7. Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường

24/05/2017 14:21

1. Cử tri các tỉnh An Giang, Long An, Hải Phòng, Bình Thuận, An Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị Quốc hội cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; Tăng cường công tác giám sát tối cao các vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống xã hội như an toàn vệ sinh thực phẩm; ô nhiễm môi trường, đặc biệt giám sát công trình Bô-xit ở Tây Nguyên về hiệu quả, tác động của dự án và ảnh hưởng môi trường trong thời gian tới... Kiên quyết xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân người đứng đầu cơ quan tổ chức khi để xảy ra sai phạm.

Trả lời: (Tại Công văn số 178/UBKHCNMT14 ngày 3/2/2014

Ủy ban KH,CN&MT đã và đang giám sát các vấn đề trên theo đúng chức năng, nhiệm vụ do Quốc hội giao và đã có các báo cáo gửi Quốc hội trong nhiều kỳ họp vừa qua. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được Quốc hội giám sát chuyên đề và sẽ báo cáo kết quả trước Quốc hội và cử tri tại kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2017.

2. Cử tri các tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc tuân thủ các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường của các khu công nghiệp, các dự án lớn và các doanh nghiệp ở cấp quốc gia.

Trả lời: (Tại Công văn số 200/UBKHCNMT14 ngày 13/2/2014

Từ năm 2011-2013, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã liên tục tiến hành giám sát các chuyên đề liên quan trực tiếp tới lĩnh vực môi trường. Trong đó có giám sát về việc bảo vệ môi trường tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty, các khu công nghiệp, khu kinh tế và làng nghề. Qua giám sát, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phát hiện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những bất cập; đồng thời cũng đã báo cáo, kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội sửa đổi chính sách, pháp luật có liên quan để bảo đảm công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn. Trong đó, Quốc hội đã sửa đổi toàn diện và ban hành mới Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

Theo kế hoạch giám sát, năm 2017 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tổ chức giám sát chuyên đề tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó tập trung giám sát các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế ven biển, các tập đoàn, tổng công ty có xả thải lớn. Kết thúc quá trình giám sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ báo cáo và kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội những nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường mà cử tri cả nước cũng như cử tri tỉnh Lào Cai quan tâm.

3. Cử tri các tỉnh Quảng Bình, Đồng Nai, An Giang kiến nghị: Cử tri đề nghị Quốc hội giám sát hậu quả thiệt hại do Công ty Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra trong việc xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển 04 tỉnh miền Trung vừa qua; đặc biệt đánh giá những tác động lâu dài về sức khỏe con người để có biện pháp phòng ngừa. Mặt khác, sau sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, Công ty Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã cam kết phục hồi môi trường biển và không tái phạm. Đề nghị Quốc hội giám sát chặt chẽ những cam kết của Formosa. Đối với cam kết không tái phạm, cần làm rõ vi phạm ở mức độ nào được coi là vi phạm cam kết để cử tri được biết và giám sát; đồng thời nếu vi phạm sẽ phải xử lý nghiêm khắc.

Trả lời: (Tại Công văn số 201/UBKHCNMT14 ngày 13/2/2014

Sự cố môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh Miền Trung là sự cố môi trường nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Sau khi sự cố xảy ra, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ đã vào cuộc để kiểm tra, giám sát và tìm nguyên nhân gây ra sự cố.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2016, Ủy ban KHCN&MT đã tiến hành giám sát sự cố môi trường biển trên tại 4 tỉnh Miền Trung và nghe các bộ, ngành Trung ương báo cáo những vấn đề liên quan đến sự cố. Trên cơ sở đó, Ủy ban KHCN&MT đã gửi Quốc hội, Ủy ban TVQH các báo cáo và kiến nghị các biện pháp, giải pháp khắc phục sự cố nêu trên. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của Chính phủ như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các đơn vị liên quan đã huy động các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học quốc tế khẩn trương nghiên cứu và đánh giá những tác động của sự cố đối với sức khỏe con người; đã yêu cầu Công ty Formosa xây dựng thêm hồ điều hòa sinh học nhằm bảo đảm chất lượng nước thải khi thải ra đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bố trí một đoàn công tác thường trực 24/24 tiến hành giám sát nước thải tại Công ty Formosa Hà Tĩnh.

Tứ đó đến nay, Chính phủ, các bộ, ngành và 4 tỉnh Miền Trung đã chủ động, tích cực triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện nghiêm túc các cam kết đã đưa ra. Đồng thời khẩn trương hỗ trợ người dân về lương thực, giải quyết bồi thường thiệt hại, chuyển đổi nghề nghiệp và khôi phục nghề đánh bắt hải sản.

Theo chức năng, nhiệm vụ, Ủy ban KHCN&MT sẽ tiếp tục giám sát những cam kết về BVMT của Công ty Formosa Hà Tĩnh để báo cáo, kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có giải pháp phù hợp, xử lý và phòng ngừa sự cố môi trường tương tự xảy ra.

4. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định các cơ quan nhà nước có liên quan và chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện phải tổ chức việc lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi sẽ đầu tư công trình, dự án lớn có liên quan đến sản xuất, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng, tác động đến môi trường.

Trả lời: (Tại Công văn số /UBKHCNMT14 ngày 3/2/2014

5. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị Quốc hội nghiên cứu, xem xét việc thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận cho phù hợp, bảo đảm an toàn cho môi trường sống và sinh hoạt của nhân dân trong tương lai.

Trả lời: (Tại Công văn số 179/UBKHCNMT14 ngày 3/2/2014

Tại kỳ họp thứ 2 vào tháng 11/2016 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 31 về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận với sự nhất trí cao của các vị đại biểu Quốc hội.

6. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát đối với Bộ Công Thương trong việc giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội có liên quan đến công tác bồi thường, tái định cư và sử dụng nguồn nước sông Ba của nhà máy thủy điện An Khê - KaNak.

Trả lời: (Tại Công văn số /UBKHCNMT14 ngày 3/2/2014

Về việc quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các công trình thủy điện, Ủy ban KH,CN&MT đã có báo cáo giám sát và Quốc hội đã có Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trong đó có nội dung liên quan đến công tác bồi thường, tái định cư và sử dụng nguồn nước sông Ba của nhà máy thủy điện An Khê – KaNak.

7. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Cử tri kiến nghị Quốc hội giám sát vụ việc chất thải bùn đỏ của nhà máy Nhân Cơ tỉnh Đắk Nông và thông tin kết quả cho cử tri được biết.

Trả lời: (Tại Công văn số 181/UBKHCNMT14 ngày 3/2/2014

Ủy ban KH,CN&MT và một số Ủy ban khác của Quốc hội đã và đang giám sát quá trình xây dựng và hoạt động của các nhà máy khai thác và chế biến bô xit ở Tây Nguyên, trong đó có Nhà máy Nhân Cơ thuộc tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, Ủy ban đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các Dự án này và đã gửi báo cáo tới Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

8. Cử tri các tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) hàng ngày phải xả thải nhiều lượng nước và khí thải ra môi trường. Cử tri kiến nghị các Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường sớm tổ chức giám sát việc xả thải tại nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân. Không để việc hoạt động của nhà máy Nhiệt điện tác động đến môi trường và khai thác thác thuỷ hải sản của bà con ngư dân trong khu vực.

Trả lời: (Tại Công văn số 182/UBKHCNMT14 ngày 3/2/2014

Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Bộ Công Thương báo cáo tình hình xả thải tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, không để việc hoạt động của nhà máy tác động xấu đến môi trường và khai thác thủy hải sản của bà con ngư dân trong khu vực.

9. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Đề nghị Quốc hội có Nghị quyết, chương trình hành động riêng về biến đổi khí hậu (BĐKH) để tăng quyết tâm, nguồn lực đổi phó với BĐKH trong thời gian tới nhằm hạn chế những tác động bất lợi của BĐKH đổi với đời sổng của người dân cũng như ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời: Tại Công văn số 291/UBKHCNMT14 ngày 5/4/2017

Trong năm 2014, ủy ban KHCN&MT đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) giao chủ trì, tổ chức Đoàn giám sát chuyên đề của ủy ban TVQH về “Phòng chổng BĐKH ở đồng bằng sông Cửu Long". Đoàn giám sát đã có Báo cáo tổng hợp và ủy ban TVQH đã ban hành Nghị quyết sổ 853/NQ- ƯBTVQH13 ngày 05/12/2014 về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tại điểm c, Khoản 1, Điều 2 của Nghị quyết có giao cho Chính phủ tập trung thực hiện nhiệm vụ như iiTăng cường công tác quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách và các nguồn lực khác cho các hoạt động ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả; kiểm tra, giám sát, đảnh giá kịp thời việc sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước cho ứng phó với BĐKH. Ưu tiên bổ trí kinh phí để triển khai thực hiện những dự án cấp thiết, đặc biệt là các dự án chổng sạt lở bờ biển, bờ sông để tránh ảnh hưởng lớn đến sản xuất, tỉnh mạng và đời sổng nhân dân".

Đến nay, Chính phủ, các bộ, ngành đã và đang rất tích cực huy động các nguồn lực để triển khai các dự án ưu tiên về ứng phó với BĐKH. Hằng năm, Quốc hội đã thông qua các khoản ngân sách để bố trí vốn cho các dự án kè đê chống sạt lở ven biển, hệ thống cống ngăn mặn, trồng rừng ngập mặn ven biến, rùng phòng hộ đầu nguồn, đã phê duyệt để triển khai các mô hình thích ứng với BĐKH ... nhằm ứng phó hiệu quả, lâu dài trước tác động của BĐKH.

Tuy nhiên, BĐKH mang tính toàn cầu và Việt Nam là một trong các nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH, nhất là các tỉnh ven biển của Việt Nam như Khánh Hòa. Chính vì vậy, công tác ứng phó với BĐKH vừa trước mắt, vừa lâu dài và được lồng nghép vào các dự án đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quả của đồng vổn và tính đa mục tiêu của dự án.

Theo kế hoạch giám sát, năm 2017 ủy ban KHCN&MT sẽ tổ chức một số Đoàn khảo sát, giám sát chuyên đề tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ và phát triển rừng; thủy sản và đa dạng sinh học có liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó BĐKH. Các kết quả của giám sát trên, ủy ban KHCN&MT sẽ lồng ghép những kiến nghị của cử tri địa phương trong công tác thẩm tra, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội thông qua. Đồng thời sẽ kiến nghị với ủy ban TVQH và Quốc hội những nội dung liên quan đến ứng phó với BĐKH.

 

Ban Dân nguyện