27/08/2018
Ngày 22/6/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, về các vấn đề xung quanh hoạt động giáo dục tôn giáo.
1. Vào dịp nghỉ hè, các cháu học sinh phổ thông đến các cơ sở tôn giáo rất đông để học giáo lý, học đạo đức của các bậc tiên triết hiền thánh. Xin Bộ trưởng cho biết: Bộ có chính sách, giải pháp gì để định hướng các cơ sở tôn giaó đó tổ chức đúng hướng?
2. Trong dự thảo Luật Giáo dục sắp tới không thấy quy định giáo dục tôn giáo nằm trong đó. Hiện nay, tôn giáo có tới hàng trăm trường, hàng vạn chức sắc là học viên. Ban Tôn giáo Chính phủ quản lý về mặt nhà nước thì rất tốt rồi nhưng chức sắc chúng tôi bao gồm hai vai: một vai là chức sắc, một vai là công dân, vậy mà Bộ trưởng không cho giáo dục tôn giáo vào trong hệ thống giáo dục quốc dân?
1. Vào dịp học sinh nghỉ hè, các gia đình có thể lựa chọn rất nhiều hình thức hoạt động cho con em tham gia tùy theo đặc điểm của từng địa phương, vùng miền như: tham gia các khóa học, sinh hoạt do Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp tổ chức như: Học kỳ quân đội, HỌc làm chiến sĩ an inh, học làm người có ích… nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và trải nghiệm xã hội cho học sinh.
2. Đối với cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng tôn giáo được thực hiện theo các quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016: Từ Điều 37 đến Điều 42 đã quy định cụ thể về điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo; trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo; hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo; hướng dẫn chương trình, nội dung giảng dạy môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam; mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo; giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội