một trong những quy trình bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc lấy ý kiến người dân nhằm giúp cho các chính sách được đề xuất sau khi luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

Theo nhà báo Nguyễn Minh Phong, thông qua việc lấy ý kiến của người dân người hoạch định chính sách sẽ có thông tin về thực tế cuộc sống để đưa ra được những quy định phù hợp với các điều kiện xã hội hiện có. Từ đó văn bản pháp luật sẽ có tính khả thi cao tránh được bệnh chủ quan duy ý chí áp đặt từ một phía. Bên cạnh đó, đây cũng là một hình thức tuyên truyền mang tính tích cực, chủ động để người dân nghiên cứu thảo luận tiếp cận trước một bước với văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để văn bản đi vào cuộc sống khi được chính thức ban hành.

Tích cực tham gia thực hiện quy định này, đa số cán bộ hưu trí sinh sống tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội cho biết, người dân luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản pháp luật của nhà nước. Ông Nguyễn Trọng Phúc cho biết, khi nào có hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề hay văn bản xin ý kiến vào dự thảo luật, ông đều tích cực tham gia góp ý kiến vào vấn đề bản thân quan tâm.

Cán bộ hưu trí tại phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội tích cực tham gia góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 

Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều được tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản với nhiều hình thức phù hợp. Việc đăng tải công khai các đề nghị, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử để lấy ý kiến Nhân dân, doanh nghiệp được thực hiện tương đối nghiêm túc, bảo đảm thời hạn theo quy định của Luật năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù đây là một quy trình quan trọng và có ý nghĩa nhưng dường như chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Việc thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn.

Ông Lưu Huy Vinh, một cử tri tại quận Đống Đa cho rằng, việc đăng tải dự thảo văn bản trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước chưa thực sự thu hút được sự chú ý cũng như quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Việc lấy ý kiến dường như còn mang tính hình thức, không biết góp ý vào đâu, góp ý rồi có được tiếp thu, phản hồi hay không?

Ông Lưu Huy Vinh thường xuyên góp ý thông qua các trang Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành

Cũng về vấn đề này, ông Đỗ Văn Vẻ, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, cách thức lấy ý kiến chỉ chủ yếu được thực hiện thông qua việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, ít khi thông qua hình thức hội thảo hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, hình thức đối thoại trực tiếp về chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết với đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản chưa được các tỉnh, thành phố áp dụng trên thực tế.

Tại Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Tư pháp cũng đã chỉ ra một số tồn tại, trong đó, việc lấy ý kiến góp ý đối với các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế như: các cơ quan lập đề nghị mới chỉ chú trọng đến việc lấy ý kiến 4 bộ: Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Nội vụ, chưa chú trọng đến việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến chưa quan tâm đến việc góp ý; đa số ý kiến góp ý đều gửi chậm so với thời hạn theo quy định của Luật. Hầu hết các đề nghị, dự án, dự thảo đăng tải trên Cổng thông tin điện tử không nhận được ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cũng theo Bộ Tư pháp, chất lượng ý kiến đóng góp chưa cao, nhất là đối với những vấn đề mới, phức tạp, còn nhiều tranh luận. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng cơ quan, tổ chức được xin ý kiến nhưng không có ý kiến góp ý hoặc có văn bản trả lời nhưng “nhất trí hoàn toàn” với nội dung được xin ý kiến. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là do: nhiều cơ quan chưa coi trọng đúng mức việc lấy ý kiến và việc tiếp thu, giải trình, phản hồi đầy đủ ý kiến của Nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Ngược lại, từ phía xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân cũng chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình cũng như còn hạn chế về năng lực tham gia xây dựng pháp luật, giám sát, phản biện xã hội. Ngoài ra, thời gian gửi hồ sơ đề nghị, dự án, dự thảo văn bản để lấy ý kiến thường rất gấp, chưa đúng quy định của Luật; nhiều trường hợp, hồ sơ, tài liệu gửi lấy ý kiến không đầy đủ hoặc nội dung sơ sài, thiếu các thông tin cần thiết.

Hoàn thiện quy định về lấy ý kiến

Kịp thời khắc phục hạn chế này cũng như những vướng mắc trong quá trình thực thi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về bố cục, dự thảo Luật gồm 3 điều. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 46 điều về nội dung và 06 điều về kỹ thuật. Trong quá trình thảo luận tại hội trường cũng như thảo luận tại tổ, một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng Dự án luật.

Bộ trưởng Lê Thành Long trình bày Tờ trình 

Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh quy định về việc lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp. Đề nghị nghiên cứu quy định hình thức, quy mô tổ chức lấy ý kiến, đối tượng, mức độ, đặc biệt là các hình thức này phải quy định như thế nào đối với từng loại văn bản.

Một trong những tồn tại của Luật năm 2015 đó là dù bước đầu quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì lấy ý kiến và cơ quan, tổ chức tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại chưa có quy định cơ chế giám sát việc tổ chức lấy ý kiến, tham gia góp ý kiến và trách nhiệm giải trình, phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quy trình này. Chính điều này đã làm cho việc lấy ý kiến bị hình thức, mang tính chiếu lệ.

Vậy, trong lần sửa đổi này luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành VBQPPL cần quy định như thế nào và cần đổi mới hình thức lấy ý kiến ra sao để người dân có nhiều cơ hội hơn được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả và khả thi. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến các đại biểu Quốc hội về nội dung này.

Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La

Phóng viên: Luật Ban hành văn bản QPPL đã có quy định về việc lấy ý kiến góp ý xây dựng luật. Vậy, thực tế thời gian qua công tác này được triển khai như thế nào? có những bất cập/tồn tại gì cần khắc phục, thưa đại biểu?

- Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: Lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một quy trình bắt buộc đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, thực tế mặc dù quy định này đã được triển khai nhưng dường như hiệu quả chưa cao. Qua theo dõi một số dự thảo thì cơ quan chủ trì mặc dù báo cáo đã xin ý kiến nhưng đặt vấn đề ngược lại, cụ thể đã  có bao nhiêu ý kiến tham gia? Ý kiến góp ý được tiếp thu và giải trình như thế nào thì trong báo cáo của cơ quan soạn thảo cũng chưa đánh giá cụ thể về vấn đề này.  

- Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Trong thời gian vừa qua, khi áp dụng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong xây dựng các chính sách, pháp luật, về cơ bản được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, có nhiều dự án luật, công tác đánh giá tác động và lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng và đặc biệt lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động nhiều khi thực hiện chưa nghiêm túc. Bên cạnh đó, còn xảy ra tình trạng thời gian thực hiện lấy ý kiến quá ngắn và quá gấp nên chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của công chúng. Những bất cập này làm cho chất lượng công tác lấy ý kiến chưa cao, mang tính hình thức bởi vậy một số điều luật khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn không khả thi.

- Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Trong thực tiễn vừa qua, việc lấy ý kiến nhân dân trong khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính hình thức chưa tạo cho người dân thói quen mặn mà với việc đóng góp ý kiến. Chỉ có điều liên quan đến lợi ích của bộ phận nào thì bộ phận đó mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến.

- Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định rất chặt chẽ quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, pháp lệnh hay nghị định, các văn bản dưới luật. Theo đó, trong quy trình đều có yêu cầu bắt buộc phải đánh giá tác động và có tham vấn ý kiến của người dân khi đưa ra chính sách mới, quy phạm mới để đảm bảo tạo được sự đồng thuận và tính khả thi khi ban hành quy định pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua mặc dù các cơ quan có thẩm quyền dường như chưa quan tâm đúng mức đến việc lấy ý kiến người dân, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác triển khai lấy ý kiến.

Phóng viên: Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận và cho ý kiến lần đầu về dự án luật. Vậy, quy định tại dự thảo đã phù hợp hay chưa? Và cần quy định theo hướng nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lấy ý kiến xây luật trong thời gian tới, thưa đại biểu?

- Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: Theo quan điểm của tôi, việc tổ chức triển khai lấy ý kiến góp ý trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần thực chất hơn. Dự thảo luật lần này cần nghiên cứu, cân nhắc quy định theo hướng đổi mới nhiều hình thức lấy ý kiến đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời có quy định  làm rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo đã tập hợp được bao nhiêu kiến nghị, ý kiến góp ý và những nội dung đó được tiếp thu giải trình như thế nào?  Bên cạnh đó, quy định về việc lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp.

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam

- Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Công tác lấy ý kiến cần phải sát với thực tiễn, bằng những biện pháp phù hợp với từng đối tượng tác động cụ thể. Cần lưu ý, việc lấy ý kiến của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu vùng xa thì không thể lấy ý kiến qua Cổng thông tin mà phải lấy ý kiến tận khu dân cư, cộng đồng để mọi đối tượng tiếp cận được văn bản khi còn là dự thảo. Điều quan trọng hơn là phải tuyên truyền, giải thích cho người dân, đối tượng bị tác động hiểu được quy định tại dự thảo để người dân tham gia ý kiến. Đồng thời, phải dành khoảng thời gian hợp lý để người dân có thể nghiên cứu, trao đổi, phản biện. Thực hiện tốt quy trình lấy ý kiến thì luật ban hành mới đảm bảo tính khả thi, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

- Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Cách thức mà chúng ta lấy ý kiến của nhân dân là điều đáng phải bàn. Cần nghiên cứu việc tổ chức lấy ý kiến như thế nào? đối tượng ra sao? mức độ như thế nào?. Đây cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ, chúng ta có thể lấy thông qua các trang thông tin điện tử, qua các cuộc điều tra xã hội học hoặc là thông qua các cuộc tọa đàm, sinh hoạt cộng đồng. Như vậy, cần căn cứ tùy theo tính chất và mức độ của quy phạm pháp luật có thể tác động đến đối tượng nào để việc lấy ý kiến được hiệu quả. Đồng thời, cần mở rộng, phát huy trí tuệ toàn dân, đặc biệt là đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm, tránh hình thức.

Như vậy, theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội để việc lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thể hiện được đúng ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng trong việc xây dựng pháp luật, Ban soạn thảo nên nghiên cứu điều chỉnh quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp. Theo đó, nghiên cứu quy định hình thức, quy mô tổ chức lấy ý kiến, đối tượng, mức độ, đặc biệt là các hình thức lấy ý kiến đối với từng loại văn bản. Theo dự kiến, dự án luật sửa đổi sẽ được trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến và dự kiến thông qua kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV tới đây.

Lê Anh

Các bài viết khác
 

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: VIỆC LẤY Ý KIẾN TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CẦN THỰC CHẤT HƠN

31/03/2020 11:51

Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để nghiên cứu tiếp thu nhằm làm cho các chính sách được đề xuất sau khi được luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Đây là quy trình bắt buộc đã được luật hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Hội nghị tham vấn ý kiến xây dựng Luật Thanh niên (sửa đổi)

Lấy ý kiến trong xây dựng luật còn mang tính hình thức

Lấy ý kiến người dân, đối tượng tác động là một trong những quy trình bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc lấy ý kiến người dân nhằm giúp cho các chính sách được đề xuất sau khi luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

Theo nhà báo Nguyễn Minh Phong, thông qua việc lấy ý kiến của người dân người hoạch định chính sách sẽ có thông tin về thực tế cuộc sống để đưa ra được những quy định phù hợp với các điều kiện xã hội hiện có. Từ đó văn bản pháp luật sẽ có tính khả thi cao tránh được bệnh chủ quan duy ý chí áp đặt từ một phía. Bên cạnh đó, đây cũng là một hình thức tuyên truyền mang tính tích cực, chủ động để người dân nghiên cứu thảo luận tiếp cận trước một bước với văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để văn bản đi vào cuộc sống khi được chính thức ban hành.

Tích cực tham gia thực hiện quy định này, đa số cán bộ hưu trí sinh sống tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội cho biết, người dân luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản pháp luật của nhà nước. Ông Nguyễn Trọng Phúc cho biết, khi nào có hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề hay văn bản xin ý kiến vào dự thảo luật, ông đều tích cực tham gia góp ý kiến vào vấn đề bản thân quan tâm.

Cán bộ hưu trí tại phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội tích cực tham gia góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 

Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều được tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản với nhiều hình thức phù hợp. Việc đăng tải công khai các đề nghị, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử để lấy ý kiến Nhân dân, doanh nghiệp được thực hiện tương đối nghiêm túc, bảo đảm thời hạn theo quy định của Luật năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù đây là một quy trình quan trọng và có ý nghĩa nhưng dường như chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Việc thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn.

Ông Lưu Huy Vinh, một cử tri tại quận Đống Đa cho rằng, việc đăng tải dự thảo văn bản trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước chưa thực sự thu hút được sự chú ý cũng như quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Việc lấy ý kiến dường như còn mang tính hình thức, không biết góp ý vào đâu, góp ý rồi có được tiếp thu, phản hồi hay không?

Ông Lưu Huy Vinh thường xuyên góp ý thông qua các trang Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành

Cũng về vấn đề này, ông Đỗ Văn Vẻ, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, cách thức lấy ý kiến chỉ chủ yếu được thực hiện thông qua việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, ít khi thông qua hình thức hội thảo hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, hình thức đối thoại trực tiếp về chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết với đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản chưa được các tỉnh, thành phố áp dụng trên thực tế.

Tại Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Tư pháp cũng đã chỉ ra một số tồn tại, trong đó, việc lấy ý kiến góp ý đối với các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế như: các cơ quan lập đề nghị mới chỉ chú trọng đến việc lấy ý kiến 4 bộ: Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Nội vụ, chưa chú trọng đến việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến chưa quan tâm đến việc góp ý; đa số ý kiến góp ý đều gửi chậm so với thời hạn theo quy định của Luật. Hầu hết các đề nghị, dự án, dự thảo đăng tải trên Cổng thông tin điện tử không nhận được ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cũng theo Bộ Tư pháp, chất lượng ý kiến đóng góp chưa cao, nhất là đối với những vấn đề mới, phức tạp, còn nhiều tranh luận. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng cơ quan, tổ chức được xin ý kiến nhưng không có ý kiến góp ý hoặc có văn bản trả lời nhưng “nhất trí hoàn toàn” với nội dung được xin ý kiến. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là do: nhiều cơ quan chưa coi trọng đúng mức việc lấy ý kiến và việc tiếp thu, giải trình, phản hồi đầy đủ ý kiến của Nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Ngược lại, từ phía xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân cũng chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình cũng như còn hạn chế về năng lực tham gia xây dựng pháp luật, giám sát, phản biện xã hội. Ngoài ra, thời gian gửi hồ sơ đề nghị, dự án, dự thảo văn bản để lấy ý kiến thường rất gấp, chưa đúng quy định của Luật; nhiều trường hợp, hồ sơ, tài liệu gửi lấy ý kiến không đầy đủ hoặc nội dung sơ sài, thiếu các thông tin cần thiết.

Hoàn thiện quy định về lấy ý kiến

Kịp thời khắc phục hạn chế này cũng như những vướng mắc trong quá trình thực thi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về bố cục, dự thảo Luật gồm 3 điều. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 46 điều về nội dung và 06 điều về kỹ thuật. Trong quá trình thảo luận tại hội trường cũng như thảo luận tại tổ, một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng Dự án luật.

Bộ trưởng Lê Thành Long trình bày Tờ trình 

Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh quy định về việc lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp. Đề nghị nghiên cứu quy định hình thức, quy mô tổ chức lấy ý kiến, đối tượng, mức độ, đặc biệt là các hình thức này phải quy định như thế nào đối với từng loại văn bản.

Một trong những tồn tại của Luật năm 2015 đó là dù bước đầu quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì lấy ý kiến và cơ quan, tổ chức tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại chưa có quy định cơ chế giám sát việc tổ chức lấy ý kiến, tham gia góp ý kiến và trách nhiệm giải trình, phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quy trình này. Chính điều này đã làm cho việc lấy ý kiến bị hình thức, mang tính chiếu lệ.

Vậy, trong lần sửa đổi này luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành VBQPPL cần quy định như thế nào và cần đổi mới hình thức lấy ý kiến ra sao để người dân có nhiều cơ hội hơn được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả và khả thi. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến các đại biểu Quốc hội về nội dung này.

Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La

Phóng viên: Luật Ban hành văn bản QPPL đã có quy định về việc lấy ý kiến góp ý xây dựng luật. Vậy, thực tế thời gian qua công tác này được triển khai như thế nào? có những bất cập/tồn tại gì cần khắc phục, thưa đại biểu?

- Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: Lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một quy trình bắt buộc đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, thực tế mặc dù quy định này đã được triển khai nhưng dường như hiệu quả chưa cao. Qua theo dõi một số dự thảo thì cơ quan chủ trì mặc dù báo cáo đã xin ý kiến nhưng đặt vấn đề ngược lại, cụ thể đã  có bao nhiêu ý kiến tham gia? Ý kiến góp ý được tiếp thu và giải trình như thế nào thì trong báo cáo của cơ quan soạn thảo cũng chưa đánh giá cụ thể về vấn đề này.  

- Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Trong thời gian vừa qua, khi áp dụng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong xây dựng các chính sách, pháp luật, về cơ bản được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, có nhiều dự án luật, công tác đánh giá tác động và lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng và đặc biệt lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động nhiều khi thực hiện chưa nghiêm túc. Bên cạnh đó, còn xảy ra tình trạng thời gian thực hiện lấy ý kiến quá ngắn và quá gấp nên chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của công chúng. Những bất cập này làm cho chất lượng công tác lấy ý kiến chưa cao, mang tính hình thức bởi vậy một số điều luật khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn không khả thi.

- Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Trong thực tiễn vừa qua, việc lấy ý kiến nhân dân trong khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính hình thức chưa tạo cho người dân thói quen mặn mà với việc đóng góp ý kiến. Chỉ có điều liên quan đến lợi ích của bộ phận nào thì bộ phận đó mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến.

- Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định rất chặt chẽ quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, pháp lệnh hay nghị định, các văn bản dưới luật. Theo đó, trong quy trình đều có yêu cầu bắt buộc phải đánh giá tác động và có tham vấn ý kiến của người dân khi đưa ra chính sách mới, quy phạm mới để đảm bảo tạo được sự đồng thuận và tính khả thi khi ban hành quy định pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua mặc dù các cơ quan có thẩm quyền dường như chưa quan tâm đúng mức đến việc lấy ý kiến người dân, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác triển khai lấy ý kiến.

Phóng viên: Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận và cho ý kiến lần đầu về dự án luật. Vậy, quy định tại dự thảo đã phù hợp hay chưa? Và cần quy định theo hướng nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lấy ý kiến xây luật trong thời gian tới, thưa đại biểu?

- Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: Theo quan điểm của tôi, việc tổ chức triển khai lấy ý kiến góp ý trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần thực chất hơn. Dự thảo luật lần này cần nghiên cứu, cân nhắc quy định theo hướng đổi mới nhiều hình thức lấy ý kiến đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời có quy định  làm rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo đã tập hợp được bao nhiêu kiến nghị, ý kiến góp ý và những nội dung đó được tiếp thu giải trình như thế nào?  Bên cạnh đó, quy định về việc lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp.

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam

- Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Công tác lấy ý kiến cần phải sát với thực tiễn, bằng những biện pháp phù hợp với từng đối tượng tác động cụ thể. Cần lưu ý, việc lấy ý kiến của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu vùng xa thì không thể lấy ý kiến qua Cổng thông tin mà phải lấy ý kiến tận khu dân cư, cộng đồng để mọi đối tượng tiếp cận được văn bản khi còn là dự thảo. Điều quan trọng hơn là phải tuyên truyền, giải thích cho người dân, đối tượng bị tác động hiểu được quy định tại dự thảo để người dân tham gia ý kiến. Đồng thời, phải dành khoảng thời gian hợp lý để người dân có thể nghiên cứu, trao đổi, phản biện. Thực hiện tốt quy trình lấy ý kiến thì luật ban hành mới đảm bảo tính khả thi, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

- Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Cách thức mà chúng ta lấy ý kiến của nhân dân là điều đáng phải bàn. Cần nghiên cứu việc tổ chức lấy ý kiến như thế nào? đối tượng ra sao? mức độ như thế nào?. Đây cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ, chúng ta có thể lấy thông qua các trang thông tin điện tử, qua các cuộc điều tra xã hội học hoặc là thông qua các cuộc tọa đàm, sinh hoạt cộng đồng. Như vậy, cần căn cứ tùy theo tính chất và mức độ của quy phạm pháp luật có thể tác động đến đối tượng nào để việc lấy ý kiến được hiệu quả. Đồng thời, cần mở rộng, phát huy trí tuệ toàn dân, đặc biệt là đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm, tránh hình thức.

Như vậy, theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội để việc lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thể hiện được đúng ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng trong việc xây dựng pháp luật, Ban soạn thảo nên nghiên cứu điều chỉnh quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp. Theo đó, nghiên cứu quy định hình thức, quy mô tổ chức lấy ý kiến, đối tượng, mức độ, đặc biệt là các hình thức lấy ý kiến đối với từng loại văn bản. Theo dự kiến, dự án luật sửa đổi sẽ được trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến và dự kiến thông qua kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV tới đây.

Lê Anh

Các bài viết khác
 

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: VIỆC LẤY Ý KIẾN TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CẦN THỰC CHẤT HƠN

31/03/2020 11:51

Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để nghiên cứu tiếp thu nhằm làm cho các chính sách được đề xuất sau khi được luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Đây là quy trình bắt buộc đã được luật hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Hội nghị tham vấn ý kiến xây dựng Luật Thanh niên (sửa đổi)

Lấy ý kiến trong xây dựng luật còn mang tính hình thức

Lấy ý kiến người dân, đối tượng tác động là một trong những quy trình bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc lấy ý kiến người dân nhằm giúp cho các chính sách được đề xuất sau khi luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

Theo nhà báo Nguyễn Minh Phong, thông qua việc lấy ý kiến của người dân người hoạch định chính sách sẽ có thông tin về thực tế cuộc sống để đưa ra được những quy định phù hợp với các điều kiện xã hội hiện có. Từ đó văn bản pháp luật sẽ có tính khả thi cao tránh được bệnh chủ quan duy ý chí áp đặt từ một phía. Bên cạnh đó, đây cũng là một hình thức tuyên truyền mang tính tích cực, chủ động để người dân nghiên cứu thảo luận tiếp cận trước một bước với văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để văn bản đi vào cuộc sống khi được chính thức ban hành.

Tích cực tham gia thực hiện quy định này, đa số cán bộ hưu trí sinh sống tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội cho biết, người dân luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản pháp luật của nhà nước. Ông Nguyễn Trọng Phúc cho biết, khi nào có hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề hay văn bản xin ý kiến vào dự thảo luật, ông đều tích cực tham gia góp ý kiến vào vấn đề bản thân quan tâm.

Cán bộ hưu trí tại phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội tích cực tham gia góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 

Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều được tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản với nhiều hình thức phù hợp. Việc đăng tải công khai các đề nghị, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử để lấy ý kiến Nhân dân, doanh nghiệp được thực hiện tương đối nghiêm túc, bảo đảm thời hạn theo quy định của Luật năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù đây là một quy trình quan trọng và có ý nghĩa nhưng dường như chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Việc thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn.

Ông Lưu Huy Vinh, một cử tri tại quận Đống Đa cho rằng, việc đăng tải dự thảo văn bản trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước chưa thực sự thu hút được sự chú ý cũng như quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Việc lấy ý kiến dường như còn mang tính hình thức, không biết góp ý vào đâu, góp ý rồi có được tiếp thu, phản hồi hay không?

Ông Lưu Huy Vinh thường xuyên góp ý thông qua các trang Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành

Cũng về vấn đề này, ông Đỗ Văn Vẻ, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, cách thức lấy ý kiến chỉ chủ yếu được thực hiện thông qua việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, ít khi thông qua hình thức hội thảo hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, hình thức đối thoại trực tiếp về chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết với đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản chưa được các tỉnh, thành phố áp dụng trên thực tế.

Tại Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Tư pháp cũng đã chỉ ra một số tồn tại, trong đó, việc lấy ý kiến góp ý đối với các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế như: các cơ quan lập đề nghị mới chỉ chú trọng đến việc lấy ý kiến 4 bộ: Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Nội vụ, chưa chú trọng đến việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến chưa quan tâm đến việc góp ý; đa số ý kiến góp ý đều gửi chậm so với thời hạn theo quy định của Luật. Hầu hết các đề nghị, dự án, dự thảo đăng tải trên Cổng thông tin điện tử không nhận được ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cũng theo Bộ Tư pháp, chất lượng ý kiến đóng góp chưa cao, nhất là đối với những vấn đề mới, phức tạp, còn nhiều tranh luận. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng cơ quan, tổ chức được xin ý kiến nhưng không có ý kiến góp ý hoặc có văn bản trả lời nhưng “nhất trí hoàn toàn” với nội dung được xin ý kiến. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là do: nhiều cơ quan chưa coi trọng đúng mức việc lấy ý kiến và việc tiếp thu, giải trình, phản hồi đầy đủ ý kiến của Nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Ngược lại, từ phía xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân cũng chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình cũng như còn hạn chế về năng lực tham gia xây dựng pháp luật, giám sát, phản biện xã hội. Ngoài ra, thời gian gửi hồ sơ đề nghị, dự án, dự thảo văn bản để lấy ý kiến thường rất gấp, chưa đúng quy định của Luật; nhiều trường hợp, hồ sơ, tài liệu gửi lấy ý kiến không đầy đủ hoặc nội dung sơ sài, thiếu các thông tin cần thiết.

Hoàn thiện quy định về lấy ý kiến

Kịp thời khắc phục hạn chế này cũng như những vướng mắc trong quá trình thực thi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về bố cục, dự thảo Luật gồm 3 điều. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 46 điều về nội dung và 06 điều về kỹ thuật. Trong quá trình thảo luận tại hội trường cũng như thảo luận tại tổ, một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng Dự án luật.

Bộ trưởng Lê Thành Long trình bày Tờ trình 

Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh quy định về việc lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp. Đề nghị nghiên cứu quy định hình thức, quy mô tổ chức lấy ý kiến, đối tượng, mức độ, đặc biệt là các hình thức này phải quy định như thế nào đối với từng loại văn bản.

Một trong những tồn tại của Luật năm 2015 đó là dù bước đầu quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì lấy ý kiến và cơ quan, tổ chức tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại chưa có quy định cơ chế giám sát việc tổ chức lấy ý kiến, tham gia góp ý kiến và trách nhiệm giải trình, phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quy trình này. Chính điều này đã làm cho việc lấy ý kiến bị hình thức, mang tính chiếu lệ.

Vậy, trong lần sửa đổi này luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành VBQPPL cần quy định như thế nào và cần đổi mới hình thức lấy ý kiến ra sao để người dân có nhiều cơ hội hơn được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả và khả thi. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến các đại biểu Quốc hội về nội dung này.

Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La

Phóng viên: Luật Ban hành văn bản QPPL đã có quy định về việc lấy ý kiến góp ý xây dựng luật. Vậy, thực tế thời gian qua công tác này được triển khai như thế nào? có những bất cập/tồn tại gì cần khắc phục, thưa đại biểu?

- Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: Lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một quy trình bắt buộc đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, thực tế mặc dù quy định này đã được triển khai nhưng dường như hiệu quả chưa cao. Qua theo dõi một số dự thảo thì cơ quan chủ trì mặc dù báo cáo đã xin ý kiến nhưng đặt vấn đề ngược lại, cụ thể đã  có bao nhiêu ý kiến tham gia? Ý kiến góp ý được tiếp thu và giải trình như thế nào thì trong báo cáo của cơ quan soạn thảo cũng chưa đánh giá cụ thể về vấn đề này.  

- Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Trong thời gian vừa qua, khi áp dụng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong xây dựng các chính sách, pháp luật, về cơ bản được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, có nhiều dự án luật, công tác đánh giá tác động và lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng và đặc biệt lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động nhiều khi thực hiện chưa nghiêm túc. Bên cạnh đó, còn xảy ra tình trạng thời gian thực hiện lấy ý kiến quá ngắn và quá gấp nên chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của công chúng. Những bất cập này làm cho chất lượng công tác lấy ý kiến chưa cao, mang tính hình thức bởi vậy một số điều luật khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn không khả thi.

- Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Trong thực tiễn vừa qua, việc lấy ý kiến nhân dân trong khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính hình thức chưa tạo cho người dân thói quen mặn mà với việc đóng góp ý kiến. Chỉ có điều liên quan đến lợi ích của bộ phận nào thì bộ phận đó mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến.

- Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định rất chặt chẽ quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, pháp lệnh hay nghị định, các văn bản dưới luật. Theo đó, trong quy trình đều có yêu cầu bắt buộc phải đánh giá tác động và có tham vấn ý kiến của người dân khi đưa ra chính sách mới, quy phạm mới để đảm bảo tạo được sự đồng thuận và tính khả thi khi ban hành quy định pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua mặc dù các cơ quan có thẩm quyền dường như chưa quan tâm đúng mức đến việc lấy ý kiến người dân, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác triển khai lấy ý kiến.

Phóng viên: Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận và cho ý kiến lần đầu về dự án luật. Vậy, quy định tại dự thảo đã phù hợp hay chưa? Và cần quy định theo hướng nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lấy ý kiến xây luật trong thời gian tới, thưa đại biểu?

- Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: Theo quan điểm của tôi, việc tổ chức triển khai lấy ý kiến góp ý trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần thực chất hơn. Dự thảo luật lần này cần nghiên cứu, cân nhắc quy định theo hướng đổi mới nhiều hình thức lấy ý kiến đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời có quy định  làm rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo đã tập hợp được bao nhiêu kiến nghị, ý kiến góp ý và những nội dung đó được tiếp thu giải trình như thế nào?  Bên cạnh đó, quy định về việc lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp.

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam

- Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Công tác lấy ý kiến cần phải sát với thực tiễn, bằng những biện pháp phù hợp với từng đối tượng tác động cụ thể. Cần lưu ý, việc lấy ý kiến của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu vùng xa thì không thể lấy ý kiến qua Cổng thông tin mà phải lấy ý kiến tận khu dân cư, cộng đồng để mọi đối tượng tiếp cận được văn bản khi còn là dự thảo. Điều quan trọng hơn là phải tuyên truyền, giải thích cho người dân, đối tượng bị tác động hiểu được quy định tại dự thảo để người dân tham gia ý kiến. Đồng thời, phải dành khoảng thời gian hợp lý để người dân có thể nghiên cứu, trao đổi, phản biện. Thực hiện tốt quy trình lấy ý kiến thì luật ban hành mới đảm bảo tính khả thi, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

- Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Cách thức mà chúng ta lấy ý kiến của nhân dân là điều đáng phải bàn. Cần nghiên cứu việc tổ chức lấy ý kiến như thế nào? đối tượng ra sao? mức độ như thế nào?. Đây cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ, chúng ta có thể lấy thông qua các trang thông tin điện tử, qua các cuộc điều tra xã hội học hoặc là thông qua các cuộc tọa đàm, sinh hoạt cộng đồng. Như vậy, cần căn cứ tùy theo tính chất và mức độ của quy phạm pháp luật có thể tác động đến đối tượng nào để việc lấy ý kiến được hiệu quả. Đồng thời, cần mở rộng, phát huy trí tuệ toàn dân, đặc biệt là đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm, tránh hình thức.

Như vậy, theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội để việc lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thể hiện được đúng ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng trong việc xây dựng pháp luật, Ban soạn thảo nên nghiên cứu điều chỉnh quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp. Theo đó, nghiên cứu quy định hình thức, quy mô tổ chức lấy ý kiến, đối tượng, mức độ, đặc biệt là các hình thức lấy ý kiến đối với từng loại văn bản. Theo dự kiến, dự án luật sửa đổi sẽ được trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến và dự kiến thông qua kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV tới đây.

Lê Anh

Các bài viết khác
 

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: VIỆC LẤY Ý KIẾN TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CẦN THỰC CHẤT HƠN

31/03/2020 11:51

Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để nghiên cứu tiếp thu nhằm làm cho các chính sách được đề xuất sau khi được luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Đây là quy trình bắt buộc đã được luật hóa trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Hội nghị tham vấn ý kiến xây dựng Luật Thanh niên (sửa đổi)

Lấy ý kiến trong xây dựng luật còn mang tính hình thức

Lấy ý kiến người dân, đối tượng tác động là một trong những quy trình bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc lấy ý kiến người dân nhằm giúp cho các chính sách được đề xuất sau khi luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

Theo nhà báo Nguyễn Minh Phong, thông qua việc lấy ý kiến của người dân người hoạch định chính sách sẽ có thông tin về thực tế cuộc sống để đưa ra được những quy định phù hợp với các điều kiện xã hội hiện có. Từ đó văn bản pháp luật sẽ có tính khả thi cao tránh được bệnh chủ quan duy ý chí áp đặt từ một phía. Bên cạnh đó, đây cũng là một hình thức tuyên truyền mang tính tích cực, chủ động để người dân nghiên cứu thảo luận tiếp cận trước một bước với văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để văn bản đi vào cuộc sống khi được chính thức ban hành.

Tích cực tham gia thực hiện quy định này, đa số cán bộ hưu trí sinh sống tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội cho biết, người dân luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản pháp luật của nhà nước. Ông Nguyễn Trọng Phúc cho biết, khi nào có hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề hay văn bản xin ý kiến vào dự thảo luật, ông đều tích cực tham gia góp ý kiến vào vấn đề bản thân quan tâm.

Cán bộ hưu trí tại phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội tích cực tham gia góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 

Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều được tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản với nhiều hình thức phù hợp. Việc đăng tải công khai các đề nghị, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử để lấy ý kiến Nhân dân, doanh nghiệp được thực hiện tương đối nghiêm túc, bảo đảm thời hạn theo quy định của Luật năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù đây là một quy trình quan trọng và có ý nghĩa nhưng dường như chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Việc thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn.

Ông Lưu Huy Vinh, một cử tri tại quận Đống Đa cho rằng, việc đăng tải dự thảo văn bản trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước chưa thực sự thu hút được sự chú ý cũng như quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Việc lấy ý kiến dường như còn mang tính hình thức, không biết góp ý vào đâu, góp ý rồi có được tiếp thu, phản hồi hay không?

Ông Lưu Huy Vinh thường xuyên góp ý thông qua các trang Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành

Cũng về vấn đề này, ông Đỗ Văn Vẻ, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, cách thức lấy ý kiến chỉ chủ yếu được thực hiện thông qua việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, ít khi thông qua hình thức hội thảo hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, hình thức đối thoại trực tiếp về chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết với đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản chưa được các tỉnh, thành phố áp dụng trên thực tế.

Tại Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Tư pháp cũng đã chỉ ra một số tồn tại, trong đó, việc lấy ý kiến góp ý đối với các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế như: các cơ quan lập đề nghị mới chỉ chú trọng đến việc lấy ý kiến 4 bộ: Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Nội vụ, chưa chú trọng đến việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến chưa quan tâm đến việc góp ý; đa số ý kiến góp ý đều gửi chậm so với thời hạn theo quy định của Luật. Hầu hết các đề nghị, dự án, dự thảo đăng tải trên Cổng thông tin điện tử không nhận được ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cũng theo Bộ Tư pháp, chất lượng ý kiến đóng góp chưa cao, nhất là đối với những vấn đề mới, phức tạp, còn nhiều tranh luận. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng cơ quan, tổ chức được xin ý kiến nhưng không có ý kiến góp ý hoặc có văn bản trả lời nhưng “nhất trí hoàn toàn” với nội dung được xin ý kiến. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là do: nhiều cơ quan chưa coi trọng đúng mức việc lấy ý kiến và việc tiếp thu, giải trình, phản hồi đầy đủ ý kiến của Nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Ngược lại, từ phía xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân cũng chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình cũng như còn hạn chế về năng lực tham gia xây dựng pháp luật, giám sát, phản biện xã hội. Ngoài ra, thời gian gửi hồ sơ đề nghị, dự án, dự thảo văn bản để lấy ý kiến thường rất gấp, chưa đúng quy định của Luật; nhiều trường hợp, hồ sơ, tài liệu gửi lấy ý kiến không đầy đủ hoặc nội dung sơ sài, thiếu các thông tin cần thiết.

Hoàn thiện quy định về lấy ý kiến

Kịp thời khắc phục hạn chế này cũng như những vướng mắc trong quá trình thực thi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về bố cục, dự thảo Luật gồm 3 điều. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 46 điều về nội dung và 06 điều về kỹ thuật. Trong quá trình thảo luận tại hội trường cũng như thảo luận tại tổ, một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng Dự án luật.

Bộ trưởng Lê Thành Long trình bày Tờ trình 

Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh quy định về việc lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp. Đề nghị nghiên cứu quy định hình thức, quy mô tổ chức lấy ý kiến, đối tượng, mức độ, đặc biệt là các hình thức này phải quy định như thế nào đối với từng loại văn bản.

Một trong những tồn tại của Luật năm 2015 đó là dù bước đầu quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì lấy ý kiến và cơ quan, tổ chức tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại chưa có quy định cơ chế giám sát việc tổ chức lấy ý kiến, tham gia góp ý kiến và trách nhiệm giải trình, phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quy trình này. Chính điều này đã làm cho việc lấy ý kiến bị hình thức, mang tính chiếu lệ.

Vậy, trong lần sửa đổi này luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành VBQPPL cần quy định như thế nào và cần đổi mới hình thức lấy ý kiến ra sao để người dân có nhiều cơ hội hơn được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả và khả thi. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến các đại biểu Quốc hội về nội dung này.

Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La

Phóng viên: Luật Ban hành văn bản QPPL đã có quy định về việc lấy ý kiến góp ý xây dựng luật. Vậy, thực tế thời gian qua công tác này được triển khai như thế nào? có những bất cập/tồn tại gì cần khắc phục, thưa đại biểu?

- Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: Lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một quy trình bắt buộc đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, thực tế mặc dù quy định này đã được triển khai nhưng dường như hiệu quả chưa cao. Qua theo dõi một số dự thảo thì cơ quan chủ trì mặc dù báo cáo đã xin ý kiến nhưng đặt vấn đề ngược lại, cụ thể đã  có bao nhiêu ý kiến tham gia? Ý kiến góp ý được tiếp thu và giải trình như thế nào thì trong báo cáo của cơ quan soạn thảo cũng chưa đánh giá cụ thể về vấn đề này.  

- Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Trong thời gian vừa qua, khi áp dụng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong xây dựng các chính sách, pháp luật, về cơ bản được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, có nhiều dự án luật, công tác đánh giá tác động và lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng và đặc biệt lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động nhiều khi thực hiện chưa nghiêm túc. Bên cạnh đó, còn xảy ra tình trạng thời gian thực hiện lấy ý kiến quá ngắn và quá gấp nên chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của công chúng. Những bất cập này làm cho chất lượng công tác lấy ý kiến chưa cao, mang tính hình thức bởi vậy một số điều luật khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn không khả thi.

- Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Trong thực tiễn vừa qua, việc lấy ý kiến nhân dân trong khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính hình thức chưa tạo cho người dân thói quen mặn mà với việc đóng góp ý kiến. Chỉ có điều liên quan đến lợi ích của bộ phận nào thì bộ phận đó mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến.

- Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định rất chặt chẽ quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, pháp lệnh hay nghị định, các văn bản dưới luật. Theo đó, trong quy trình đều có yêu cầu bắt buộc phải đánh giá tác động và có tham vấn ý kiến của người dân khi đưa ra chính sách mới, quy phạm mới để đảm bảo tạo được sự đồng thuận và tính khả thi khi ban hành quy định pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua mặc dù các cơ quan có thẩm quyền dường như chưa quan tâm đúng mức đến việc lấy ý kiến người dân, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác triển khai lấy ý kiến.

Phóng viên: Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận và cho ý kiến lần đầu về dự án luật. Vậy, quy định tại dự thảo đã phù hợp hay chưa? Và cần quy định theo hướng nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lấy ý kiến xây luật trong thời gian tới, thưa đại biểu?

- Đại biểu Quàng Văn Hương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La: Theo quan điểm của tôi, việc tổ chức triển khai lấy ý kiến góp ý trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần thực chất hơn. Dự thảo luật lần này cần nghiên cứu, cân nhắc quy định theo hướng đổi mới nhiều hình thức lấy ý kiến đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời có quy định  làm rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo đã tập hợp được bao nhiêu kiến nghị, ý kiến góp ý và những nội dung đó được tiếp thu giải trình như thế nào?  Bên cạnh đó, quy định về việc lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp.

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam

- Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Công tác lấy ý kiến cần phải sát với thực tiễn, bằng những biện pháp phù hợp với từng đối tượng tác động cụ thể. Cần lưu ý, việc lấy ý kiến của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu vùng xa thì không thể lấy ý kiến qua Cổng thông tin mà phải lấy ý kiến tận khu dân cư, cộng đồng để mọi đối tượng tiếp cận được văn bản khi còn là dự thảo. Điều quan trọng hơn là phải tuyên truyền, giải thích cho người dân, đối tượng bị tác động hiểu được quy định tại dự thảo để người dân tham gia ý kiến. Đồng thời, phải dành khoảng thời gian hợp lý để người dân có thể nghiên cứu, trao đổi, phản biện. Thực hiện tốt quy trình lấy ý kiến thì luật ban hành mới đảm bảo tính khả thi, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

- Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Cách thức mà chúng ta lấy ý kiến của nhân dân là điều đáng phải bàn. Cần nghiên cứu việc tổ chức lấy ý kiến như thế nào? đối tượng ra sao? mức độ như thế nào?. Đây cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ, chúng ta có thể lấy thông qua các trang thông tin điện tử, qua các cuộc điều tra xã hội học hoặc là thông qua các cuộc tọa đàm, sinh hoạt cộng đồng. Như vậy, cần căn cứ tùy theo tính chất và mức độ của quy phạm pháp luật có thể tác động đến đối tượng nào để việc lấy ý kiến được hiệu quả. Đồng thời, cần mở rộng, phát huy trí tuệ toàn dân, đặc biệt là đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm, tránh hình thức.

Như vậy, theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội để việc lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thể hiện được đúng ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng trong việc xây dựng pháp luật, Ban soạn thảo nên nghiên cứu điều chỉnh quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lấy ý kiến theo các tiêu chí sát với thực tiễn và bằng những biện pháp phù hợp. Theo đó, nghiên cứu quy định hình thức, quy mô tổ chức lấy ý kiến, đối tượng, mức độ, đặc biệt là các hình thức lấy ý kiến đối với từng loại văn bản. Theo dự kiến, dự án luật sửa đổi sẽ được trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến và dự kiến thông qua kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV tới đây.

Lê Anh