HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NGÀY CÀNG ĐỒNG BỘ VÀ TOÀN DIỆN

23/10/2018 10:06

Sáng 23/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình Quốc hội báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình bày báo cáo thẩm tra

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, Hội đồng dân tộc đánh giá cao báo cáo của Chính phủ đã phản ánh đậm nét cơ bản về kết quả đạt được trên các lĩnh vực cũng như hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2018; đồng thời, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm và đề xuất, kiến nghị về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới.

Trong ba năm qua, Chính phủ, đã ban hành được 41 chính sách, trong đó có 15 chính sách trực tiếp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 26 chính sách chung gián tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thống kê cho đến nay có tổng cộng 118 chính sách, trong đó có 54 chính sách trực tiếp và 64 chính sách gián tiếp.

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhận định của Chính phủ, hiện nay hệ thống chính sách dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng đồng bộ, toàn diện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nguồn ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng tăng. Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số giảm mỗi năm 4% (hiện còn 28,45%). Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện hơn trước. Đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ quản lý, điều hành ở địa phương.

Hội đồng Dân tộc nhận thấy, trong thành tựu đạt được, điểm nổi bật là an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường và củng cố. Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc vẫn giữ vững niềm tin với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cũng chỉ ra một số hạn chế trong báo cáo của Chính phủ, đánh giá 3 năm nhưng báo cáo chưa tách bạch và nêu rõ kết quả cụ thể trong việc thực hiện chính sách trên một số lĩnh vực như: giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; giao đất, giao rừng; sắp xếp ổn định dân cư; giải quyết nước sinh hoạt, trong giai đoạn 2016-2018. Về những khó khăn, thách thức, đây vẫn là vùng có “năm nhất” so với mặt bằng chung của cả nước, đó là: (i) khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; (ii) chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; (iii) kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; (iv) tiếp cận các dịch vụ, phúc lợi xã hội cơ bản kém nhất và (v) tỷ lệ nghèo cao nhất.

Nhận xét về việc ban hành chính sách, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, trong số 15 chính sách trực tiếp, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực xã hội như: giáo dục, văn hóa, thông tin, mà chưa có nhiều chính sách về kinh tế, lao động, việc làm, phát triển hạ tầng, giải quyết đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là những chính sách căn bản để giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, hiện nay các chương trình, chính sách, dự án đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi rất nhiều, gồm 118 chính sách đang có hiêu lực, do 10 Bộ, ngành quản lý, chủ trì chỉ đạo, cùng với đó là những quy định về cơ chế, nguồn lực khác nhau gây nên khó khăn trong tổ chức thực hiện và theo dõi, tổng hợp. Trong công tác quản lý nhà nước, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong triển khai, hướng dẫn thực hiện. Công tác theo dõi địa bàn, nắm bắt tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi của một số bộ, ngành và địa phương chưa sâu sát, chậm tham mưu đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh…Thực hiện chính sách ở các địa phương còn gặp phải những vướng mắc do phân bổ nguồn lực thiếu, giải ngân chậm, cơ chế thủ tục chưa phù hợp.

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay có 118 chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang có hiệu lực. Tuy nhiên, báo cáo chưa phân tích, đánh giá tác động, hiệu quả, nguyên nhân hạn chế của chính sách, cả chủ quan và khách quan; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách.

Các đại biểu làm việc trong phiên họp sáng 23/10

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến thống nhất với đánh giá kết quả giảm nghèo giai đoạn vừa qua đã đạt các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Kết quả giảm nghèo ở các vùng phụ thuộc vào cơ cấu dân cư, dân tộc. Số liệu giảm nghèo chung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ chưa phản ảnh đúng thực chất của vùng dân tộc. Chính phủ cần có số liệu phân tích bổ sung rõ hơn về thu nhập bình quân, số hộ nghèo và tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc ở các khu vực; đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn, đúng thực chất mức sống, thu nhập, sinh kế, mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế.., của đồng bào dân tộc thiểu số; phân tích, làm rõ thực trạng của việc gia tăng các huyện nghèo thuộc diện 30a, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo trong vùng dân tộc thiểu số.  

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến thống nhất với những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế bất cập đã nêu trong báo cáo của Chính phủ và đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để phân định sát thực tế hơn, làm cơ sở cho việc đầu tư hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm.

Với những kết quả đã đạt được và hạn chế của 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Hội đồng Dân tộc đã đưa ra một số kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quan tâm bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Ban hành Nghị quyết quy định về tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi bảo đảm khách quan, khoa học, phù hợp làm cơ sở để hoạch định chính sách, bố trí, phân bổ, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổng kết việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi để có cơ sở xây dựng, ban hành chính sách mới cho giai đoạn tiếp theo, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của việc thực hiện chính sách trong giai đoạn vừa  qua; Ban hành quy định thống kê, báo cáo, cung cấp thông tin riêng về vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở cả trung ương và địa phương, như đã nêu trong Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc…

 

Mai Trang - Nhóm ảnh

 

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NGÀY CÀNG ĐỒNG BỘ VÀ TOÀN DIỆN

23/10/2018 10:06

Sáng 23/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình Quốc hội báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình bày báo cáo thẩm tra

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, Hội đồng dân tộc đánh giá cao báo cáo của Chính phủ đã phản ánh đậm nét cơ bản về kết quả đạt được trên các lĩnh vực cũng như hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2018; đồng thời, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm và đề xuất, kiến nghị về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới.

Trong ba năm qua, Chính phủ, đã ban hành được 41 chính sách, trong đó có 15 chính sách trực tiếp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 26 chính sách chung gián tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thống kê cho đến nay có tổng cộng 118 chính sách, trong đó có 54 chính sách trực tiếp và 64 chính sách gián tiếp.

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhận định của Chính phủ, hiện nay hệ thống chính sách dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng đồng bộ, toàn diện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nguồn ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng tăng. Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số giảm mỗi năm 4% (hiện còn 28,45%). Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện hơn trước. Đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ quản lý, điều hành ở địa phương.

Hội đồng Dân tộc nhận thấy, trong thành tựu đạt được, điểm nổi bật là an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường và củng cố. Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc vẫn giữ vững niềm tin với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cũng chỉ ra một số hạn chế trong báo cáo của Chính phủ, đánh giá 3 năm nhưng báo cáo chưa tách bạch và nêu rõ kết quả cụ thể trong việc thực hiện chính sách trên một số lĩnh vực như: giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; giao đất, giao rừng; sắp xếp ổn định dân cư; giải quyết nước sinh hoạt, trong giai đoạn 2016-2018. Về những khó khăn, thách thức, đây vẫn là vùng có “năm nhất” so với mặt bằng chung của cả nước, đó là: (i) khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; (ii) chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; (iii) kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; (iv) tiếp cận các dịch vụ, phúc lợi xã hội cơ bản kém nhất và (v) tỷ lệ nghèo cao nhất.

Nhận xét về việc ban hành chính sách, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, trong số 15 chính sách trực tiếp, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực xã hội như: giáo dục, văn hóa, thông tin, mà chưa có nhiều chính sách về kinh tế, lao động, việc làm, phát triển hạ tầng, giải quyết đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là những chính sách căn bản để giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, hiện nay các chương trình, chính sách, dự án đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi rất nhiều, gồm 118 chính sách đang có hiêu lực, do 10 Bộ, ngành quản lý, chủ trì chỉ đạo, cùng với đó là những quy định về cơ chế, nguồn lực khác nhau gây nên khó khăn trong tổ chức thực hiện và theo dõi, tổng hợp. Trong công tác quản lý nhà nước, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong triển khai, hướng dẫn thực hiện. Công tác theo dõi địa bàn, nắm bắt tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi của một số bộ, ngành và địa phương chưa sâu sát, chậm tham mưu đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh…Thực hiện chính sách ở các địa phương còn gặp phải những vướng mắc do phân bổ nguồn lực thiếu, giải ngân chậm, cơ chế thủ tục chưa phù hợp.

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay có 118 chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang có hiệu lực. Tuy nhiên, báo cáo chưa phân tích, đánh giá tác động, hiệu quả, nguyên nhân hạn chế của chính sách, cả chủ quan và khách quan; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách.

Các đại biểu làm việc trong phiên họp sáng 23/10

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến thống nhất với đánh giá kết quả giảm nghèo giai đoạn vừa qua đã đạt các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Kết quả giảm nghèo ở các vùng phụ thuộc vào cơ cấu dân cư, dân tộc. Số liệu giảm nghèo chung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ chưa phản ảnh đúng thực chất của vùng dân tộc. Chính phủ cần có số liệu phân tích bổ sung rõ hơn về thu nhập bình quân, số hộ nghèo và tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc ở các khu vực; đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn, đúng thực chất mức sống, thu nhập, sinh kế, mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế.., của đồng bào dân tộc thiểu số; phân tích, làm rõ thực trạng của việc gia tăng các huyện nghèo thuộc diện 30a, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo trong vùng dân tộc thiểu số.  

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến thống nhất với những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế bất cập đã nêu trong báo cáo của Chính phủ và đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để phân định sát thực tế hơn, làm cơ sở cho việc đầu tư hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm.

Với những kết quả đã đạt được và hạn chế của 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Hội đồng Dân tộc đã đưa ra một số kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quan tâm bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Ban hành Nghị quyết quy định về tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi bảo đảm khách quan, khoa học, phù hợp làm cơ sở để hoạch định chính sách, bố trí, phân bổ, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổng kết việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi để có cơ sở xây dựng, ban hành chính sách mới cho giai đoạn tiếp theo, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của việc thực hiện chính sách trong giai đoạn vừa  qua; Ban hành quy định thống kê, báo cáo, cung cấp thông tin riêng về vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở cả trung ương và địa phương, như đã nêu trong Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc…

 

Mai Trang - Nhóm ảnh

Other news
 

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NGÀY CÀNG ĐỒNG BỘ VÀ TOÀN DIỆN

23/10/2018 10:06

Sáng 23/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình Quốc hội báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình bày báo cáo thẩm tra

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, Hội đồng dân tộc đánh giá cao báo cáo của Chính phủ đã phản ánh đậm nét cơ bản về kết quả đạt được trên các lĩnh vực cũng như hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2018; đồng thời, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm và đề xuất, kiến nghị về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới.

Trong ba năm qua, Chính phủ, đã ban hành được 41 chính sách, trong đó có 15 chính sách trực tiếp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 26 chính sách chung gián tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thống kê cho đến nay có tổng cộng 118 chính sách, trong đó có 54 chính sách trực tiếp và 64 chính sách gián tiếp.

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhận định của Chính phủ, hiện nay hệ thống chính sách dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng đồng bộ, toàn diện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nguồn ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng tăng. Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số giảm mỗi năm 4% (hiện còn 28,45%). Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện hơn trước. Đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ quản lý, điều hành ở địa phương.

Hội đồng Dân tộc nhận thấy, trong thành tựu đạt được, điểm nổi bật là an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường và củng cố. Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc vẫn giữ vững niềm tin với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cũng chỉ ra một số hạn chế trong báo cáo của Chính phủ, đánh giá 3 năm nhưng báo cáo chưa tách bạch và nêu rõ kết quả cụ thể trong việc thực hiện chính sách trên một số lĩnh vực như: giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; giao đất, giao rừng; sắp xếp ổn định dân cư; giải quyết nước sinh hoạt, trong giai đoạn 2016-2018. Về những khó khăn, thách thức, đây vẫn là vùng có “năm nhất” so với mặt bằng chung của cả nước, đó là: (i) khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; (ii) chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; (iii) kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; (iv) tiếp cận các dịch vụ, phúc lợi xã hội cơ bản kém nhất và (v) tỷ lệ nghèo cao nhất.

Nhận xét về việc ban hành chính sách, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, trong số 15 chính sách trực tiếp, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực xã hội như: giáo dục, văn hóa, thông tin, mà chưa có nhiều chính sách về kinh tế, lao động, việc làm, phát triển hạ tầng, giải quyết đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là những chính sách căn bản để giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, hiện nay các chương trình, chính sách, dự án đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi rất nhiều, gồm 118 chính sách đang có hiêu lực, do 10 Bộ, ngành quản lý, chủ trì chỉ đạo, cùng với đó là những quy định về cơ chế, nguồn lực khác nhau gây nên khó khăn trong tổ chức thực hiện và theo dõi, tổng hợp. Trong công tác quản lý nhà nước, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong triển khai, hướng dẫn thực hiện. Công tác theo dõi địa bàn, nắm bắt tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi của một số bộ, ngành và địa phương chưa sâu sát, chậm tham mưu đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh…Thực hiện chính sách ở các địa phương còn gặp phải những vướng mắc do phân bổ nguồn lực thiếu, giải ngân chậm, cơ chế thủ tục chưa phù hợp.

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay có 118 chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang có hiệu lực. Tuy nhiên, báo cáo chưa phân tích, đánh giá tác động, hiệu quả, nguyên nhân hạn chế của chính sách, cả chủ quan và khách quan; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách.

Các đại biểu làm việc trong phiên họp sáng 23/10

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến thống nhất với đánh giá kết quả giảm nghèo giai đoạn vừa qua đã đạt các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Kết quả giảm nghèo ở các vùng phụ thuộc vào cơ cấu dân cư, dân tộc. Số liệu giảm nghèo chung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ chưa phản ảnh đúng thực chất của vùng dân tộc. Chính phủ cần có số liệu phân tích bổ sung rõ hơn về thu nhập bình quân, số hộ nghèo và tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc ở các khu vực; đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn, đúng thực chất mức sống, thu nhập, sinh kế, mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế.., của đồng bào dân tộc thiểu số; phân tích, làm rõ thực trạng của việc gia tăng các huyện nghèo thuộc diện 30a, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo trong vùng dân tộc thiểu số.  

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến thống nhất với những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế bất cập đã nêu trong báo cáo của Chính phủ và đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để phân định sát thực tế hơn, làm cơ sở cho việc đầu tư hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm.

Với những kết quả đã đạt được và hạn chế của 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Hội đồng Dân tộc đã đưa ra một số kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quan tâm bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Ban hành Nghị quyết quy định về tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi bảo đảm khách quan, khoa học, phù hợp làm cơ sở để hoạch định chính sách, bố trí, phân bổ, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổng kết việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi để có cơ sở xây dựng, ban hành chính sách mới cho giai đoạn tiếp theo, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của việc thực hiện chính sách trong giai đoạn vừa  qua; Ban hành quy định thống kê, báo cáo, cung cấp thông tin riêng về vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở cả trung ương và địa phương, như đã nêu trong Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc…

 

Mai Trang - Nhóm ảnh

 

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NGÀY CÀNG ĐỒNG BỘ VÀ TOÀN DIỆN

23/10/2018 10:06

Sáng 23/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình Quốc hội báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình bày báo cáo thẩm tra

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, Hội đồng dân tộc đánh giá cao báo cáo của Chính phủ đã phản ánh đậm nét cơ bản về kết quả đạt được trên các lĩnh vực cũng như hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2018; đồng thời, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm và đề xuất, kiến nghị về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới.

Trong ba năm qua, Chính phủ, đã ban hành được 41 chính sách, trong đó có 15 chính sách trực tiếp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 26 chính sách chung gián tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thống kê cho đến nay có tổng cộng 118 chính sách, trong đó có 54 chính sách trực tiếp và 64 chính sách gián tiếp.

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhận định của Chính phủ, hiện nay hệ thống chính sách dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng đồng bộ, toàn diện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nguồn ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng tăng. Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số giảm mỗi năm 4% (hiện còn 28,45%). Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện hơn trước. Đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ quản lý, điều hành ở địa phương.

Hội đồng Dân tộc nhận thấy, trong thành tựu đạt được, điểm nổi bật là an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường và củng cố. Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc vẫn giữ vững niềm tin với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cũng chỉ ra một số hạn chế trong báo cáo của Chính phủ, đánh giá 3 năm nhưng báo cáo chưa tách bạch và nêu rõ kết quả cụ thể trong việc thực hiện chính sách trên một số lĩnh vực như: giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; giao đất, giao rừng; sắp xếp ổn định dân cư; giải quyết nước sinh hoạt, trong giai đoạn 2016-2018. Về những khó khăn, thách thức, đây vẫn là vùng có “năm nhất” so với mặt bằng chung của cả nước, đó là: (i) khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; (ii) chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; (iii) kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; (iv) tiếp cận các dịch vụ, phúc lợi xã hội cơ bản kém nhất và (v) tỷ lệ nghèo cao nhất.

Nhận xét về việc ban hành chính sách, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, trong số 15 chính sách trực tiếp, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực xã hội như: giáo dục, văn hóa, thông tin, mà chưa có nhiều chính sách về kinh tế, lao động, việc làm, phát triển hạ tầng, giải quyết đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là những chính sách căn bản để giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, hiện nay các chương trình, chính sách, dự án đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi rất nhiều, gồm 118 chính sách đang có hiêu lực, do 10 Bộ, ngành quản lý, chủ trì chỉ đạo, cùng với đó là những quy định về cơ chế, nguồn lực khác nhau gây nên khó khăn trong tổ chức thực hiện và theo dõi, tổng hợp. Trong công tác quản lý nhà nước, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong triển khai, hướng dẫn thực hiện. Công tác theo dõi địa bàn, nắm bắt tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi của một số bộ, ngành và địa phương chưa sâu sát, chậm tham mưu đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh…Thực hiện chính sách ở các địa phương còn gặp phải những vướng mắc do phân bổ nguồn lực thiếu, giải ngân chậm, cơ chế thủ tục chưa phù hợp.

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay có 118 chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang có hiệu lực. Tuy nhiên, báo cáo chưa phân tích, đánh giá tác động, hiệu quả, nguyên nhân hạn chế của chính sách, cả chủ quan và khách quan; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách.

Các đại biểu làm việc trong phiên họp sáng 23/10

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến thống nhất với đánh giá kết quả giảm nghèo giai đoạn vừa qua đã đạt các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Kết quả giảm nghèo ở các vùng phụ thuộc vào cơ cấu dân cư, dân tộc. Số liệu giảm nghèo chung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ chưa phản ảnh đúng thực chất của vùng dân tộc. Chính phủ cần có số liệu phân tích bổ sung rõ hơn về thu nhập bình quân, số hộ nghèo và tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc ở các khu vực; đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn, đúng thực chất mức sống, thu nhập, sinh kế, mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế.., của đồng bào dân tộc thiểu số; phân tích, làm rõ thực trạng của việc gia tăng các huyện nghèo thuộc diện 30a, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo trong vùng dân tộc thiểu số.  

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến thống nhất với những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế bất cập đã nêu trong báo cáo của Chính phủ và đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để phân định sát thực tế hơn, làm cơ sở cho việc đầu tư hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm.

Với những kết quả đã đạt được và hạn chế của 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Hội đồng Dân tộc đã đưa ra một số kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quan tâm bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Ban hành Nghị quyết quy định về tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi bảo đảm khách quan, khoa học, phù hợp làm cơ sở để hoạch định chính sách, bố trí, phân bổ, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ chỉ đạo tổng kết việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi để có cơ sở xây dựng, ban hành chính sách mới cho giai đoạn tiếp theo, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của việc thực hiện chính sách trong giai đoạn vừa  qua; Ban hành quy định thống kê, báo cáo, cung cấp thông tin riêng về vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở cả trung ương và địa phương, như đã nêu trong Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc…

 

Mai Trang - Nhóm ảnh