Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV thuộc lĩnh vực Bộ Công thương

Gửi bởi: Kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV thuộc lĩnh vực Bộ Công thương   

Trả lời:

STT

Nội dung

Địa phương

I. Về thương mại, thị trường

  1.  

Cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là các loại nông sản, vật tư nông nghiệp, dược phẩm, thực phẩm độc hại không rõ nguồn gốc xuất xứ… ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân, gây thiệt hại kinh tế của đất nước; việc kiểm soát, quản lý chất lượng và nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ở vùng nông thôn, vùng sâu còn buông lỏng; việc xử lý sai phạm còn quá nhẹ chưa tương xứng với thiệt hại của người tiêu dùng so với lợi nhuận kinh doanh phi pháp mang lại. Đề nghị Bộ Công thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý thị trường, thanh tra, kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm và thông báo công khai cho nhân dân biết cụ thể cá nhân, cơ sở kinh doanh vi phạm và kết quả xử lý vi phạm.

Nam Định, Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Hưng Yên, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp, Thừa Thiên Huế, Đăk Lắk, Hà Nam, Nghệ An, quảng Bình, Ninh Bình, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Dương, Long An

  1.  

Cử tri đề nghị có cơ chế quản lý chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu đối với các loại hoá chất, phẩm màu, chất phụ gia tại nơi sản xuất và ở các cửa khẩu trên toàn quốc.

Kiên Giang

  1.  

Kiến nghị chỉ đạo các Bộ, ngành có biện pháp xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp, cá nhân của Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu bị trả về do có hành vi gian lận thương mại, nhằm kịp thời chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của hàng hóa nội địa khi tham gia vào thị trường thế giới.

Tiền Giang

  1.  

Hiện nay, hoạt động kinh doanh đa cấp đang diễn biến rất phức tạp, có dấu hiệu ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội, gây thiệt hại cho người tham gia. Đề nghị Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan cần hoàn thiện chính sách pháp luật để quản lý chặt chẽ loại hình kinh doanh này và đưa tội danh vi phạm bán hàng đa cấp vào Bộ luật hình sự để tạo sự răn đe.

Long An, Bình Thuận

  1.  

Trong quy định xử phạt các hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh phân bón, mức xử phạt tiền đối với trường hợp sản xuất phân bón giả về chất lượng thì công dụng thấp hơn trường hợp phân bón không đạt chất lượng. Vì sản xuất phân bón giả xử lý theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, áp dụng mức xử phạt từ 1 triệu đồng đến 200 triệu đồng, trong khi sản xuất phân bón kém chất lượng lại có mức xử phạt 80 – 180 triệu đồng. Với mức phạt này, thực tế vẫn chưa đủ mạnh để răn đe. Cử tri kiến nghị về sản xuất phân bón giả thì bất cứ vụ việc vi phạm ít hay nhiều, nặng hay nhẹ cũng phải khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời xem xét điều chỉnh áp dụng mức xử phạt cao hơn so với quy định hiện nay.

Lâm Đồng

  1.  

Tại điểm 3, Điều 5 Thông tư 45/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, có quy định: “Cơ quan kiểm tra phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho cơ sở sản xuất chậm nhất 15 ngày trước ngày kiểm tra”. Quy định này là kẻ hở cho các cơ sở kinh doanh đối phó, gây khó khăn trong việc kiểm tra phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm. Cử tri đề nghị Bộ Công thương sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư 45/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 cho phù hợp hơn.

Kiên Giang

  1.  

Cử tri đề nghị Bộ Công thương sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc phân cấp quản lý và điều kiện cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ. Đồng thời sớm ban hành tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm; nghiên cứu để có một hệ thống tổ chức quản lý về an toàn thực phẩm đồng bộ như các ngành nông nghiệp, y tế.

Kiên Giang

  1.  

Cử tri cho rằng tình trạng nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu và rác thải công nghiệp sẽ khiến nước ta phải đối mặt nhiều mối nguy hại như: ô nhiễm môi trường, mất an ninh năng lượng, kéo dài quá trình hiện đại hóa nền công nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh quốc gia... Đề nghị cần có biện pháp khắc phục triệt để tình trạng này.

Hà Nội

  1.  

Cử tri phản ánh, thời gian qua, các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nông dân, nhưng không ổn định, có lúc mua, lúc không mua, làm cho nông dân thu lỗ, khó khăn trong kế hoạch sản xuất. Đề nghị quan tâm việc quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp của Trung Quốc để người dân an tâm.

An Giang

II- Điện lực, công nghiệp

  1.  

Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương nghiên cứu chỉ tính giá điện sinh hoạt cùng một mức giá, không nên chia thành nhiều mức giá như hiện nay, người dân dùng điện càng nhiều thì phải trả giá cao cho một đơn vị điện, không khuyến khích các hộ gia đình dùng điện để sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

An Giang

  1.  

Cử tri cho rằng việc tính giá thành điện tăng liên tục như hiện nay là không hợp lý, gây khó khăn cho các hộ, trong khi đó việc hoạch toán giá thành của ngành điện là không rõ ràng. Đề nghị Chính phủ cần làm rõ vấn đề này và trả lời cho cử tri được rõ.

Bình Thuận

  1.  

Hiện nay, mạng lưới điện nông thôn nhiều xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa được đầu tư, nâng cấp, gây mất an toàn cho người dân, đặc biệt trong mùa mưa bão. Cử tri đề nghị Bộ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam quan tâm sớm đầu tư, nâng cấp.

Gia Lai

  1.  

Cử tri các xã Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải huyện Kỳ Sơn đề nghị Chính phủ ngưng việc cấp phép các dự án thủy điện trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Hiện nay, do ảnh hưởng của việc làm các nhà máy thủy điện, đường đi từ trung tâm huyện vào các xã, các bản bị hư hỏng, sạt lở, người dân đi lại khó khăn, không đảm bảo an toàn, bên cạnh đó việc đầu tư xây dựng quá nhiều dự án thủy điện đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

Nghệ An

  1.  

Cử tri cho rằng, hiện nay giá điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn cao, đề nghị nhà nước nghiên cứu giảm giá điện để giảm chi phí đầu vào, nông dân có lời, nâng cao thu nhập.

An Giang

  1.  

Cử tri phản ánh, Hợp tác xã và Tổ hợp tác trong nông nghiệp vẫn phải trả tiền điện theo giá bậc thang, hoạt động không có lãi. Đề nghị Bộ Công thương xem xét lại.

An Giang

  1.  

Đề nghị Bộ Công thương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính sớm triển khai dự án cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Bình Định

  1.  

Đề nghị Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư đưa điện lưới quốc gia, nâng cấp đường điện chiếu sáng đến các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Lạng Sơn

  1.  

Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, giám sát chặt và công khai quy trình xả lũ của các công trình thủy điện nhằm đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống của người dân trong khu vực; đồng thời truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng xả lũ gây thiệt hại về người và tài sản của người dân thời gian qua.

Hà Nội

  1.  

Đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt nam sớm đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp 110KV tại khu vực huyện IaH’ĐRai, tỉnh Kon Tum để phục vụ cho mục đích dân sinh của huyện (trước mắt là các dự án chế biến nông sản), vì việc cấp điện qua đường dây 35 KV hiện nay bị quá tải, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn.

Kon Tum

  1.  

Đề nghị Bộ Công thương bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (130 tỷ đồng) để Điện lực tỉnh Lai Châu giải ngân và thanh toán kịp thời cho các dự án cấp điện cho các thôn bản chưa có điện giai đoạn 2013-2015 và tạm ứng vốn cho các dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2016 – 2020.

Lai Châu

  1.  

Thời gian qua, hoạt động xả lũ của các thủy điện ở miền Trung gây thiệt hại rất nhiều về tính mạng và tài sản của nhân dân. Đề nghị Bộ cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và nghiên cứu sửa đổi quy trình xả nước hồ chứa tại các đập thủy điện; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc vận hành hồ chứa nhằm tránh gây thiệt hại cho người dân vũng hạ du mỗi khi thủy điện xả lũ.

Thừa Thiên Huế

  1.  

Đề nghị Chính phủ có chính sách quan tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp làng nghề ở nông thôn vì đây là ngành có vị trí vô cùng quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông nghiệp và tăng thu nhập cho nhân dân sinh sống ở các khu vực nông thôn.

Nam Định

  1.  

Cử tri phản ánh, nhà máy DAP Đình Vũ thuộc Công ty TNHH Một thành viên DAP-VINACHEM (Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam) được xây dựng vào năm 1990 tại khu Công nghiệp Đình Vũ (quận Hải An, Hải Phòng). Đến nay, công nghệ đã lạc hậu, việc xử lý chất thải của nhà máy sau sản xuất ít được chú trọng, nên từ khi sản xuất đến nay nhà máy vẫn chỉ sử dụng một bãi chứa chất thải tạm, hiện đang quá tải tiềm tàng nguy cơ gây ô nhiễm đất đai và ô nhiễm nguồn nước cục bộ. Đề nghị  Bộ Công thương và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sớm tiến hành cơ cấu lại sản xuất nhằm đem lai hiệu quả kinh tế cao hơn; đầu tư công nghệ hiện đại để xử lý chất thải sau sản xuất, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu phương án xử lý bãi thải tạm hiện nay.

Hải Phòng

  1.  

Cử tri kiến nghị Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để phát triển ngành công nghiệp nặng, công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp để tăng tính chủ động cho nền kinh tế trong nước đồng thời hạn chế sự lệ thuộc, nhập khẩu các loại máy móc của nước ngoài.

Bình Dương

  1.  

Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã biểu quyết dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Có ý kiến cử tri cho rằng điện hạt nhân là nguồn cung cấp năng lượng sạch với độ ổn định và tin cậy cao mà các loại nguồn năng lượng khác khó có thể thay thế, phát triển điện hạt nhân sẽ đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, nếu dừng việc triển khai các dự án điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận thì cần tính toán giải pháp tìm nguồn năng lượng thay thế.

Long An, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh

  1.  

Về quản lý cơ sở kinh doanh hóa chất: Theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, quy định điều kiện kinh doanh hóa chất phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật (như: kho, trang thiết bị phòng chống cháy nổ, trang thiết bị bảo hộ lao động,…). Tuy nhiên, hiện có trường hợp các cơ sở kinh doanh hóa chất bán hàng trực tiếp (cơ sở này không có kho lưu trữ, hợp đồng thuê kho hoặc sử dụng kho của đơn vị bán hóa chất) và giao hàng trực tiếp đến đơn vị sử dụng.  Do đó, gây khó khăn cho đơn vị quản lý ở địa phương khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh doanh hóa chất. Đề nghị Bộ Công thương có văn bản quy định cụ thể việc cấp Giấy chứng nhận kinh doanh hóa chất cho các đối tượng nêu trên để địa phương có cơ sở thực hiện và hướng dẫn giải quyết cho doanh nghiệp.

Quảng Ngãi

  1.  

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri được biết các cơ quan chức năng đang xem xét việc triển khai dự án Thép Cà Ná (Ninh Thuận). Để bảo đảm môi trường ở địa bàn này, cử tri kiến nghị cần phải cân nhắc và thận trọng khi xem xét dự án này.

Bình Thuận

  1.  

Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 202/2013 ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

Hà Tĩnh

  1.  

Vừa qua UBND tỉnh Quảng Nam có chủ trương di dời Nhà máy thép Việt Pháp thuộc Công ty TNHH Thép Việt Pháp từ phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến khu vực đầu nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Liên quan đến vấn đề này, cử tri bày tỏ hết sức lo ngạo sẽ tác động xấu đến môi trường, nhất là đối với thành phố Đà Nẵng khi mà nguồn nước sản xuất, sinh hoạt chủ yếu được lấy từ sông Vu Gia. Đề nghị Bộ tài nguyên Môi trường, Bộ Công thương có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cấp phép đối với dự án này nhằm đảm bảo khi đi vào hoạt động không gây ô nhiễm môi trường, tránh sự cố đáng tiếc như vụ Formosa Hà Tĩnh vừa qua.

Đà Nẵng

  1.  

Đề nghị cơ quan thẩm quyền quan tâm việc tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tiết kiệm điện.

TP Hồ Chí Minh

 
File đính kèm: