24/05/2017
1. Cử tri tỉnh Bình Phước, Phú Yên kiến nghị: Tình hình nợ đọng chương trình xây dựng nông thôn mới của nước ta hiện nay tăng nhanh và việc trả nợ gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ có giải pháp quản lý chặt chẽ và không để nợ xây dựng nông thôn mới là gánh nặng cho nhân dân ở khu vực chưa triển khai xây dựng nông thôn mới phải trả nợ.
Trả lời: (Tại Công văn số 807 /BNN-VPĐP ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Trong thời gian qua, tại nhiều địa phương đã để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và việc trả nợ gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã có một số giải pháp quản lý như sau:
- Xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết 32/2016/QH14 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó phân công cụ thể trách nhiệm các Bộ, ngành và địa phương trong việc rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình. Xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.
- Cùng với việc đảm bảo cân đối đủ nguồn lực bố trí thực hiện Chương trình theo quy định của Quốc hội tại Nghị quyết số 100/2015/QH13, trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình. Đồng thời, xem xét, giảm tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương đối với nguồn tăng thu của địa phương để các địa phương có thêm nguồn thanh toán nợ đọng.
- Ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền địa phương và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong quá trình triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020: Nghị định 161/2016/NĐ- CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; sửa đổi những tiêu chí chưa phù hợp của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có qui định mục tiêu cụ thể về số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo từng vùng (để phù hợp với thực trạng và khả năng huy động nguồn lực của từng địa phương); ban hành bộ tài liệu tập huấn và ưu tiên đẩy mạnh tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nhất là về kỹ năng quản lý, thực hiện chương trình, công tác tài chính ... để đảm bảo cán bộ cấp xã có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao theo nguyên tắc tăng cường phân cấp tối đa cho cơ sở.
2.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư nguồn lực cho các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với đó là nguồn lực xã hội hóa của nhân dân và doanh nghiệp đã làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam, làng quê sạch đẹp và khang trang hơn. Tuy nhiên, nguồn lực xã hội hóa tại các địa phương ngày càng hạn hẹp, các tiêu chí chưa hoàn thành đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Cử tri đề nghị Chính phủ bổ sung thêm nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương cho các địa phương, giảm bớt tỷ lệ đóng góp xã hội hóa từ nhân dân để sớm hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn quốc.
Trả lời:
Xin tiếp thu và phân bổ theo Ngân sách.
3.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, một số tiêu chí đặt ra vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn mang tính đặc thù của mỗi vùng miền (ví dụ: quy định xã nào cũng phải có chợ, nhưng thực tế sinh hoạt của người dân và do địa lý nên nhiều xã sử dụng chung một chợ cũng thuận tiện, tập trung và phù hợp hơn; hay quy định về việc xây Nhà văn hóa cho mỗi thôn cũng gây lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp; quy định đường giao thông vùng nào cũng 3 mét là không phù hợp đặc biệt là miền núi và hải đảo). Cử tri đề nghị Chính phủ rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới Bộ tiêu chí khung xã nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020 cho phù hợp, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội. Đồng thời triển khai xây dựng, ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu với mục tiêu cao hơn cho các đơn vị đã về đích tiếp tục thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 703/BNN- VPĐP ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Về sửa đổi, bổ sung, ban hành mới Bộ tiêu chí xã nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020:
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg. Theo đó, đã quy định 36 chỉ tiêu (thuộc 16 tiêu chí) là những chỉ tiêu cơ bản, trực tiếp phản ánh yêu cầu thiết yếu về sản xuất và đời sống của người dân ở nông thôn, thống nhất áp dụng chung đối với tất cả các xã; quy định 13 chỉ tiêu (thuộc 06 tiêu chí) là những chỉ tiêu hạ tầng kinh tế - xã hội có thể cần ở mức độ khác nhau để vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù của từng vùng, miền (trong đó có các tiêu chí: giao thông, cơ sở hạ tầng thương mại, cơ sở cật chất văn hóa); đồng thời, đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc áp dụng cụ thể đối với từng nhóm xã (khu vực I, khu vực II, khu vực III) trên địa bàn, tạo sự linh hoạt khi quy định mức độ đạt chuẩn để phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển của từng địa phương, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các công trình được đầu tư theo tiêu chí.
- Về xây dựng, ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu:
Hiện nay, đã có một số địa phương đã ban hành Bộ tiêu chí riêng để áp dụng đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn (như: tỉnh Hà Tĩnh ban hành “Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu”; tỉnh Đồng Nai ban hành “Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao”; thành phố Hồ Chí Minh ban hành “Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn”…).
Tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “nghiên cứu, chỉ đạo thí điểm các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu; đề xuất các tiêu chí nâng cao chất lượng đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí xây dựng mô hình xã nông thôn mới kiểu mẫu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Trong 02 năm (2017-2018), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo thí điểm một số mô hình nông thôn mới kiểu mẫu tại một số địa phương làm cơ sở để xây dựng và đề xuất Bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để áp dụng chung đối với các địa phương trên địa bàn cả nước.
4.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành, sửa đổi, hướng dẫn thực hiện các nội dung tiêu chí nông thôn mới cho phù hợp với từng địa phương theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 để các địa phương sớm triển khai thực hiện.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao; để thuận lợi cho các địa phương trong chỉ đạo, thực hiện các nội dung tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan đang khẩn trương hoàn thiện và sẽ sớm ban hành các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; dự kiến ban hành trong quý I/2017.
5.Cử tri tỉnh Quảng Nam, Đồng Nai, Thái Nguyên, Phú Yên, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Quảng Trị Quảng Bình và thành phố Hà Nội, Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ ngành quan tâm xử lý nghiêm việc Công ty Fomosa Hà Tĩnh xả nước thải gây ô nhiễm môi trường biển và chôn chất thải trái phép ở nhiều tỉnh trong cả nước, người dân ở khu vực này gánh chịu những thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế nhưng đổi lại việc bồi thường thiệt hại của Formosa không xứng đáng. Cử tri kiến nghị cần xử lý nghiêm khắc đối với các cá nhân, tập thể có liên quan để xảy ra sự cố này; xem lại tư cách đối với ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã, ĐBQH khóa XIII trong việc ký giao đất 70 năm cho công ty Fomosa Hà Tĩnh sai thẩm quyền, đến nay chưa có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý kỷ luật mà có người còn được giữ những vị trí cao hơn gây bức xúc trong dư luận; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết của công ty Formosa về vấn đề xả thải để đảm bảo không tái diễn sự cố trên, nếu tái diễn thì kiên quyết chấm dứt hoạt động của Công ty Formosa bởi những hậu quả gây ra sẽ ảnh hưởng lâu dài đến an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Trả lời: (Tại Công văn số 843/TTCP-KHTCTH ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ)
Ngay sau khi xảy ra sự cố Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi là Công ty Formosa Hà Tĩnh) xả thải gây ô nhiễm môi trường biển xảy ra vào dịp cuối tháng 4 đầu tháng 5/2016 tại 04 các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương khắc phục sự cố; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương có liên quan đã khẩn trương thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục sự cố và làm rõ trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan. Đến ngày 28/6, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh đồng thời công khai xin lỗi (ngày 30/6/2016), cam kết bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền 11.500 tỷ, tương đương 500 triệu USD.
Song song với việc tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp để ổn định cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng và khắc phục hậu quả sự cố, trong đó trước mắt tập trung vào công tác thống kê, bồi thường thiệt hại cho người dân. Ở Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm trưởng ban; thành phần gồm các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân 4 tỉnh miền Trung. Hiện nay, Ban chỉ đạo đang tập trung giám sát, chỉ đạo các địa phương chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân đảm bảo quy định.
Liên quan đến việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố môi trường biển, Thanh tra Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, làm rõ việc phê duyệt quy hoạch hệ thống tuyến ống xả thải của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh và công tác quản lý nhà nước của Bộ công thương trong việc kiểm tra công tác nghiệm thu. Qua thanh tra đã phát hiện một số vi phạm của Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh và một số thiếu sót của Bộ Công thương trong việc thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu. Thanh tra Chính phủ đã báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm, đồng thời phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng xem xét, xử lý đối với những cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Đối với việc Công ty Formosa chôn chất thải trái phép ở nhiều tỉnh trong cả nước. Liên quan đến vụ việc chôn chất thải của Formosa tại thị xã Kỳ Anh, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án điều tra việc "tự ý chôn lấp 100 tấn chất thải" của Formosa tại trang trại ở phường Kỳ Trinh, thị xã Hà Tĩnh, theo điều 182a Bộ luật hình sự. Hiện nay, cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh đang điều tra, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
6.Cử tri tỉnh Quảng Bình và thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri cho rằng, việc bồi thường thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển cho các nhóm đối tượng còn chưa công bằng, chính xác, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Mặt khác chỉ bồi thường thời gian 6 tháng mới chỉ là vấn đề trước mắt. Đề nghị Chính phủ cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho ngư dân bảo đảm công bằng, hợp lý; đồng thời cần nghiên cứu để có những chính sách, giải pháp hỗ trợ về lâu dài cho nhân dân những vùng bị thiệt hại.
Trả lời: (Tại Công văn số 572/BTNMT-PC ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Mức bồi thường thiệt hại 500 triệu đô la Mỹ là kết quả của quá trình làm việc, đấu tranh với Công ty Formosa Hà Tĩnh có sự tham gia trực tiếp của các Bộ, ngành, nhà khoa học, chuyên gia pháp lý; dựa trên kết quả thống kê, ðánh giá một cách tổng thể, lýợng giá thiệt hại của các Bộ, ngành và 04 tỉnh miền Trung theo 07 nhóm đối tượng bị thiệt hại; đồng thời dựa trên kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường biển do Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam thực hiện ngay trong quá trình nghiên cứu, xác định nguyên nhân của sự cố. Do vậy, đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị với nhân dân.
Hiện nay, công tác bồi thường thiệt hại cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung hiện đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện theo Quyết định số 1880/QÐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng định mức. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án “Xác định thiệt hại để bồi thường; hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho ngýời dân bị ảnh hýởng bởi sự cố môi trýờng biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” với tổng kinh phí là 11.500 tỷ đồng, trong đó bao gồm: kinh phí bồi thường thiệt hại; quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trường biển tại 4 tỉnh; kinh phí phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản; kinh phí để thực hiện các chính sách. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 1880/QÐ-TTg ngày 29/9/2016 đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban han hành.
7.Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Chính phủ cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các dự án lớn có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao để tránh sự cố tương tự Formosa - Hà Tĩnh; thanh tra, kiểm tra các tập đoàn, tổng công ty có vốn nhà nước, nhằm đảm bảo không để thất thoát ngân sách, hạn chế tham nhũng, tránh tình trạng thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng như các trường hợp vừa qua. Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm của các Đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm tránh trường hợp thanh tra, kiểm tra thì không phát hiện được gì nhưng sau đó doanh nghiệp lại vỡ nợ, phá sản.
Nãm 2017, để sớm khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường, hưởng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; thực hiện thành công Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 nãm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát các dự án lớn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, ô nhiễm môi trường. Thông qua đó xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm, đồng thời kịp thời tháo gỡ vướng mắc về chính sách, pháp luật, giúp các địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Trong năm 2017, đặc biệt tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 200 m3/ngày đêm trở lên trên phạm vi cả nước, các đối tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, các đối tượng có loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất lạc hậu, nguồn thải lớn, xả thải ra những khu vực nhạy cảm về môi trường như ven biển, lưu vực sông; xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi vi phạm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang tiến hành rà soát lập danh mục các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao, yêu cầu tăng cường các bộ phận ứng phó sự cố môi trường, thậm chí cần thiết điều chỉnh báo cáo ÐTM; đồng thời phân công, thanh tra, giám sát cụ thể.
8.Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Về hậu quả do Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra đối với Quảng Bình là rất lớn, rất nghiêm trọng, vuợt quá khả năng giải quyết của tỉnh; cử tri đề nghị:
- Trước mắt, để ổn định cuộc sống cho người dân, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo, sớm thực hiện các chính sách hỗ trợ với nhân dân vùng trực tiếp bị thiệt hại và khu vực liên quan. Hiện nay một số chính sách này còn chưa đến được với các địa phương và người dân.
- Sớm giải quyết những khó khăn của người dân như: về việc làm, về thu nhập, ổn định đời sống lâu dài để nhân dân yên tâm. Phải có những chủ trương, biện pháp sát đúng với đặc thù của dân vùng biển để có giải pháp phù hợp. Bởi vì, đánh bắt hải sản là nghề truyền thống lâu đời, từ già, trẻ, gái trai đều có việc làm thu nhập từ nghề biển, nay nhiều người tuổi cao, sức khỏe yếu không biết phải chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào. Hơn nữa, ngoài việc bám biển tìm nguồn sống, còn góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
- Đề nghị công khai, minh bạch về cái gì là người dân được đền bù, cái gì là được hưởng từ sự hỗ trợ của Nhà nước, của Chính phủ, địa phương; cái gì là Nhà nước đầu tư để giải quyết sự cố vừa qua để nhân dân được biết.
- Cử tri đề nghị Chính phủ phải trả lời, công khai, minh bạch cho dân biết việc Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đền bù 11.500 tỷ đồng dựa vào căn cứ nào để có số tiền bồi thường nói trên; liệu số tiền này có đủ để bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung hay không? Chưa kể những thiệt hại vô hình khác, không chỉ ngư dân, diêm dân mà toàn bộ người lao động trong các thành phần kinh tế khác đều bị ảnh hưởng.
- Cử tri phấn khởi khi Chính phủ thực hiện hỗ trợ một lần tối đa 5 triệu đồng đối với tàu không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV đánh bắt ven bờ vùng lộng do phải tạm ngừng ra khơi vì sự cố môi trường. Tuy nhiên, cử tri cho rằng, chỉ hỗ trợ tàu đánh bắt gần bờ mà không hỗ trợ tàu đánh bắt xa bờ là không hợp lý, vì tính về thiệt hại, ngư dân đánh bắt gần bờ bị thiệt hại trực tiếp còn ngư dân đánh bắt xa bờ chịu thiệt hại gián tiếp, sản phẩm khai thác trong thời gian đầu sau khi công bố môi trường biển bị nhiễm độc không bán được, thiệt hại rất lớn. Vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ cho các tàu đánh bắt xa bờ một cách hợp lý để giúp ngư dân thoát khỏi khó khăn.
- Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành y tế có kế hoạch tổ chức thăm khám, xét nghiệm miễn phí cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển vì rất nhiều người dân ăn phải các loại hải sản bị nhiễm độc trước khi có thông tin cảnh báo, để có biện pháp giúp đỡ người dân phòng chống bệnh tật về lâu dài.
- Cử tri phản ánh, sự cố môi trường biển do Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Quảng Bình, gây thiệt hại to lớn trên hàng nghìn tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp du lịch đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản. Đề nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, đất đai, tín dụng và cung cấp gói hỗ trợ cho tỉnh, bù đắp các thiệt hại cho doanh nghiệp để khắc phục hậu quả, giúp du lịch Quảng Bình vượt qua khó khăn, trở lại ổn định và tăng trưởng, phát triển.
Trả lời: (Tại Công văn số 572/BTNMT-PC ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 627/BYT-VPB1 ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Y tế)
* Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường
Mức bồi thường thiệt hại 11.500 tỷ đồng là kết quả của quá trình làm việc, đấu tranh với Công ty Formosa Hà Tĩnh có sự tham gia trực tiếp của các Bộ, ngành, nhà khoa học, chuyên gia pháp lý; dựa trên kết quả thống kê, đánh giá một cách tổng thể, lượng giá thiệt hại của các Bộ, ngành và 04 tỉnh miền Trung theo 07 nhóm đối tượng bị thiệt hại; đồng thời dựa trên kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường biển do Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam thực hiện ngay trong quá trình nghiên cứu, xác định nguyên nhân của sự cố. Do vậy, đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị với nhân dân.
Hiện nay, công tác bồi thường thiệt hại cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung hiện đang triển khai theo Quyết định số 1880/QÐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng định mức. Thủ tướng Chính phủ cũng đang xem xét để phê duyệt Ðề án “Xác định thiệt hại để bồi thường; hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế” với tổng kinh phí là 11.500 tỷ ðồng, trong ðó bao gồm: kinh phí bồi thường thiệt hại; quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trýờng biển tại 4 tỉnh; kinh phí phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản; kinh phí ðể thực hiện các chính sách.
* Đối với Bộ Y tế:
Sau khi xảy ra sự cố môi trường tại các 4 tỉnh miền Trung, tháng 8/2016, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương (văn bản số 186/TB-VPCP ngày 20/7/2016 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và văn bản số 173/TB-VPCP ngày 08/7/2016 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình) khẩn trương triển khai các giải pháp cần thiết để xử lý các vấn đề liên quan đến sự cố môi trường biển do Công ty Formosa gây ra. Thủ tướng và Phó Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế,... thực hiện ngay các biện pháp nhằm khắc phục những hâu quả về môi trường, đảm bảo đời sống, sinh hoạt và sức khỏe cho người dân trong khu vực này. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng, Bộ Y tế đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch số 117/KH-BYT ngày 24/8/2016 về triển khai các giải pháp y tế nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm hải sản biển, môi trường nước biển và sức khỏe người dân tại 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa. Tiếp đó, Bộ Y tế cũng xây dựng và triển khai Kế hoạch số 1099 /BYT-KH ngày 14/11/2016 về khám sức khỏe, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho nhân dân tại các địa phương miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường giai đoạn 2016-2020. Triển khai các Kế hoạch này, bên cạnh việc kiểm soát về an toàn thực phẩm, Sở Y tế 4 tỉnh này đã phối hợp với Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội chữ thập đỏ tổ chức khám sức khỏe cho người dân ở khu vực bị ảnh hưởng, lập Hồ sơ theo dõi sức khỏe đối với người dân tại khu vực ảnh hưởng môi trường giai đoạn 2016-2020.
Bộ Y tế cũng đang phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai việc cấp thẻ bảo hiểm cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.
9.Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Chính phủ và các bộ ngành liên quan làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan về thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra phương tiện giao thông chở xác súc vật chết gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Trả lời : (Tại Công văn số 605/BNV-TCBC ngày 9 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thú y năm 2015 và phân công của Chính phủ tại Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trực tiếp là Cục Thú y) có trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y (bao gồm kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật). Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT- BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định: cấp tỉnh có Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cấp huyện có Trạm Kiểm dịch động vật và Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi, thú y (bao gồm kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật). Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các lực lượng chức năng thuộc ngành Thú y có thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra các phương tiện giao thông chở động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc kiểm tra phương tiện giao thông còn thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng công an và lực lượng thanh tra ngành giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ, Luật đường sắt, Luật giao thông đường thủy nội địa, Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật hàng hải Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong trường hợp phát hiện phưong tiện giao thông chở xác súc vật chết gây ô nhiễm môi trường thì 02 lực lượng nêu trên chủ động phối hợp với lực lượng chức năng thuộc ngành Thú y để xử lý theo quy định của pháp luật.
10.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn thực phẩm đang tồn tại ở nhiều đầu mối (Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...) dẫn đến tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất, chưa hiệu quả. Cử tri đề nghị Chính phủ cho phép thành lập Tổng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở bổ sung thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ cho Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế, đồng thời thành lập Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trực thuộc Tổng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xây dựng bộ máy tổ chức, cán bộ có đủ năng lực, quyền hạn để thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.
Trả lời: (Tại Công văn số / ngày tháng năm 2017)
Trả lời : (Tại Công văn số 775/BNV-TCBC, ngày 17/02/2017)
Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như sau: Ở Trung ương là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương; ở địa phương là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương. Theo đó, Chính phủ phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng Bộ và giao Bộ Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính và ở địa phương là Sở Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm. Việc quản lý an toàn thực phẩm đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế và khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chúc, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW); Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 9022/VPCP- TCCV ngày 21/10/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cấu tổ chức các Bộ đã chỉ đạo “hạn chế đề xuất thành lập mới Tổng cục và Cục, bảo đảm tinh giản biên chế và cải cách hành chính”. Do vậy, việc kiến nghị của cử tri đề nghị Chính phủ cho phép thành lập Tổng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở bổ sung thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ cho Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế, đồng thời thành lập Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trực thuộc Tổng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là chưa phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nêu trên.
11.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Chính phủ hoàn thiện, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, phát triển nhân lực. Cần hình thành một cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung – cầu nhân lực quốc gia nhằm bảo đảm cân đối cung – cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia hoạt động quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
Trả lời: (Tại Công văn số 924/LĐTBXH-VP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Trong thời gian qua Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã triển khai và thực hiện các hoạt động để phát triển nguồn nhân lực như trình Chính Phủ, trình Quốc hội ban hành Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật trẻ em, Luật Việc làm,…; tổ chức thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm, dạy nghề; đào tạo nghề cho lao động nông thôn,… Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chủ động ban hành Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động (trước đây là Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2009 hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động) để hướng dẫn các tỉnh/thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu cung, cầu lao động tại địa phương. Đến nay, hoạt động thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu thị trường lao động là hoạt động thường xuyên của các tỉnh/thành phố, là nguồn dữ liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý, dự báo và xây dựng các chính sách về lao động – việc làm. Tuy nhiên, để có một hệ thống thông tin về cung, cầu lao động đầy đủ, kịp thời thì cần sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của các ngành và các cấp.
Để đổi mới và hoàn thiện phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, phát triển nhân lực, trong thời gian tới lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Đối với công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ làm việc, chế độ tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Hàng năm, tổ chức đánh giá, phân loại đội ngũ nhà giáo GDNN theo chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ để làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN.
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDNN trên cơ sở đổi mới nội dung chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho nhà giáo GDNN.
- Phân cấp mạnh trách nhiệm quản lý nhà nước về GDNN cho các Bộ, ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và các cơ sở GDNN.
Đối với công tác kiểm định chất lượng GDNN:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng GDNN.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng GDNN.
- Chỉ đạo, giám sát các cơ sở GDNN thực hiện kiểm định chất lượng GDNN theo quy định.
- Trước mắt, để đáp ứng yêu cầu về kiểm định chất lượng, cần nhanh chóng thành lập 03 trung tâm kiểm định chất lượng khu vực do nhà nước thành lập. Có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định, hình thành hệ thống các trung tâm kiểm định chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu đánh giá, công nhận chất lượng GDNN; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp thành lập trung tâm kiểm định chất lượng GDNN.
- Áp dụng các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng của các tổ chức giáo dục có uy tín đối với các nghề khu vực, quốc tế cho một số ngành, nghề đào tạo.
Đối với công tác đánh giá tiêu chuẩn kỹ năng nghề:
- Thực hiện việc chuẩn hóa về định dạng, cập nhật các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được ban hành đáp ứng những thay đổi về công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh…của nghề. Xây dựng để công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho những nghề mới có nhu cầu sử dụng nhiều lao động trong xă hội.
- Chỉnh sửa và cập nhật ngân hàng câu hỏi đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, đảm bảo việc đánh giá kỹ năng nghề được chính xác, thiết thực.
- Đẩy mạnh công tác đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; đề xuất những chính sách để khuyến khích người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề, qua đó nâng cao trình độ kỹ năng nghề của lực lượng lao động.
- Xác định thông tin về những yêu cầu cốt lõi về năng lực thực hiện của nghề, phục vụ xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực quốc gia.
Đối với công tác xây dựng hệ thống thông tin trong GDNN:
Xây dựng Hệ thống kết nối trao đổi thông tin giữa cơ sở dữ liệu về GDNN và cơ sở dữ liệu về thị trường lao động phục vụ gắn kết GDNN với thị trường lao động để xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết nối, trao đổi, cung cấp và khai thác thông tin dùng chung giữa cơ sở dữ liệu về GDNN và cơ sở dữ liệu về thị trường lao động nhằm hỗ trợ, định hướng công tác tuyển sinh, đào tạo, tạo việc làm và phát triển thị trường lao động đáp ứng nhu cầu xã hội theo kế hoạch thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 31/10/2014.
12.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Chính phủ giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng là cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng mở rộng cầu Đá Bạc và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn Quán Toan (Hải Phòng) đến Bí Chợ (Quảng Ninh) theo hình thức BOT hoặc PPP, cho phép áp dụng chỉ định nhà đầu tư (vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ).
Trả lời: (Tại Công văn số 969/BGTVT-ĐTCT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giao thông Vận tải)
Trên cơ sở ý kiến của đại diện các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam trong Hội nghị tổng kết đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức Hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011-2015 do Bộ GTVT tổ chức vào tháng 7/2016, Bộ GTVT đã có văn bản 7271/BGTVT-ĐTCT ngày 27/6/2016 báo cáo Thủ tướng Chính phủ quan điểm, định hướng đầu tư theo hình thức PPP trong thời gian tới. Trong đó, đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT cần đảm bảo quyền lựa chọn khi tham gia giao thông của người dân và người sử dụng dịch vụ hay nói cách khác là không triển khai các dự án theo hình thức BOT đặt trạm thu phí trên đường hiện hữu. Trong trường hợp thực sự cấp bách, cần tiến hành quy trình tham vấn của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Hiệp hội vận tải ô tô các địa phương và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và chỉ triển khai khi có sự đồng thuận tất cả các bên.
Ngoài ra, song song với đường QL10 đoạn từ ngã ba Bí Chợ đến cầu Quán Toan, UBND tỉnh Quảng Ninh đang triển khai xây dựng dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phòng theo hình thức BOT, do vậy, sau khi dự án này hoàn thành (dự kiến cuối năm 2017) lưu lượng xe trên QL10 đoạn từ ngã ba Bí Chợ đến cầu Quán Toan dự kiến sẽ bị giảm do phân bổ lưu lượng xe đi theo đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, theo đó việc triển khai dự án theo hình thức hợp đồng BOT có thể ảnh hưởng đến phương án tài chính của cả 02 dự án. Ngoài ra, nếu triển khai dự án theo hình thức hợp đồng BOT sẽ không đảm bảo khoảng cách giữa hai trạm thu phí (hiện nay dự án cải tạo, nâng cấp QL10 đoạn từ cầu Quán Toan đến cầu Nghìn theo hình thức Hợp đồng BOT đang thi công dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017, trạm thu phí đặt tại Km41+00, như vậy khoảng cách giữa 02 trạm tối đa là 41km < 70km).
Do vậy, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT căn cứ hiện trạng của tuyến đường để thực hiện duy tu, sửa chữa hoặc đầu tư nâng cấp, bảo đảm đáp ứng nhu cầu giao thông (văn bản số 8871/VPCP-KTN ngày 18/10/2016 của Văn phòng Chính phủ).
Trong điều kiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 rất hạn chế, không thể cân đối để thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến QL.10 đoạn Quán Toan - ngã ba Bí Chợ. Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng tuyến đường để đảm bảo êm thuận, an toàn giao thông, không để xảy ra ùn tắc (văn bản số 12762/BGTVT-KHĐT ngày 28/10/2016).
Bộ Giao thông vận tải đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng chuyển ý kiến trên đến cử tri và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
13.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: hiện nay đảo Bạch Long Vỹ vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đúng mức với vị trí đặc biệt quan trọng về chiến lược quốc phòng – an ninh, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn của ngư trường vịnh Bắc Bộ. Đề nghị Chính phủ sớm quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng đảo Bạch Long Vỹ phát triển xứng tầm vị trí đặc biệt quan trọng chiến lược về quốc phòng – an ninh. Đặc biệt là đầu tư nâng cấp âu cảng Bạch Long Vỹ thành cảng cấp 1 Quốc gia; bố trí vốn kè bờ chống xói mòn, đồng thời mở rộng diện tích của đảo Bạch Long Vỹ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1257/BQP-TM ngày 11 tháng 2 năm 2017 của Bộ Quốc phòng)
Ngoài các công trình chiến đấu, cơ sở hạ tầng trước khi thành lập huyện đảo Bạch Long Vỹ. Từ khi thành lập huyện đảo Bạch Long Vỹ đến nay, Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và thành phố Hải Phòng báo cáo, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng-an ninh bảo vệ biển, đảo gắn với phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể:
Đã báo cáo, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ ưu tiên đầu tư, xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành ven biển, các đảo lớn gần bờ trong đó có đảo Bạch Long Vỹ với nhiều công trình phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phát triển kinh tế, xã hội như: Xây dựng Đồn Biên phòng Bạch Long Vỹ (tiến độ thực hiện từ năm 2008 ÷ 2010); xây dựng doanh trại Ban CHQS huyện đảo Bạch Long Vỹ (tiến độ thực hiện từ năm 2009 ÷ 2013), năm 2015, Ban CHQS huyện đảo Bạch Long Vỹ tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo chương trình xây dựng doanh trại Ban CHQS các huyện, thị; dự án cải tạo môi trường Trung đoàn 952 đảo Bạch Long Vỹ (tiến độ thực hiện từ năm 2013 ÷ 2015); xây dựng trạm Tìm kiếm cứu nạn đảo Bạch Long Vỹ (tiến độ thực hiện từ năm 2009 ÷ 2013), năm 2015, Trạm tiếp tục được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, đã tham gia xây dựng các công trình dân sinh như âu tàu Bạch Long Vỹ, cơ sở hạ tầng hậu cần nghề cá, hồ chứa nước ngọt, khu xử lý rác thải...
Các công trình, dự án trên đảo được xây dựng theo đúng phương án tác chiến bảo vệ biển, đảo, góp phần hoàn thiện hệ thống công trình phòng thủ trên đảo và cơ sở hạ tầng sinh hoạt; việc bảo quản, bảo dưỡng hệ thống công trình chiến đấu trên đảo được tiến hành thường xuyên, đúng quy định, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, cũng như hỗ trợ nhân dân từ đất liền ra đảo ổn định cuộc sống, tham gia sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ, tránh, trú bão cho ngư dân và các hoạt động hỗ trợ trong khai thác, đánh bắt hải sản trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ nhằm phát triển kinh tế-xã hội, góp phần củng cố thế đứng vững chắc, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trong thời gian tới, tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục chủ động tham mưu đề xuất cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ về những nội dung, biện pháp để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đặc biệt là khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển đảo của Việt Nam, trong đó có đảo Bạch Long Vỹ. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý, bảo vệ biển đảo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội vùng biển, đảo với bảo đảm quốc phòng-an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng trên biển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
14.Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Chính phủ chấn chỉnh lại việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trong giai đoạn hiện nay nhằm đảm bảo việc tổ chức lễ tiệc mang tính văn hóa, tiết kiệm, nhất là đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị. Vì thực tế hiện nay, tại nhiều địa phương, việc thực hiện các nội dung này chưa nghiêm theo tinh thần Chỉ thị số 27.
Trả lời: (Tại Công văn số 431/BVHTTDL-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội là một trong những nội dung quan trọng của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Nội dung này đã trở thành một cuộc vận động lớn trong tầng lớp nhân dân, có tác động tích cực, mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thông qua những chủ trương, chính sách cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chỉ thị ở một số nơi vẫn chưa nghiêm, đặc biệt là một số ít cán bộ, công chức, việc chức chưa nghiêm, chưa gương mẫu để quần chúng nhân dân noi theo.
Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội giai đoạn hiện nay nhằm đảm bảo việc tổ chức lễ tang mang tính văn hóa, tiết kiệm, nhất là các đối tượng là cán bộ công chức, việc chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị. Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, đặc biệt là việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang trong cán bộ công chức, viên chức và người lao động, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ trọng tâm:
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đưa các nội dung công tác triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội vào Nghị quyết nhiệm kỳ của Đảng bộ, Chi bộ để lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, kể cả hệ thống truyền thanh xã, phường. Phát huy các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan và các hình thức tuyên truyền khác. Kết hợp giữa biện pháp xây và chống, biện pháp tuyên truyền giáo dục, thuyết phục với các biện pháp xử lý theo qui định của pháp luật. Cần nghiên cứu và áp dụng những nội dung có thể đưa vào quy định hành chính, đồng thời với việc vận động, thuyết phục lâu dài.
- Tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế tài xử lý vi phạm, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, trong đó lấy việc thực hiện tốt Chỉ thị số 27-CT/TW và Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Đảng và Chính phủ là tiêu chuẩn để xét các danh hiệu văn hóa.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần đưa việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW và Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg vào chương trình hành động hằng năm; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá.
- Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá quần chúng; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở thông qua thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Trên cơ sở đánh giá thực tiễn xã hội để tiếp tục tham mưu, ban hành các văn bản nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
- Tham mưu trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam giai đoạn hiện nay.
- Tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục xét và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” (sau đây gọi chung là Nghị định quy định về xét và công nhận các danh hiệu văn hóa); Nghị định về quản lý hoạt động lễ hội.
- Xây dựng đề án tuyên truyền nâng cao nhận thức về lễ hội tín ngưỡng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
- Xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu lành mạnh của nhân dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm; thực hiện có hiệu quả công tác sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng nhằm kịp thời cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
- Tích cực phối hợp với các Ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
15.Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Chính phủ tăng cường đầu tư để phát triển khoa học công nghệ chế biến, mở rộng thị trường để hàng hóa nông sản nước ta có điều kiện cạnh tranh với các nước trên thế giới, tăng cường lãnh đạo để phát huy tối đa hiệu quả liên kết 04 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông), tăng cường hoạt động quản lý giá cả, bình ổn thị trường để các sản phẩm nông nghiệp không bị rơi vào tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, tạo điều kiện cho người dân sản xuất hiệu quả ổn định và cải thiện cuộc sống.
Trả lời: (Tại Công văn số 1182/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã được Chính phủ và các Bộ ngành tập trung phát triển nhằm nâng cao năng suất sản xuất, năng lực cạnh tranh, ổn định giá cả nhằm đảm bảo phát triển ổn định của ngành và hạn chế các tác động ảnh hưởng tiêu cực tới nông dân và doanh nghiệp. Chính phủ xác định đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng cần thiết phải được tập trung nguồn lực của cả nước để đẩy mạnh phát triển. Đối với Bộ Công Thương, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao đã triển khai thực hiện rất nhiều các hoạt động để hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp như sau:
a) Về tăng cường đầu tư để phát triển khoa học công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp
Bộ Công Thương rất quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ về bảo quản, chế biến nông sản. Ngoài việc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ tham gia các chương trình trọng điểm quốc gia như: Chương trình Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về công nghệ chế biến nông sản (mã số KC.07/11-15),… do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Bộ Công Thương cũng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”.
Chính vì vậy, KH&CN trong lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý cũng đã có những đóp góp tích cực hơn cho việc bảo quản, chế biến sau thu hoạch: Các hoạt động nghiên cứu triển khai đã tập trung vào bảo quản, chế biến các mặt hàng nông, lâm sản phục vụ công nghiệp chế biến như lúa, gạo, ngô, rau quả, thuốc lá, cao su, cà phê, điều, chè,... Các công nghệ được nghiên cứu ứng dụng thành công tập trung vào chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ trong chế biến nông sản; công nghệ sấy; cải tiến lò sấy thuốc lá để nâng cao chất lượng thuốc lá và giảm tỷ lệ tổn thất, công nghệ kho chứa, bảo quản nông sản; công nghệ chế biến vật liệu, chế phẩm phục vụ bảo quản nông sản.
Đối với “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”: Các sản phẩm công nghệ tạo ra từ nghiên cứu của đề tài, dự án sản xuất tự nhiên (SXTN) đã được đưa vào thực tiễn sản xuất, phục vụ nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng trong nước, nâng cao thu nhập cho các nhà nghiên cứu giúp các nhà khoa học thêm gắn bó với công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm đồng thời giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước tiếp cận và phát triển được công nghệ của các nhà khoa học trong nước. Điểm nổi bật nhất và đáng ghi nhận kết quả triển khai Đề án trong thời gian qua là: Số lượng dự án SXTN có sự tăng trưởng đáng kể, trung bình giai đoạn 2007-2015 là 28% nhưng các năm 2013 đã đạt 50%, năm 2015 đạt tỷ lệ cao nhất là 60%, các dự án sau khi kết thúc đã tạo được sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường về chất lượng và khả năng cạnh tranh.
Những kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụng có hiệu quả tại nhiều địa phương, góp phần tích cực vào việc phát triển công nghệ chế biến, đa dạng hóa và nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam trên thị trường, từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm, giúp hạ giá thành sản xuất.
Trong thời gian tới để tiếp tục đưa KH&CN có nhiều đóng góp hơn trong lĩnh vực chế biến, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ như:
- Chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ có chức năng, nhiệm vụ phù hợp đăng ký và thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm cấp quốc gia, chú trọng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến, đặc biệt là chế biến sâu để tạo giá trị gia tăng cho nông sản như: Chương trình KC07/16-20, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình quốc gia về công nghệ cao, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao công nghệ bảo quản chế biến trong Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020” nhằm Nghiên cứu tạo ra các công nghệ sinh học (CNSH) tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu các công nghệ sinh học hiện đại của nước ngoài, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (CNCB) thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đầu tư thích đáng vào công nghệ bảo quản (sấy tiên tiến, bảo quản lạnh nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch). Hướng vào chế biến sâu các sản phẩm trên cơ sở cơ cấu lại sản phẩm hợp lý, phù hợp với thị trường. Việc chế biến sâu không hoàn toàn là tinh chế và cần phải áp dụng các công nghệ tiên tiến ngay cả trong sơ chế để sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Quy hoạch và rà soát quy hoạch các vùng sản xuất nông sản tập trung trong cả nước nhằm xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu cho xuất khẩu. Mỗi tỉnh nên hình thành đội ngũ cán kỹ thuật chuyên nghiệp, thường xuyên gắp bó với nông dân, cùng ăn, cùng ở và cùng làm với nông dân; vừa lồng ghép việc tập huấn, hướng dẫn về quy trình sản xuất theo VietGAP, các tiêu chí và là người tư vấn kỹ thuật gần nhất cho người dân, những người này cũng phải được sự chia sẽ quyền lợi khi được lợi nhuận; họ cũng là đầu mối về khoa học kỹ thuật (KHKT), mua vật tư nông nghiệp làm sao cho rẻ nhất, mỗi vùng nên gắn kết với một doanh nghiệp nhất định, đảm bảo hai bên cùng có lợi, giảm được các khâu trung gian. Ngoài ra, đội ngũ này còn làm nhiệm vụ giám sát sự thực thi nghĩa vụ của từng đối tác và giúp hỗ trợ giải quyết quyền lợi khi cần thiết.
- Xây dựng các mối liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo các vùng sản xuất nông sản bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm của từng chủng loại tham gia trong liên kết. Địa phương nên có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp có sự đầu tư gắn kết với vùng nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp hoặc cho vay lãi suất ưu đãi để xây dựng nhà đóng gói, kho lạnh. Trong mỗi chủng loại, phải ưu tiên cho một doanh nghiệp phát triển thật mạnh, đủ lực để độc quyền xuất khẩu sản phẩm đó, là đơn vị đại diện cho người sản xuất, đóng gói trên chủng loại đó, những doanh nghiệp nhỏ khác làm vệ tinh, đóng gói và cung ứng cho doanh nghiệp này và phải có giải pháp can thiệp để việc phân chia lợi nhuận được công khai, minh bạch và công bằng tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp ngay trên sân nhà.
- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm rau quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cần đầu tư nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm đi vào cụ thể hóa cho từng chủng loại, số lượng, từng thị trường có như vậy mới có kế hoạch cho sản xuất lâu dài. Bên cạnh đó việc tiến hành thông tin, quảng bá qua trang web, qua phương tiện thông tin đại chúng, định hướng sản phẩm nào bán đi nước nào, bán ở đâu; hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn trong và ngoài nước. Từ đó, xác định tiêu chuẩn nào cần phải áp dụng cho thị trường nào rồi tổ chức lại sản xuất theo một quy trình nhất định, công tác khuyến nông nên đi vào chiều sâu, thông qua các mô hình cụ thể, có thăm hỏi thường xuyên mô hình và người nông dân, cùng làm, cùng rút kinh nghiệm với người nông dân, lồng ghép các chương trình với nhau (nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, …). Tổ chức các điểm kiểm tra chất lượng nông sản như tại chợ đầu mối, nơi giám định chất lượng các loại nông sản an toàn này để người tiêu dùng biết sản phẩm tốt và không tốt và như vậy, sản xuất an toàn mới đi vào nề nếp, từ canh tác đến sản xuất mới khoa học.
b) Về mở rộng thị trường
Chính phủ và các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, luôn quan tâm đến công tác phát triển thị trường cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản, thủy sản nói riêng. Trong những năm qua, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trên các lĩnh vực: (i) đàm phán mở cửa thị trường; (ii) tháo gỡ rào cản kỹ thuật; (iii) xúc tiến thương mại; (iv) thông tin tuyên truyền; và (v) kết nối, thúc đẩy tiêu thụ trong nước. Cụ thể là:
- Về đàm phán mở cửa thị trường
Để tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng xuất khẩu, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã chủ động, tích cực đàm phán một số hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và nhiều bên. Hàng hóa của Việt Nam, trong đó có nông thủy sản, đã có mặt tại 200 nước và vùng lãnh thổ. Một số nông sản, thủy sản (như gạo, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, tôm, cá tra và cá basa v..v) đã được liệt vào nhóm đầu và chiếm thị phần khá lớn trên thị trường thế giới.
- Về công tác tháo gỡ rào cản kỹ thuật
Trước xu hướng các thị trường nhập khẩu ngày càng tăng cường rào cản thương mại và kỹ thuật, Bộ Công Thương đã chủ động nắm bắt tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, rào cản kỹ thuật, các vụ kiện của các nước nhập khẩu đối với nông lâm thủy sản của Việt Nam để kịp thời thông tin cho các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp. Bộ cũng đã chủ động đề xuất các giải pháp và phối hợp thực hiện nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với các rào cản kỹ thuật và thương mại bất hợp lý của nước ngoài, cụ thể là:
+ Bộ Công Thương đã ký Bản ghi nhớ về tăng cường phối hợp công tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2016-2020 với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một trong những nội dung là tăng cường sự phối hợp trong việc phát hiện và đấu tranh dỡ bỏ rào cản kỹ thuật bất hợp lý đối với nông thủy sản Việt Nam trên thị trường ngoài.
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ đưa nội dung tháo gỡ rào cản thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông lâm thủy sản vào các phiên họp của các Ủy ban liên Chính phủ với các nước; chủ động nêu vấn đề rào cản kỹ thuật tại các diễn đàn khu vực (ASEAN, APEC) và đa phương (WTO).
+ Riêng đối với xuất khẩu nông thủy sản sang các nước có chung biên giới, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan hữu quan để (i) tăng cường quản lý và giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu trái cây; (ii) phối hợp với các tỉnh giáp biên tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu một số mặt hàng quan trọng như gạo, đường; (iii) trao đổi với phía bạn để giải quyết kịp thời nguy cơ ùn tắc tại cửa khẩu khi một số nông sản xuất khẩu vào vụ v.v.
+ Với một số rào cản không thể giải quyết qua thương lượng, Bộ Công Thương đã và sẽ chủ động báo cáo Chính phủ cho phép đưa vụ việc ra Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO để xử lý (ta đã kiện và đã thắng kiện Hoa Kỳ tại WTO trong vụ tôm).
- Về công tác xúc tiến thương mại (XTTM)
Bộ Công Thương đã tích cực thực hiện công tác quảng bá nông, lâm, thủy sản Việt Nam ở thị trường nước ngoài thông qua các Chương trình XTTM, đồng thời hỗ trợ các Hiệp hội, địa phương triển khai các hoạt động XTTM của mình.
Năm 2016, Chương trình XTTM quốc gia đã phê duyệt gần 30 đề án XTTM đối với nông, lâm, thủy sản, với tổng kinh phí là 32,7 tỷ đồng, chiếm hơn 36,3% kinh phí dành cho Chương trình. Các hoạt động chính bao gồm (i) tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành nông sản thực phẩm kết hợp giao thương, XTTM tại nước ngoài, nhất là tại các thị trường lớn hoặc giàu tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, UAE, Myanmar; (ii) tổ chức hội chợ, triển lãm chuyên ngành nông nghiệp tại Việt Nam như Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ, Triển lãm Quốc tế Thực phẩm Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh; (iii) tổ chức các hội nghị quốc tế ngành hàng nông sản tại Việt Nam; và (iv) tổ chức mời các nhà nhập khẩu vào Việt Nam để kết nối, giao thương v..v. Các chương trình XTTM này được triển khai trên cơ sở thường xuyên, định kỳ nên đã và sẽ tạo cơ hội thiết thực cho các doanh nghiệp củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông, thủy sản.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia, Bộ Công Thương thực hiện xét chọn các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia 02 năm một lần từ năm 2008, trong đó có một số thương hiệu sản phẩm về nông sản, và thủy sản đã đạt Thương hiệu quốc gia. Thương hiệu của các sản phẩm nông sản thủy sản này cũng đã được quảng bá trong các chương trình quảng bá chung của Chương trình Thương hiệu quốc gia trong nước và nước ngoài.
+ Đối với công tác XTTM thị trường ngoài nước
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước triển khai Chương trình xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam từ năm 2016 đã được Chính phủ chỉ đạo tại Công văn số 8981/VPCP-KTTH ngày 20/10/2016. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, hiệp hội ngành hàng có liên quan tập trung triển khai Chương trình xây dựng Chiến lược Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam. Mục đích của Chương trình nhằm xây dựng, quảng bá hiệu quả một hình ảnh chung của ngành thực phẩm Việt Nam, tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thực phẩm, tăng cường công tác xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Chương trình đã được Bộ Công Thương chuẩn bị từ năm 2014 và được thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI), Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP), sự phối hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức địa phương và 09 hiệp hội ngành hàng liên quan (lương thực, cà phê, chè, rau quả, thủy sản, tiêu, điều, mật ong, dừa). Theo kế hoạch, Quý III năm 2017, việc xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam sẽ được hoàn thành. Giai đoạn thực hiện sẽ được tiến hành ngay từ cuối năm 2017 đến năm 2020.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương được giao phối hợp thực hiện với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu. Đối với mặt hàng gạo, Đề án xây dựng thương hiệu gạo quốc gia đang trong giai đoạn triển khai theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng các hoạt động cụ thể.
Bộ Công Thương đã phối hợp với các doanh nghiệp FDI để tổ chức giới thiệu, quảng bá hàng Việt ở cơ sở bán lẻ của họ tại nước ngoài. Trong quá trình xem xét chấp thuận thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như trong một số cuộc họp với doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã trao đổi, khuyến khích doanh nghiệp FDI ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước tại hệ thống phân phối của mình nhằm tiêu thụ hàng hóa cho người nông dân, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản. Đến nay, rất nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam đã có cam kết báo cáo Bộ Công Thương về nội dung này. Ngoài ra, Bộ Công Thương đã phối hợp với Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và hệ thống siêu thị Saigon Co.op thực hiện dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong siêu thị”, nhằm hỗ trợ đặc biệt cho các nhà các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đặc sản các tỉnh thành, các làng nghề (chọn sản phẩm thích hợp), các doanh nghiệp kinh doanh nông sản sạch.
+ Đối với công tác XTTM thị trường trong nước
Để hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, nhằm hạn chế rủi ro về giá và tìm kiếm đầu ra ổn định, bền vững cho thị trường nông sản, hạn chế tối đa tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương và đồng hành cùng các hiệp hội ngành hàng, ngành nghề và doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thông qua việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, các Bộ ngành có liên quan trong việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản như sau:
Ngày 03 tháng 6 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Bản ghi nhớ về phối hợp công tác nhằm đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Hai Bộ đã thống nhất thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ nhằm phát huy vai trò quản lý nhà nước của hai Bộ trong việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Đến nay, hai Bộ đã và đang tích cực phối hợp triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tại Bản ghi nhớ nói trên.
Ngày 14 tháng 5 năm 2015, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ rau quả, trái cây theo hướng bền vững.
- Về công tác thông tin, tuyên truyền
Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều Hội thảo cung cấp thông tin về thị trường và về các FTA đã ký kết tại nhiều địa phương, qua đó giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về các cơ hội có thể tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ cũng đã tổ chức tốt hoạt động cung cấp thông tin thị trường lên Cổng thông tin điện tử của Bộ; viết bài tuyên truyền về các FTA; đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu về thị trường ngoài tới cộng đồng doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các thị trường mà Việt Nam đã ký FTA và các thị trường có tiềm năng khác như các nước Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ.
c) Về công tác tăng cường lãnh đạo để phát huy tối đa hiệu quả liên kết 4 nhà, tăng cường hoạt động quản lý giá cả, bình ổn thị trường
Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành trong thúc đẩy quá trình liên kết giữa “các nhà” trong sản xuất, tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, cụ thể như:
- Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành trong việc xây dựng và triển khai, thực hiện: Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 23/QĐ-TTg) (Chỉ đạo 12 địa phương triển khai xây dựng mô hình thí điểm liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp theo Quyết định số 23/QĐ-TTg. Sau 05 năm thực hiện đã góp phần giúp một số địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất những hàng hóa thị trường có nhu cầu, đảm bảo tiêu thụ nông sản hàng hóa của người sản xuất ổn định, thông qua các hợp đồng kinh tế, cung ứng cho nông dân những vật tư nông nghiệp chủ yếu với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý); Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để vừa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, vừa phát triển các hoạt động hỗ trợ và phát triển thị trường; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản...
- Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ việc vận chuyển và cước vận chuyển cho vải thiều xuất khẩu sang Pháp trong vụ mùa vải năm 2015; đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính về việc miễn giảm chi phí kiểm dịch thực vật, miễn giảm chi phí lưu kho lạnh tại sân bay, miễn giảm chi phí liên quan đến kiểm hóa và thủ tục hải quan…
+ Bộ cũng phối hợp với các địa phương trong cả nước tổ chức các hội nghị để trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, xúc tiến mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và nước ngoài, điển hình như: Hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam nhằm kết nối cung cầu, ký kết bản ghi nhớ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại thị trường trong nước; Hội nghị “Kết nối cung - cầu giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành năm 2014” nhằm hỗ trợ, tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã và hộ gia đình tại các địa phương,...
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý việc tiêu thụ một số nông sản có sản lượng lớn, mang tính thời vụ, cụ thể như sau:
- Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông để kịp thời định hướng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, Ban thời sự VTV1, Trung tâm tin tức VTV24 thuộc Đài truyền hình Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo VnExpress,…) nhằm cung cấp thông tin kịp thời và đúng định hướng triển khai của Bộ Công Thương trong công tác hỗ trợ tiêu thụ nông sản (mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, tính mùa vụ cao và gặp khó khăn trong tiêu thụ).
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức họp bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản.
- Chỉ đạo các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ về việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ra thị trường nước ngoài.
- Tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu những sản phẩm nông sản mang tính thời vụ cao với sản lượng lớn của các tỉnh như Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Sóc Trăng, Bình Thuận, Long An… nhằm hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản như dưa hấu, vải thiều, hành tím, ổi, na, thanh long… đến các nhà phân phối lớn như Satra, Hapro, Sài Gòn Co.op, Lotte, AEON, Big C, Vinmart, Fivimart, AEON,….
Mặt khác, Bộ đã chủ trì triển khai Chương trình bình ổn giá gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua đó định hướng cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nói chung và hàng nông sản thực phẩm nói riêng kết nối với các vùng sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định giá bán hợp lý để vừa tiêu thụ nông sản cho nông dân, vừa cung ứng hàng hóa cho các thị trường tiêu thụ với giá bình ổn.
Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các Hội nghị “Kết nối cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp nông thôn với các kênh phân phối hàng hóa nội địa truyền thống và hiện đại” và các hội nghị kết nối, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng vải, ổi, na, nước mắm Phú Quốc,…
Trong thời gian tới, để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo nhằm phát huy tối đa hiệu quả liên kết 4 nhà, tăng cường hoạt động quản lý giá cả, bình ổn thị trường, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua:
+ Triển khai Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để vừa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, vừa phát triển các hoạt động hỗ trợ và phát triển thị trường.
+ Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo, đánh giá sát tình hình để đề xuất kiến nghị lên Chính phủ các biện pháp can thiệp kịp thời giúp ổn định thị trường, nhất là các mặt hàng nông sản.
Thứ hai, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai Quyết định số 23/QĐ-TTg (của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020”) giai đoạn 2016-2020, trong đó, tiếp tục thực hiện dự án xây dựng, nhân rộng mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.
Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc triển khai Chương trình bình ổn thị trường, giá cả, góp phần tiêu thụ sản phẩm nông sản với giá ổn định. Việc triển khai chương trình vừa thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, vừa tạo điều kiện để gắn kết các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ với nông dân, qua đó giúp nông dân yên tâm sản xuất khi đầu ra tiêu thụ ổn định.
Thứ tư, triển khai chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản, thủy sản của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, hộ nuôi trồng trong nước đến các nhà phân phối (hệ thống siêu thị, chuỗi các cửa hàng cung cấp sản phẩm nông sản, thủy sản và các chợ đầu mối, các chợ dân sinh kinh doanh nông sản, thủy sản).
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và mở rộng thị trường trong nước nhằm thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020 (Quyết định 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014) và Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong năm 2015 và các năm tiếp theo.
Thứ sáu, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi tình hình triển khai các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối, chợ dân sinh...tạo tiền đề vật chất cho hoạt động lưu thông hàng hóa nói chung, nông sản-thực phẩm nói riêng. Đồng thời, sẽ tiếp tục rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện các cơ chế chính sách này để tiếp tục đề xuất có những điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa.
Thứ bảy, nghiên cứu theo từng khâu trong chuỗi giá trị, trước mắt tập trung vào các nhóm hàng như gạo, thủy sản, rau quả, sản phẩm chăn nuôi để đề xuất cơ chế, giải pháp đổi mới phương thức kinh doanh nông sản theo hướng hiệu quả, bền vững theo hướng thay đổi phương thức kinh doanh đơn thuần là mua gom, mua đứt đoạn từng khâu phổ biến như hiện nay sang hướng tổ chức lại hoạt động thu mua, phân phối thành hệ thống mạng lưới có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các chủ thể để tăng cường hỗ trợ lẫn nhau, tăng trách nhiệm đối với chất lượng, giá cả hàng hóa nhằm tạo nguồn cung và thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản.
Thứ tám, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
16.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu nhu cầu sử dụng, năng lực sản xuất hiện tại và trong tương lai để đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam theo hướng phù hợp, bảo đảm về môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn về công nghệ, chỉ ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ mới, hiện đại đang được các tập đoàn lớn sử dụng, đặc biệt không cấp phép đầu tư cho các dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu.
Trả lời: (Tại Công văn số 1168/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Hiện nay, Bộ Công Thương đang trong quá trình rà soát, sửa đổi Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025 đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31 tháng 01 năm 2013, theo đó qua khảo sát năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường đến năm 2020 cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 15 triệu tấn thép thô, đến năm 2025, thiếu hụt sẽ vượt mức 20 triệu tấn thép thô. Chính vì sự thiếu hụt nguồn cung nội tại nêu trên, nên trong những năm vừa qua mặt hàng thép thuộc nhóm 5 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, việc nhập siêu quá lớn kéo dài nhiều năm sẽ ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô đất nước.
Trong quá trình đánh giá quy hoạch, đánh giá hiện trạng một cách tổng quan kết quả cho thấy trước đây, do các doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật nên Việt Nam phải kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư các Khu luyện thép liên hợp. Đến nay, đã có ba dự án Khu luyện thép liên hợp được cấp Giấy chứng nhận nhận đầu tư là dự án Khu liên hợp Cà Ná (Liên doanh giữa tập đoàn Lion và Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam), dự án Nhà máy thép Guanglian Dung Quất (nhà đầu tư Đài Loan) và dự án của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Gọi tắt là Dự án Formosa). Trong số ba dự án trên chỉ có duy nhất dự án Formosa Hà Tĩnh được triển khai, hai dự án còn lại đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư do không tiến hành triển khai đúng quy định.
Ở thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có đủ năng lực, có thể đầu tư các tổ hợp thép có quy mô lớn mà không cần đến các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tại lần sửa đổi quy hoạch này, mục tiêu chính sẽ tập trung xem xét một cách kỹ lưỡng từng vấn đề cụ thể nhằm đưa ngành thép Việt Nam phát triển, tăng trưởng bền vững, bảo đảm về môi trường, theo đó: Kiên quyết loại bỏ các dự án yếu kém, các dự án có quy mô công suất nhỏ tiêu thụ điện năng, nguyên vật liệu lớn, những dự có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường ...; Cân đối nhu cầu sử dụng thép của thị trường, từ đó đề xuất đầu tư những dự án có quy mô lớn (không đầu tư các dự án nhỏ lẻ, manh mún); tuân thủ các quy định hiện hành về công nghệ, thiết bị sản xuất gang thép (Thông tư số 03/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương).
17.Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: các dự án nước ngoài đầu tư như: Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông… hiệu quả kinh tế kém. Đề nghị Chính phủ tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án này và xem xét trách nhiệm của bộ, ngành liên quan.
Trả lời: (Tại Công văn số 552/BGTVT-KHĐT ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giao thông, Vận tải)
1. Về hiệu quả đầu tư của Dự án: Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được xác định là dự án giao thông đô thị huyết mạch ở phía Tây thành phố Hà Nội, việc triển khai đầu tư dự án này nhằm từng bước thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần giảm ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị; tiết kiệm thời gian đi lại của người dân và giảm thiểu chi phí hoạt động của các phương tiện cá nhân.... Đến nay, theo kết quả rà soát, phân tích, đánh giá cho thấy Dự án sẽ góp phần tích cực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội; đồng thời đây cũng là định hướng phát triển của các đô thị hiện đại có tính bền vững cao, thân thiện với môi trường.
2. Về chất lượng của dự án:
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là công trình cấp đặc biệt, được thi công giữa nội thành của thành phố Hà Nội, vì vậy, ngoài công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công, Bộ GTVT còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình khai thác vận hành sau này. Bộ GTVT đã thường xuyên chỉ đạo Ban QLDA đường sắt, Tư vấn giám sát, Tổng thầu và các đơn vị liên quan tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình cũng như tuân thủ các khung tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mặt khác, đây cũng là dự án nằm trong danh mục các công trình trọng điểm quốc gia do Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (HĐNTNN) kiểm tra công tác nghiệm thu nên trong quá trình thi công HĐNTNN thường xuyên kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất chất lượng thi công của Dự án. Theo báo cáo của HĐNTNN, sau các đợt kiểm tra thi công tại Dự án, đối với các hạng mục đã thi công tại công trường đều đáp ứng các yêu cầu chất lượng đề ra, các kết quả thí nghiệm kiểm tra tại hiện trường đều đạt yêu cầu.
18.Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: tiếp tục đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc và dự án Đại học Quốc gia Hà Nội, các trường Đại học Việt Nhật, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, đồng thời đầu tư kinh phí hoàn thiện hạ tầng để ổn định cuộc sống người dân trong khu vực.
Trả lời: (Tại Công văn số 2577/BKHĐT-TH ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Công văn số 422/BKHCN - CNCHL ngày 16 tháng 2 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
* Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Về dự án xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Kinh phí đầu tư hạ tầng dự án xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và nguồn vốn đầu tư ngân sách trung ương. Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc, trong kế hoạch vốn đầu tư từ năm 2014 đến năm 2017, nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn ngân sách trong nước) đã tập trung ưu tiên bố trí đủ vốn để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghệ cao Hòa Lạc (trong đó có Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Đại học Việt Nhật).
Tuy nhiên, thời gian qua tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư Khu công nghệ cao Hòa Lạc do Ủy ban nhân dân Tp. Hà Nội thực hiện rất chậm, không giải ngân hết số vốn kế hoạch giao để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Việc chậm tiến độ giải phóng mặt bằng và tái định cư sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Do đó, đề nghị chuyển kiến nghị đến UBND thành phố Hà Nội để được xử lý cụ thể.
2. Về dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội (bao gồm Dự án Đại học Việt Nhật) do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư, bao gồm 21 dự án thành phần với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 25.872 tỷ đồng. Dự án được triển khai từ năm 2003. Tuy nhiên, sau hơn 14 năm thực hiện, công tác giải phóng mặt bằng chậm, tỷ lệ giải ngân thấp và hiện nay vẫn chưa hoàn thiện.
Về công tác đầu tư xây dựng hạ tầng của Dự án, với nhu cầu vốn lớn, vì vậy hạ tầng Dự án sẽ thực hiện cuốn chiếu, song song với việc hoàn thiện 1 trường đại học thành viên để di chuyển sinh viên lên học. Vì vậy, tập trung giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng thiết yếu, xây dựng 1 trường thành viên là 3 nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 5 năm tới.
* Bộ Khoa học và Công nghệ
Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc được thành lập theo Quyết định 198/1998/QĐ-TTg ngày 12/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu phát triển thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh, là một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế khu vực và cả nước với vai trò là đầu mối tiếp nhận chuyển giao và tiến tới sáng tạo các công nghệ mới.
Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn chậm so với kế hoạch đề ra do gặp phải các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, về vốn, chưa có kinh nghiệm do mô hình khu công nghệ cao còn mới mẻ ở Việt Nam và Khu CNC Hòa Lạc lại là khu công nghệ cao đầu tiên chưa có tiền lệ... nhưng được sự quan tâm, tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, đến nay Khu CNC Hòa Lạc đã đạt được một số kết quả sau:
- Đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được 1.343 ha /1.586 ha, tương đương 84,68% diện tích theo quy hoạch chung được duyệt.
- Đã hoàn thành xây dựng khoảng 20 km đường giao thông và các công trình theo đường (thoát nước mưa, cây xanh, chiếu sáng…) theo quy hoạch chung được duyệt, về cơ bản giao thông đã kết nối được với Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21, đường tỉnh lộ 420; hoàn thành nhà máy xử lư nước thải công suất 6.000 m3/ngày đêm, đã được vận hành thử nghiệm và sẵn sàng đi vào hoạt động chính thức. Hiện tại Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc bằng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản đã được triển khai thi công, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2019. Sau khi dự án hoàn thành, Khu CNC Hòa Lạc (khu phía Bắc) sẽ có một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư (quy mô của dự án bao gồm: xây dựng mới 18,5 km, mở rộng/cải tạo 16,5 km đường và các công trình theo đường; hệ thống cấp nước; hệ thống viễn thông; hệ thống cấp điện bao gồm hệ thống cáp ngầm và trạm biến áp 110KV công suất 189 MVA; nhà máy xử lý nước thải công suất 36.000 m3/ngày đêm theo quy trình công nghệ A2O; cải tạo hồ và suối để phục vụ thoát nước mặt).
- Đến nay, đã cấp phép được cho 78 dự án đầu tư còn hiệu lực (trong đó có 09 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 10 viện nghiên cứu và 02 trường đại học) với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 60.019 tỷ đồng trên tổng diện tích 346,5 ha thuộc các lĩnh vực công nghệ cao và hạ tầng xã hội. Hiện nay, đã có 36 dự án đang hoạt động với khoảng trên 10.000 người đang làm việc và học tập, 11 dự án đang xây dựng, 31 dự án đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp công nghệ cao (điện tử, viễn thông, y sinh, vật liệu mới, tự động hoá, cơ khí chính xác...), nghiên cứu và triển khai (vũ trụ, vệ tinh, đo lường, kỹ thuật động cơ...) và giáo dục, đào tạo nhân lực công nghệ cao.
Như vậy, có thể khẳng định mặc dù gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng với sự kiên định theo mục tiêu khi thành lập và được sự quan tâm của Chính phủ đến nay Khu CNC Hòa Lạc đã cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo và đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như thu hút các dự án công nghệ cao. Một số trường đại học, trung tâm nghiên cứu của các trường đại học (Đại học FPT, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – Tài trợ của Chính phủ Pháp và vốn vay ADB, Trung tâm nghiên cứu và triển khai của Trường Đại học Việt Nhật – Vốn hỗ trợ và vốn vay của Chính phủ Nhật Bản) và các trung tâm nghiên cứu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Viện nghiên cứu và phát triển Viettel, Trung tâm phần mềm FPT, VNPT Technology, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc, Trung tâm kỹ thuật ô tô của Tập đoàn Nissan Nhật Bản…) đã và đang tiến hành đầu tư tại Khu CNC Hòa Lạc.
Đây là những kết quả ban đầu đáng khích lệ để xây dựng và phát triển Khu CNC Hòa Lạc trên cơ sở 4 nền tảng của một khu vực phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Nếu được đầu tư và phát triển theo đúng tiến độ, Khu CNC Hòa Lạc sẽ là một yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia dựa trên đổi mới và sáng tạo, là tiền đề quan trọng để Việt Nam bắt đầu tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng công nghiệp của trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, công nghệ tự động thế hệ mới (xe tự lái, tự động hóa mức độ cao,…), năng lượng mới, công nghệ ảo và Internet vạn vật (IoT).
Để Khu CNC Hòa Lạc được xây dựng và phát triển đúng tiến độ, đáp ứng được vai trò chiến lược về phát triển khoa học và công nghệ, trong thời gian tới Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Một là: Đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành công tác GPMB vào cuối năm 2017 và hoàn thiện đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật vào năm 2019.
Tập trung rà soát để tạm thời khoanh vùng các khu vực dân cư sống tập trung chưa cấp bách trong công tác GPMB, tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng xôi đỗ trong GPMB để tạo quỹ đất và thu hút đầu tư.
Tập trung hoàn thành hạ tầng kỹ thuật chung cho khu vực 1.036 ha bằng vốn ODA Nhật Bản vào đầu năm 2019; khớp nối hạ tầng của Khu CNC Hoà Lạc giữa khu vực phía bắc và phía nam Đại lộ Thăng Long, kết nối hạ tầng của Khu CNC Hoà Lạc với hạ tầng của thành phố;
Rà soát hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy hoạch chung để đảm bảo sử dụng hiệu quả, trong đó tập trung vào hệ thống cấp điện, xử lý nước thải đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình triển khai gói thầu ODA, nguồn vốn, tình hình thu hút đầu tư của Khu CNC Hòa Lạc. Đối với một số tuyến đường giao thông: nghiên cứu điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn cho công tác GPMB và xây dựng cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc: tổng nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác GPMB và xây dựng cơ sở hạ Khu CNC Hòa Lạc là 15.810.620 triệu đồng (vốn trong nước là 9.109.102 triệu đồng, vốn nước ngoài là 6.701.518 triệu đồng). Tổng số vốn đã cấp đến nay là 7.341.751 triệu đồng (vốn trong nước là 4.778.37 triệu đồng, vốn nước ngoài là 2.563.373 triệu đồng). Tổng số vốn còn thiếu so với nhu cầu là 8.468.869 triệu đồng (vốn trong nước 4.330.724 triệu đồng, vốn nước ngoài 4.138.145 triệu đồng).
Hai là: Xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với đặc thù về mô hình, tính chất và quy mô phát triển của Khu CNC Hòa Lạc để tháo gỡ những khó khăn, tạo đà cho sự bứt phá.
Các vấn đề khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn và giải pháp đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật CNC và hạ tầng xã hội cho Khu CNC Hòa Lạc; giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong Luật đất đai 2013 liên quan đến đặc thù Khu CNC; các ưu đãi thu hút đầu tư, huy động các nguồn vốn xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng, GPMB nhằm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước; cơ chế thu và sử dụng các khoản thu của Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc; xử lý chuyển tiếp đối với một số trường hợp tồn tại, đặc biệt là việc sáp nhập Khu Công nghiệp Bắc Phú Cát vào Khu CNC Hòa Lạc,... cần phải được tháo gỡ thì mới có thể đẩy nhanh và hoàn thành xây dựng Khu CNC Hòa Lạc.
Các nội dung này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu CNC Hoà Lạc và trình Chính phủ ban hành tại Tờ trình số 191/TTr-BKHCN ngày 20/01/2017 trên nguyên tắc ưu đãi nhất, thuận lợi nhất theo quy định hiện hành để tháo gỡ các khó khăn hiện tại, tăng nguồn lực xã hội vào đầu tư hạ tầng cho Khu CNC Hòa Lạc với các nội dung cơ bản đã được các Bộ, Ngành thống nhất, cụ thể:
a. Giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong Luật đất đai 2013 (quản lý đất đai, cơ chế tài chính về đất đai...).
- Chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai đối với các khu chức năng có doanh nghiệp phát triển hạ tầng theo hướng Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc trực tiếp giao lại đất và cho thuê đất cho nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ tầng tập trung được tối đa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu chức năng, đảm bảo theo kịp với tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chung của ngân sách nhà nước, còn nhà đầu tư được trực tiếp hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của nhà nước, đồng thời trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ về tài chính với nhà nước (hoàn trả tiền bồi thường GPMB và trả tiền thuê đất theo quy định).
- Xây dựng cơ chế thu, nộp tiền bồi thường GPMB hoàn trả và tiền thuê đất cho phù hợp để tháo gỡ khó khăn về vốn và tạo nguồn vốn để tiếp tục GPMB và xây dựng cơ sở hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc, đồng thời có chủ trương sử dụng tiền bồi thường GPMB hoàn trả và tiền đầu tư xây dựng hạ tầng nằm trong tiền thuê đất thu được để tiếp tục GPMB và tái đầu tư cho Khu CNC Hoà Lạc.
b. Xác định các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của Khu CNC được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương phù hợp với thực tiễn phát triển Khu CNC Hòa Lạc; quy định một số biện pháp tạo nguồn vốn để tái đầu tư phát triển Khu CNC Hòa Lạc (tiếp tục GPMB và phát triển hạ tầng kỹ thuật chung và hạ tầng kỹ thuật các khu chức năng từ nguồn vốn xã hội hóa, nguồn thu tiền bồi thường GPMB hoàn trả và tiền thuê đất của nhà đầu tư).
c. Đề xuất cơ chế tạo nguồn vốn và huy động nguồn lực (NSNN và xã hội hóa) để đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao (xây dựng các cơ sở nghiên cứu, hỗ trợ nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm) nhằm phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của Khu CNC Hòa Lạc.
d. Hoàn thiện các quy định về ưu đãi đầu tư (thuế, đất đai, phát triển nhà ở cho người lao động, xuất nhập cảnh và thực hiện các thủ tục hành chính trong việc quản lý lao động là người nước ngoài…) để thu hút các nhà đầu tư và nguồn nhân lực công nghệ cao đến đầu tư và làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc.
e. Xác định rõ địa vị pháp lý của Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc bảo đảm cho Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc có đủ thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ phát triển và quản lý hiệu quả Khu CNC Hòa Lạc.
f. Xử lý chuyển tiếp đối với một số trường hợp tồn tại, đặc biệt là các dự án đầu tư tại Khu Công nghiệp Bắc Phú Cát sau khi được sáp nhập vào Khu CNC Hòa Lạc.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu CNC Hòa Lạc được xây dựng dựa trên các quy định hiện hành trong khi Khu CNC Hòa Lạc có những đặc thù riêng về mô hình tổ chức, nguồn vốn và phương thức phát triển hạ tầng.... nên để phát triển nhanh Khu CNC Hòa Lạc cần phải có các cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính cạnh tranh cao. Vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách đặc thù này đồng thời kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách thí điểm vượt trội, mang tính cạnh tranh cao đối với Khu CNC Hòa Lạc.
Ba là: Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ và phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, bám sát mục tiêu của Khu CNC Hòa Lạc “phát triển thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh”.
- Thời gian vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ phải tập trung mọi nguồn lực vào công tác GPMB và xây dựng hạ tầng Khu CNC Hòa Lạc nên công tác thu hút còn chưa được quan tâm đúng mức. Từ năm 2017, các khó khăn về GPMB và xây dựng hạ tầng đã cơ bản được tháo gỡ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định Khu CNC Hòa Lạc sẽ bước sang một giai đoạn mới là giai đoạn thu hút đầu tư và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. Để có thể xây dựng và phát triển Khu CNC Hoà Lạc như mục tiêu đề ra, bám sát chủ trương “3 đồng hành, 5 hỗ trợ” đối với doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư linh hoạt trên quan điểm minh bạch, liêm chính, phục vụ và đẩy mạnh xã hội hóa với các nội dung chính sau:
+ Tạo môi trường thuận lợi và hấp dẫn với nhà đầu tư thông qua đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT và đối thoại;
+ Tập trung thu hút các dự án đầu tư có năng lực tài chính, công nghệ mới và các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ trong lĩnh vực CNTT và công nghệ sinh học trong nông nghiệp và y tế;
+ Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào Khu CNC Hòa Lạc;
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa Khu CNC Hòa Lạc vào các chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan này chủ trì thực hiện.
Bốn là: Tập trung phát triển hoạt động đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, đầu tư phát triển các cơ sở và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển công nghệ mới.
- Nhằm nắm bắt vận hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như dựa trên những lợi thế của quốc gia về công nghệ thông tin và nông nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết tâm phát triển Khu CNC Hòa Lạc thành trung tâm của khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo của khu vực phía Bắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp và y tế với các giải pháp chính:
+ Thu hút các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đầu tư tại Khu CNC Hòa Lạc; tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao về số lượng và chất lượng đạt chuẩn quốc tế, bắt kịp với các xu hướng công nghệ.
+ Đầu tư, thu hút đầu tư các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm.
+ Đẩy mạnh hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao dựa trên đổi mới sáng tạo; thu hút các đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ ươm tạo doanh nghiệp, dịch vụ khởi nghiệp, các Quỹ đầu tư khởi nghiệp, Quỹ đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành, doanh nghiệp nhà nước có liên quan tập trung đầu tư tại Khu CNC Hoà Lạc các cơ sở nghiên cứu và phòng thí nghiệm quy mô lớn tại khu vực phía Bắc trong các lĩnh vực công nghệ cao. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án sử dụng ngân sách nhà nước tại Khu CNC Hòa Lạc như: Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Trường đại học Việt Nhật, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ ủng hộ chủ trương Bộ Khoa học và Công nghệ ưu tiên tập trung nguồn lực từ nguồn vốn khoa học công nghệ để phát triển nhanh tiềm lực khoa học và công nghệ tại Khu CNC Hòa Lạc, trước mắt tập trung đầu tư phát triển Khu Nghiên cứu và Triển khai.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện đào tạo nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trình độ cao.
19.Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để các bộ, ngành nghiêm túc thực hiện quy hoạch các trường đại học, bệnh viện, cơ sở sản xuất ra ngoài khu vực nội thành, đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng khu cầu học tập, khám chữa bệnh của nhân dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông cho nội thành; hạn chế việc xây dựng khu chung cư ở khu vực nội thành.
Trả lời: (Tại Công văn số 240/BXD-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Xây dựng; Công văn số 2577/BKHĐT-TH ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Bộ Kế hoặch và Đầu tư)
* Bộ Xây dựng
Trên cơ sở Quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chủ trương di dời bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nội thành ra khu vực ngoại thành chưa bảo đảm tiến độ do:
- Các quy hoạch chuyên ngành (y tế, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) chưa được hoàn thành nên chưa có cơ sở xây dựng danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời các công trình trên ra khỏi nội đô theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015.
- Nguồn vốn thực hiện cho công tác di dời và xây dựng cơ sở mới chưa được bố trí, chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng (các cơ chế, chính sách sử dụng quỹ đất của trụ sở sau khi di dời; hình thức huy động nguồn lực đầu tư; sự phối hợp các bên có liên quan).
- Chủ đầu tư công trình không tuân thủ đúng giấy phép xây dựng được cấp; các cơ quan chức năng có trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật không cương quyết và không áp dụng biện pháp hữu hiệu khi Chủ đầu tư thực hiện không đúng Giấy phép xây dựng.
Trong thời gian tới, Bộ Xậy dựng sẽ tập trung thực hiện các giải pháp sau :
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng để tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Giám sát việc tổ chức thực hiện, quản lý và xây dựng theo quy hoạch; phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Thủ đô có liên quan trong quá trình thực hiện việc di dời bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Phối hợp địa phương tổ chức thực hiện các Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đã được ban hành. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, kịp thời phát hiện những bất cập để kiến nghị điều chỉnh hoặc điều chỉnh theo thẩm quyền các văn bản pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tế.
* Bộ Kế hoặch và Đầu tư
Tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội. Theo đó:
- UBND thành phố Hà Nội được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh thuộc vùng Thủ đô có liên quan lập danh mục, xác định tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, các bộ, ngành có liên quan lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ quan, đơn vị (các bộ, ngành, cơ quan trung ương) cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bộ Y tế được giao chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, các bộ, ngành và UBND các tỉnh trong vùng Thủ đô có liên quan lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể các cơ sở Bệnh viện, cơ sở y tế cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, các bộ, ngành và UBND các tỉnh trong vùng Thủ đô có liên quan lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể các cơ sở giáo dục đại học cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Do đó, đề nghị chuyển kiến nghị đến UBND thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo để được trả lời từng nội dung cụ thể./.
20.Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri cho rằng việc đường ống nước sông Đà 18 lần vỡ là vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng chưa một cá nhân nào bị truy tố trách nhiệm hình sự với lý do có nhân thân tốt, khai báo rõ ràng, phạm tội lần đầu... Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng xem xét xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật của nguyên thành viên HĐQT Vinaconex và những lý do nêu trên chỉ là tình tiết giảm nhẹ.
Trả lời: (Tại Công văn số 849/BCA-V11 ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Bộ Công an)
Ngày 24/7/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Vinaconex, khởi tố 09 bị can nguyên là cán bộ lãnh đạo của các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội. Hiện nay, vụ án đang được điều tra bổ sung theo quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong đó có nội dung xem xét trách nhiệm của một số cá nhân nguyên là thành viên Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vinaconex.
21.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Chính phủ giao cho Tổng cục Hải quan chủ trì cùng với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Cổng thông tin một cửa quốc gia để khẩn trương tin học hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành với những chương trình thân thiện, kết nối vào Cổng thông tin một cửa quốc gia, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn rộng rãi cho cộng đồng doanh nghiệp biết để tham gia; Tăng cường các nguồn lực cho Cục kiểm định hải quan để đủ sức tiếp nhận và thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi được Chính phủ hoặc các Bộ quản lý kiểm tra chuyên ngành ủy quyền.
Trả lời: (Tại Công văn số 1826/ BTC – TCHQ ngày 13 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính)
1. Về công tác kiểm tra chuyên ngành:
Nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 phê duyệt Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Để giải quyết những bất cập, vướng mắc hiện nay trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành là một giải pháp trọng tâm.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết như sau: Hoàn thiện các gói thầu mua sắm trạm kiểm định di động; Trang bị các thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt ưu tiên lĩnh vực kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm; Phê duyệt trụ sở hoạt động của các Chi cục Kiểm định tại Hà Nội, và Lạng Sơn; Nghiên cứu, áp dụng các phương pháp phân tích chuẩn đã được ban hành vào điều kiện phòng thí nghiệm hải quan; Đào tạo một số các bộ phân tích phân loại thực hiện công tác phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, tiếp nhận các cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn...để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất với các Bộ ngành ủy quyền cho cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra chuyên ngành một số mặt hàng nhất định.
2. Về thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia và Một cửa Asean
- Từ năm 2011, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã được Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia và Cơ chế Một cửa ASEAN. Việc triển khai này chia thành nhiều giai đoạn và bắt đầu kết nối chính thức để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh từ năm 2014.
Các Bộ trực tiếp tham gia triển khai đã từng bước xây dựng, sửa đổi các văn quy phạm pháp luật, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để kết nối hệ thống với Cơ chế một cửa quốc gia. Tính đến tháng 02/2017 đã có 11 Bộ, ngành kết nối với số lượng thủ tục hành chính đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia (chưa kể Bộ Tài chính) là 37 thủ tục hành chính, trong đó có 27 thủ tục liên quan đến quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành (Phụ lục danh sách đính kèm).
- Ngày 4/10/2016, Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế Một cửa ASEAN, Cơ chế Một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (sau đây gọi tắt là Ủy ban Chỉ đạo quốc gia) đã được thành lập theo quyết định số 1899/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có cơ quan thường trực đặt tại Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan). Theo đó, Ủy ban chỉ đạo quốc gia là đầu mối chỉ đạo việc thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia, Cơ chế Một cửa Asean, nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK và triển khai các cam kết tại Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO cùng các điều ước quốc tế khác có liên quan.
- Để tiếp tục triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 2185/2016/QĐ-TTg ngày 14/11/2016, trong đó, trong giai đoạn 2016-2020 hướng đến mục tiêu:
- Tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
- Tham gia và triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết và lộ trình thực hiện của các nước ASEAN; sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối và trao đổi thông tin với các đối tác thương mại khác ngoài ASEAN theo các hiệp định và thỏa thuận mà Việt Nam tham gia.
3. Về việc tuyên truyền, hướng dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia, Một cửa Asean
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nhiều lớp tập huấn để cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng hệ thống cho các doanh nghiệp liên quan thực hiện các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành đã kết nối thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Tại công văn số 451/TB-VPCP ngày 30/12/2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận nội dung phiên họp thứ nhất của Ủy ban chỉ đạo quốc gia, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban, Ủy ban chỉ đạo quốc gia cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, liên quan thực hiện:
- Thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, trước mắt Cơ quan thường trực có kế hoạch để Ủy ban chỉ đạo quốc gia đối thoại với doanh nghiệp năm 2017; xây dựng cẩm nang về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại để tuyên truyền rộng rãi trong xã hội.
- Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chuyên mục về vấn đề này; phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông tới cộng đồng doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền tập huấn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh gắn liền với việc triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia theo kế hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 2185/2016/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
22.Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Hiện nay, trên các phương tiện thông tin, cử tri rất quan tâm các vấn đề tranh chấp biển Đông, tình hình tham nhũng, an ninh biên giới ( đặc biệt là Việt Nam – Campuchia) ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Tây Nam Bộ, đề nghị Chính phủ tăng cường các giải pháp hữu hiệu để đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Trả lời: (Tại Công văn số 614/BNG-VP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Ngoại giao)
Về Điều 16, Hiệp định 1983, trong quá trình áp dụng xử lý trong lĩnh vực hải quan, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị tỉnh Tây Ninh có công văn cung cấp thông tin cụ thể để Bộ Ngoại giao có cơ sở phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định tại Khoản 7, Điều 79, Luật Điều ước quốc tế năm 2016
Bộ Ngoại giao đã thông tin về các biện pháp ta đã thực hiện đối với “quốc gia thượng nguồn sông Mê Công (công văn số 445/BNG-UBBG-m ngày 27/02/2017 gửi Văn phòng Chính phủ); đồng thời nêu rõ thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục chủ động, tích cực nắm thông tin, tình hình liên quan đến diễn biến, kế hoạch sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công để có các biện pháp xử lý phù hợp. Chính phủ và Quốc hội sẽ có chương trình giám sát cụ thể để đảm bảo thực thi chính sách nhất quán của Việt Nam liên quan đến quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công, thực hiện cam kết của cơ quan dân cử nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, vùng chịu tác động ở đồng bằng sông Cửu Long.
23.Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Chính phủ cần phân công, phân cấp công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nông sản, hàng hóa, thuốc trừ sâu về tập trung một đầu mối để dễ dàng trong công tác quản lý và chịu trách nhiệm, mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
Trả lời: (Tại Công văn số 944/BNN-QLCL ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007, Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, phân công của Chính phủ tại điểm b khoản 2 Điều 32 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Khoản 3 Điều 21, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, trách nhiệm quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất rộng, liên quan nhiều chuyên ngành.
Để triển khai nhiệm vụ được giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/4/2015 phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thay thế Quyết định số 1984/QĐ-BNN-QLCL ngày 21/8/2012) cho các Tổng cục, các Cục quản lý chuyên ngành và phân cấp cho hệ thống ngành dọc có liên quan.
Ở địa phương, việc phân công, phân cấp về quản lý, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và Thông tư liên tịch số 15/2015/TT-BNNPTNT-BNV ngày 26/3/2015 hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Về cơ quan đầu mối quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản:
- Ở Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
- Ở địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố giao cho Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
24.Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Chính phủ kiểm tra việc Bộ Tài chính và Bộ Công Thương tính sai giá xăng gây thiệt hại 3000 tỷ đồng cho người tiêu dùng, cách xử lý như thế nào đối với người có trách nhiệm.
Trả lời: (Tại Công văn số 1201/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Trong công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu trước đây và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu hiện nay, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã và đang phối hợp chặt chẽ, hiệu quả theo phân công của Chính phủ tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều 36 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định: “Căn cứ khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, các cam kết quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các chỉ tiêu cân đối vĩ mô và dự báo giá xăng dầu thế giới, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định đối với từng chủng loại xăng dầu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ”.
Điểm đ Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP giao Bộ Công Thương “Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu…”.
Điểm a và b Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP giao Bộ Tài chính “Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở, hướng dẫn việc quản lý, trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; kiểm tra và giám sát việc thực hiện chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức”, “Chủ trì kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định tại Điều 37 Nghị định này và các loại thuế, phí có liên quan…”.
Như vậy, theo quy định hiện hành tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính trong việc điều hành giá bán xăng dầu căn cứ vào phương pháp tính và mức thuế cũng như các loại phí, quỹ… trong giá cơ sở do Bộ Tài chính chủ trì quy định, hướng dẫn.
Trong công tác điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính tính giá xăng dầu đúng theo phương pháp tính đã được quy định rõ ràng, công khai, minh bạch tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21 tháng 3 năm 2016, thuế nhập khẩu áp dụng để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính là thuế nhập khẩu ưu đãi MFN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết với các quốc gia, khu vực, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều Thông tư ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu. Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016, Chính phủ có thẩm quyền ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Bởi vậy khi Luật số 107/2016/QH13 có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 9 năm 2016, Chính phủ đã ban hành các Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đồng thời bãi bỏ các Thông tư của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trước đây. Theo Thông tư trước đây của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt và Nghị định hiện nay của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, có sự khác nhau giữa thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA); giữa thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của FTA này với FTA khác...
Do thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các FTA thấp hơn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN nên có những thời điểm, có thương nhân tận dụng được các ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu xăng dầu của các FTAs, tăng nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường được ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu để hưởng lợi.
Nhằm khắc phục tình trạng cùng một mặt hàng xăng dầu nhưng có nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu khác nhau, Bộ Tài chính sau khi xin ý kiến Chính phủ, đã có Công văn hướng dẫn thuế nhập khẩu áp dụng khi tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu là thuế nhập khẩu bình quân gia quyền theo sản lượng nhập khẩu từ các nguồn khác nhau[1]. Các mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền được Bộ Tài chính rà soát và thông báo áp dụng để tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu hàng Quý theo quy định.
Từ kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21 tháng 3 năm 2016, thuế nhập khẩu áp dụng để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu là thuế nhập khẩu bình quân gia quyền theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Phương pháp tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền theo sản lượng nhập khẩu từ các nguồn khác nhau, áp dụng để tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trước mắt là hợp lý, đưa giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu sát với thực tế giá xăng dầu do các doanh nghiệp nhập khẩu về từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, về lâu dài, Bộ Tài chính sẽ cùng các Bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương nghiên cứu để kiến nghị giải pháp tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các Hiệp định thương mại tự do FTA trên cơ sở bảo đảm lợi ích của nhà nước; các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xăng dầu trong nước và các đối tượng tiêu dùng; đảm bảo an ninh năng lượng.
25.Cử tri tỉnh An Giang, Phú Yên kiến nghị: Chính phủ có giải pháp bình ổn giá cả thị trường và VTNN như phân bón, thuốc trừ sâu nhằm giảm chi phí đầu vào, ổn định giữ giá lúa bán được 5.000 đồng/kg đồng; đồng thời triển khai mua lúa tạm trữ trong dân sớm, để đảm bảo có lãi 30% cho nông dân. Thực tế nhiều năm qua, việc triển khai mua lúa tạm trữ chậm trễ được lặp đi, lặp lạị, nên người nông dân không được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ, mà người hưởng chủ yếu là các doanh nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 1079/BNN-CB ngày 7 tháng 2 năm 2017 và Công văn số 1202/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
* Theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng. Đây không phải chính sách bao tiêu sản phẩm hay hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà là biện pháp kích cầu, thông qua đó để ngăn chặn sự suy giảm và duy trì ổn định giá lúa, gạo trên thị trường, góp phần gián tiếp hỗ trợ người trồng lúa. Thời điểm mua tạm trữ chỉ phụ thuộc vào thị trường, khi giá lúa gạo thấp hơn giá định hướng (bằng giá thành lúa bình quân cộng thêm 30%) và do Thủ tướng Chính phủ quyết định căn cứ theo tình hình thực tế, việc điều hành cũng phải linh hoạt để đảm bảo đạt được mục tiêu khi tạm trữ. Việc triển khai Chương trình tạm trữ thóc, gạo của Chính phủ qua 6 đợt tạm trữ từ Vụ Đông Xuân 2011-2012 đến Vụ Đông Xuân 2014-2015, thực tế đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giá lúa, gạo trên thị trường đều tăng lên so với trước thời điểm mua tạm trữ, qua đó đã nâng cao lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, quá trình triển khai và phương thức thu mua vẫn còn những bất cập, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, cải tiến để chính sách tạm trữ mang lại hiệu quả cao hơn.
Để đảm bảo cho người nông dân trồng lúa có lãi, bên cạnh giải pháp mua tạm trữ, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người sản xuất lúa như:
+ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
+ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
+ Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
+ Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010.
+ Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong đó có quy định mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí (Điều 19).
+ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu gắn kết với vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng, liên kết sản xuất, tạo đầu ra ổn định cho nông dân.
+ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Hiện nay, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai kế hoạch tái cơ cấu các ngành sản xuất, trong đó có chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, tận dụng phế phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo. Đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị liên quan tăng cường công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu để tiêu thụ tối đa lúa, gạo hàng hóa cho nông dân với giá tốt nhất. Qua đó sẽ đem lại lợi nhuận và thu nhập ngày càng cao cho người nông dân trồng lúa.
Hiện nay giá phân bón được quản lý theo cơ chế giá thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Doanh nghiệp kinh doanh phân bón được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh phân bón, của người sử dụng phân bón và lợi ích của Nhà nước. Nhờ cơ chế này, kinh doanh phân bón có môi trường cạnh tranh khá mạnh, đặc biệt là sự cạnh tranh về giá bán giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu.
Năm 2016, tiếp tục diễn biến của năm 2015, do chịu tác động của yếu tố thời tiết và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhu cầu phân bón giảm mạnh. Nguồn cung phân bón thế giới dư thừa và giá phân bón trên thế giới giảm thấp. Nên giá phân bón trong nước cũng có xu hướng giảm. Giá bán lẻ phân bón hiện đã giảm 500-1.500 đ/kg tùy loại so với cuối năm 2015.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Luật Giá thì mặt hàng phân đạm Urê và NPK nằm trong những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá.Trường hợp giá thị trường có biến động bất thường, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá.
Để ổn định sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo thu nhập cho người nông dân, và thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, nhiều năm gần đây, Chính phủ luôn quan tâm và có nhiều biện pháp để quản lý chất lượng, giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu trong đó có vật tư nông nghiệp, thuốc y tế. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương (Tổ Điều hành thị trường trong nước) luôn tích cực quan tâm, đã và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm quản lý giá cả và chất lượng trong kinh doanh các hàng hoá thiết yếu nêu trên, cụ thể:
- Phối hợp với Bộ Tài chính (đơn vị chủ trì về quản lý giá) triển khai Luật Giá và xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Giá, theo đó chú trọng đến công tác bình ổn giá đối với những mặt hàng thiết yếu trong đó có vật tư nông nghiệp thông qua các biện pháp như điều tiết cân đối cung cầu, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường (thời gian qua đã có nhiều địa phương đã triển khai chương trình bình ổn đối với vật tư nông nghiệp như Lạng Sơn, Hà Tĩnh... thông qua việc cho vay mua tạm trữ vật tư nông nghiệp để giữ giá bình ổn).
- Triển khai quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất, hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu trong đó có mặt hàng phân bón, qua đó nâng cao năng lực sản xuất trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu; phát triển hệ thống phân phối theo chiều sâu, tăng mối liên kết giữa các khâu nhằm kiểm soát giá bán và chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn sản xuất, kinh doanh hàng vật tư nông nghiệp phát triển mạng lưới phân phối để cung ứng hàng hoá với giá bán nằm trong tầm kiểm soát đến tận tay người nông dân.
- Trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương vẫn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn... thường xuyên theo dõi giá bán, cung cầu các mặt hàng vật tư nông nghiệp, thuốc y tế để kịp thời đề suất các biện pháp để bình ổn thị trường khi cần thiết. Các biện pháp đã thực hiện như chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn đẩy mạnh cung ứng hàng cho thị trường khi cần thiết; đề xuất điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, bố trí ngoại tệ nhập khẩu...
Đối với giá lúa, lâu nay theo cách tính chi phí của người nông dân, tỷ lệ giá phân bón so với giá lúa thường ở mức 1 kg phân Urê tương đương với 1,7-2 kg lúa là mức bảo đảm cho người trồng lúa có lãi. Hiện tại giá lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long (vùng trồng lúa hàng hóa lớn của cả nước) là 4.800-5000 đ/kg trong khi giá phân Urê khoảng 6.500-7.000 đ/kg, tỷ lệ là 1 kg phân Urê tương đương giá 1,3-1,4 kg lúa, với tỷ lệ này cho thấy mức giá hiện tại là hợp lý và đã thấp so với mấy năm gần đây.
26.Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Ô nhiễm môi trường hiện nay đang báo động nguy cơ cao trên cả nước. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên – Môi trường chịu trách nhiệm chính, chủ trì phối hợp các Bộ ngành liên quan khẩn trương thực hiện, không nên đùn đẩy trách nhiệm.
- Thực chất, đã có các quy định về trách nhiệm giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp khi xảy ra ô nhiễm môi trường và cơ bản sẽ xác định được trách nhiệm này. Trên thực tế, từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư, đi vào hoạt động sản xuất của một dự án liên quan đến rất nhiều cõ quan khác nhau trong từng lĩnh vực quản lý nhý đất đai, xây dựng, công nghệ, môi trường v.v. Các lĩnh vực này lại được điều chỉnh bởi các luật khác nhau nên dẫn đến sự thiếu thông suốt, liên thông, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, tăng thủ tục hành chính nhưng lại không rõ trách nhiệm. Ðiểm yếu ở đây là chưa xác định rõ cõ chế trách nhiệm của mỗi cõ quan, mỗi cấp quản lý.
- Giải pháp:
+ Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành liên quan để tăng cường sự liên thông, phối hợp, xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; khẩn trương rà soát, kiểm tra và đưa vào lộ trình rõ ràng để yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với các ðịa phýõng xử lý nghiêm theo quy ðịnh của pháp luật và yêu họ tuân thủ, thực hiện ðầy ðủ các quy trình ðáp ứng các vấn ðề môi trýờng.
+ Ðối với lĩnh vực môi trýờng, Bộ ðã kiến nghị thực hiện báo cáo ðánh giá tác ðộng môi trýờng (ÐTM) theo 02 býớc, trong ðó sẽ thực ÐTM chi tiết sau khi có quyết định cấp phép đầu tý, có thẩm định thiết kế cơ sở; không ÐTM đối với dự án sản xuất sạch, thân thiện với môi trýờng. Khi ðó sẽ phân ðịnh ðýợc rõ cõ chế chịu trách của cơ quan quản lý nhà nước khi xảy ra ô nhiễm môi trường, đó là cơ quan thẩm định, phê duyệt ÐTM sẽ chịu trách nhiệm về thẩm ðịnh công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý môi trường của dự án, các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát khi ðể xảy ra ô nhiễm. Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trýờng cũng ðã nêu rõ trách nhiệm cõ quan quyết định, phê duyệt đầu tý, thẩm định công nghệ sản xuất, phê duyệt báo cáo ÐTM về vấn đề môi trường của dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường xảy ra trên ðịa bàn.
27.Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm trình Bộ Chính trị phê duyệt Đề án xây dựng Đặc khu kinh tế Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang đã có văn bản trình Chính phủ)
Trả lời: (Tại Công văn số 1799/BKHĐT-TH ngày 9 tháng 3 năm 2017 của Bộ Kế hoặch và Đầu tư)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Ban cán sự Đảng Chính phủ Báo cáo về các Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa và Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hiện tại, Ban cán sự Đảng Chính phủ đang xem xét để báo cáo Bộ Chính trị./.
Việc phân bổ vốn NSTW để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình tại địa phương phải phù hợp với các Nghị quyết của Quốc hội.
Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã xác định tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã thông báo số vốn dự kiến đến từng địa phương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động lựa chọn các dự án đầu tư để dự kiến phân bổ vốn cho các dự án cụ thể theo nguyên tắc, tiêu chí đã được quy định tại Nghị quyết 26/2016/QH14.
28.Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Cử tri được biết một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định do ngành Y tế quản lý nhưng thường xuyên có nhiều đoàn đến kiểm tra như: Chi cục ATVSTP kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP, ngành Quản lý thị trường kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh rượu bia, ngành Thú y kiểm tra điều kiện giết mổ, vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật, lực lượng Cảnh sát môi trường kiểm tra vệ sinh môi trường và cả điều kiện bảo đảm ATTP, ngoài ra còn đoàn kiểm tra của chính quyền huyện, xã… Cụ thể, theo quy định của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm thì lĩnh vực ATTP có 3 ngành cùng tham gia quản lý gồm: Y tế, Nông nghiệp và Công Thương. Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực ATTP, các sản phẩm quá rộng và có sự đan xen chồng lấn nhau. Để thanh tra các sản phẩm, các ngành phải lập đoàn kiểm tra liên ngành, trong khi đó các ngành đều đối mặt với thực trạng chung là thiếu kinh phí, thiếu nhân lực có chuyên môn chính sự chồng chéo này khiến công tác quản lý chưa hiệu quả.. Kiến nghị Chính phủ có giải pháp điều chỉnh.
Trả lời : (Tại Công văn số 594/BNV-TCBC ngày 9 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
1. Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật an toàn thực phấm quy định cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như sau: Ở Trung ương là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương; ỏ' địa phương là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương. Theo đó, Chính phủ phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng Bộ và giao Bộ Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính và ỏ' địa phương là Sở Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm. Việc quản lý an toàn thực phẩm đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế và khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
2. Nhằm đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, ngày 09/5/2016, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó đã chỉ đạo:
Các Bộ, ngành:
Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với ngành hàng được phân công, quản lý chặt chẽ các vật tư liên quan đến an toàn thực phẩm, giải quyết kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thế, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý an toàn thực phâm.
Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạm an toàn thực phẩm; Điều tra, xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Các địa phương:
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành; ưu tiên bổ trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, trước mắt chủ động bố trí kinh phí tương ứng với số thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phâm không an toàn.
Chủ tịch ủy ban nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của địa phương; chủ động tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiếm tra, giám sát bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Tuyên truyền, vận động tới tùng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh thực phâm, ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xác định việc bảo đảm an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa.
Do vậy, đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tập trung chỉ đạo công tác quản lý an toàn thực phẩm, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan nêu trên.
29.Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La” để tỉnh Sơn La triển khai thực hiện, bởi đây là dự cấp thiết dựa trên những yêu cầu sau:
(1) Đề án được lập theo Nghị quyết số 775/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 20/4/2009 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XII về kết quả giám sát việc thực hiện di dân, tái định cư công trình thủy điện Sơn La;
(2) Đây là mong muốn của nhân dân vùng tái định cư dự án thủy điện Sơn La để sớm ổn định đời sống và sản xuất sau tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
(3) Tập trung đầu tư cho sản xuất theo hướng chuyển đổi khoa học kỹ thuật nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về trình độ, kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông lâm nghiệp theo hướng bền vững có giá trị thu nhập cao.
(4) Đầu tư sửa chữa và nâng cấp đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện đảm bảo tiêu chí nông thông mới. Do trước đây việc đầu tư cho vùng dự án tái định cư chưa đồng bộ còn thiếu một số công trình cấp thiết, các dự án được đầu tư từ lúc bắt đầu triển khai dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La (cách đây hơn 12 năm) nay đã hư hỏng, xuống cấp làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân vùng tái định cư.
(Đề án đã được các Bộ, ngành thẩm định xong, nhưng chưa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Trả lời: (Tại Công văn số 880/BNN-KTHT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đề án "Ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La" được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập theo chính sách quy định tại Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách đặc thù về di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tại Tờ trình số 3681/TTr-BNN-KTHT ngày 14/5/2015.
Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt tại Công văn số 4383/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 07/6/2016. Sau khi xem xét, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu rà soát điều chỉnh quy mô và đề xuất nguồn vốn thực hiện Đề án tại Thông báo số 364/TB-VPCP ngày 09/11/2016 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về rà soát Đề án tại Công văn số 9813/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 24/11/2016.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao và ý kiến đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành việc rà soát Đề án để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tại Công văn số 681/BNN-KTHT ngày 19/01/ 2017.
30.Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ cần rà soát lại dự án của người nước ngoài tại các khu vực nhạy cảm về quốc phòng - an ninh như: Khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh; dự án bôxít ở Tây Nguyên… để có biện pháp xử lý, tăng cường giám sát nhằm đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Liên quan đến các quy định pháp luật về quốc phòng – an ninh liên quan đến các dự án có vốn đầu tư nước ngoài,
a) Luật Đầu tư có quy định như sau:
- Khoản 3 Điều 31 Luật đầu tư 2014 quy định: các Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài (đây là các lĩnh vực có tác động và khả năng ảnh hưởng đến QP-AN) đều phải báo cáo để được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư mới được phép thực hiện.
- Khoản 3 Điều 47 Luật Đầu tư 2014 quy định: Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương quy định:
Ủy ban nhân dân địa phương thông báo cho cơ quan quân sự địa phương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương liên quan đến công tác quốc phòng; đánh giá kết quả chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng báo cáo theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Đối với những vấn đề quan trọng trực tiếp liên quan đến công tác quốc phòng, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trao đổi thống nhất với cơ quan quân sự địa phương cùng cấp trước khi kiến nghị với cơ quan quân sự địa phương cấp trên, Bộ Quốc phòng hoặc Chính phủ.
c) Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013 quy định về việc lấy ý kiến các Bộ đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, đối với dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển không thuộc trường hợp Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư thì trước khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản xin ý kiến của các Bộ theo quy định sau đây:
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đối với khu đất sử dụng tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới;
- Bộ Quốc phòng đối với khu đất sử dụng tại xã, phường, thị trấn ven biển liền kề với khu đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, trừ trường hợp đã xác định khu vực cấm theo quy định;
- Bộ Công an đối với khu đất sử dụng tại xã, phường, thị trấn ven biển liền kề với khu đất sử dụng vào mục đích an ninh.
d) Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định khi xây dựng các dự án, công trình trong vành đai biên giới, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày, cơ quan được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời cơ quan gửi lấy ý kiến.
Khi triển khai thực hiện các dự án, công trình, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh và chính quyền địa phương sở tại biết trước ít nhất trước 03 (ba) ngày làm việc.
e) Theo NĐ 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ Công an quản lý về AN-TT với các ngành nghề nghề kinh doanh có điều kiện nêu trong nghị định.
Ngoài ra, căn cứ Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, dự án đầu tư nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật (Điều 71 Luật Đầu tư 2014).
Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ ngành liên quan đặc biệt là Bộ Quốc phòng và Bộ Công An cùng các địa phương thực hiện việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài để đảm bảo quốc phòng an ninh./.
31.Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk và thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri bày tỏ sự bức xúc trước tình hình tham nhũng hiện nay. Gần đây nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh gây thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) nhưng vẫn được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn. Khi bị phanh phui thì Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài một cách dễ dàng. Cử tri đề nghị Đảng, Nhà nước ta xem xét lại công tác cán bộ, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân đối với những người đề xuất, quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, việc ông Thanh lẩn trốn gây khó khăn cho công tác điều tra. Cần phải có biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, thực hiện thu hồi tài sản do tham nhũng trong vụ án này.
Trả lời : (Tại Công văn số 2154/BNV-CCVC ngày 21 tháng 04 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TW ngày 16/11/2016. Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ:
Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Luật Thi đua, khen thưởng; bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, với kỷ luật hành chính của Nhà nước. phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi bao che, cản trở, gây khó khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.
Rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành, kiểm soát việc thực thi quyền lực bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ những tiêu cực trong cơ chế "xin - cho", "duyệt - cấp"; "ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "sân sau", trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, quản lý và sử dụng biên chế".
Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thấm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch; Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
32.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Chính phủ nghiên cứu áp dụng các biện pháp (tăng thuế nhập khẩu hoặc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, ưu tiên nhập khẩu sản phẩm chất lượng cao, công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường) nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, tăng khả năng cạnh tranh với nguồn phân bón nhập khẩu; đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ phân bón giả.
Trả lời: (Tại Công văn số 1198/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
a) Về kiến nghị áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước
Điều XI Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) của WTO quy định nguyên tắc chung là các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế xuất khẩu, nhập hàng hóa. Tuy nhiên, WTO cũng thừa nhận một số ít các trường hợp ngoại lệ cho phép áp dụng biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu nhưng với các điều kiện và theo các thủ tục nhất định. Khi gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam đã cân nhắc và bảo lưu áp dụng hạn ngạch thuế quan 4 mặt hàng là đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối, không có phân bón.
Do vậy, để bảo vệ một cách hợp lý phân bón sản xuất trong nước, Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi sát tình hình nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng trong nước đã sản xuất được để có biện pháp quản lý phù hợp trong từng thời kỳ. Bộ Công Thương đã quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành một số cơ chế nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước như sau:
- Ban hành Thông tư số 35/2014/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2014 về nhập khẩu tự động phân bón, theo đó, phân bón nhập khẩu phải thông qua quy trình có kiểm soát hơn với mục tiêu điều tiết nhập khẩu một số loại phân bón mà sản xuất trong nước cơ bản đã đáp ứng nhu cầu. Chẳng hạn, đối với Ure và NPK là 2 loại phân bón trong nước đã sản xuất được, hiện nay, Bộ Công Thương đang duy trì biện pháp cấp giấy phép nhập khẩu tự động. Theo đó, thương nhân nhập khẩu phân Ure và NPK phải nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động tại Bộ Công Thương. Quy định, quy trình cấp giấy phép nhập khẩu tự động phù hợp với Hiệp định Giấy phép nhập khẩu của WTO.
- Ban hành Thông tư 52/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 và phối hợp chặt chẽ với một số tỉnh biên giới hạn chế hoặc tạm dừng nhập khẩu biên mậu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo từng thời điểm đối với các loại phân bón mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu (như phân ure, phân NPK). Đối với các loại phân bón trong nước sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tiếp tục cho phép nhập khẩu theo từng lô hàng và có thời gian xác định để có thể kiểm soát được số lượng phân bón nhập khẩu biên mậu không ảnh hưởng tới cung cầu trong nước;
- Phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ và Quốc hội tăng thuế suất thuế nhập khẩu một số loại phân bón mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu, phù hợp với các thỏa thuận quốc tế. Đến nay, phân bón NPK, Ure, DAP là những phân bón đáp ứng đủ thị trường trong nước đã được tăng thuế, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi thị trường phân bón gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng, nhằm tạo điều cho phân bón sản xuất trong nước phát triển
b) Về kiến nghị tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ phân bón giả
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm quản lý thị trường phân bón, trong đó tập trung công tác kiểm soát thị trường phân bón, đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, khung pháp lý, sửa đổi các quy định hiện hành nhằm đảm bảo phù hợp hơn với thực tiễn, hoàn thiện hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tạo khung pháp lý kỹ thuật về quản lý chất lượng phân bón.
- Xây dựng Quy chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón vô cơ: Để hoàn thành cơ bản hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón vô cơ làm cơ sở pháp lý trong việc quản lý chất lượng phân bón vô cơ, năm 2016 Bộ đã xây dựng 25 quy chuẩn, trong đó 18 quy chuẩn đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, 07 quy chuẩn khác đã được lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, dự kiến ban hành trong năm 2017.
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phân bón: Hiện Bộ đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón. Bên cạnh đó Bộ cũng là cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 115/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2013/NĐ-CP; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón; Thông tư số 35/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 10 năm 2014 quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối đối với một số mặt hàng phân bón.
Thứ hai, tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra và cấp phép đối với các tổ chức sản xuất phân bón
- Thực hiện quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP, đơn vị của Bộ Công Thương là Cục Hóa chất đã thẩm định hồ sơ, phối hợp với các Sở Công Thương kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón trước khi cấp phép. Một số cơ sở sản xuất phân bón đã hoạt động từ nhiều năm trước, do không đáp ứng đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP đã phải tiến hành đầu tư, cải tạo nhà xưởng, máy móc, thiết bị để được cấp phép. Nhằm công khai thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp địa phương theo dõi, kiểm tra thường xuyên hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón thuộc địa bàn quản lý, thông tin về các doanh nghiệp được cấp phép sản xuất phân bón vô cơ trên địa bàn cả nước, danh sách phân bón vô cơ đã công bố hợp quy đã được tổng hợp và đăng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ, danh sách các tổ chức được chỉ định thử nghiệm chất lượng phân bón vô cơ.
- Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng phân bón vô cơ quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã chỉ định trên 40 tổ chức đủ năng lực thử nghiệm, chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố; đã tổ chức tái kiểm tra, đánh giá các tổ chức này và ra quyết định hủy bỏ chỉ định 02 tổ chức vi phạm (Vinacert, Trung tâm thử nghiệm phân bón Vùng Nam Bộ). Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra các tổ chức có hoạt động thử nghiệm đủ năng lực để chỉ định và quản lý hoạt động này. Đối với phân bón được chứng nhận hợp quy ngoài phạm vi được chỉ định, thời gian qua Bộ đã có Công văn số 8288/BCT-HC ngày 06 tháng 9 năm 2016 yêu cầu thu hồi sản phẩm phân bón vô cơ để thực hiện lại việc đánh giá hợp quy.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát phân bón: Công tác kiểm tra, kiểm soát phân bón được đẩy mạnh thông qua hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng có liên quan trên cả nước. Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng không chỉ mới xuất hiện gần đây mà đã trở thành một vấn đề bức bối của ngành phân bón, với nhiều diễn biến phức tạp, rất khó để giải quyết được trong thời gian ngắn. Các loại hình phân bón giả phổ biến như: Phân bón thiếu hàm lượng các chất dinh dưỡng hữu hiệu so với tiêu chuẩn công bố, phân bón giả một số nhãn hiệu quen thuộc, được ưa chuộng, sản phẩm công bố là phân bón như bản chất không phải là phân bón. Thời gian qua, Bộ đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng, đã chỉ đạo các Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường cả nước tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón thuộc địa bàn quản lý. Trong năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.091 vụ; phát hiện, xử lý 878 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 10,6 tỷ đồng; thu giữ 276.454 kg, 132.806 gói, 10.103 chai, 110 bao, 40 bình phân bón các loại; trị giá tang vật tịch thu ước tính gần 39,7 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Quyết định số 3835/QĐ-BCT ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch tăng cường công tác quản lý phân bón vô cơ năm 2016-2017, ngày 06 tháng 10 năm 2016, năm 2016 Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường và thể hiện quyết tâm của Quản lý thị trường trong việc tạo chuyển biến rõ nét lập lại trật tự thị trường phân bón.
Thứ ba, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ phân bón
Bộ cũng đã có các Công văn gửi Ủy ban nhân dân, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ; bố trí, phân bổ nguồn lực tài chính, con người cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ; rà soát, thống kê danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh, san chiết, đóng gói phân bón trên địa bàn, tạm dừng hoạt động sản xuất đối với các cơ sở chưa được cấp phép sản xuất. Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về phân bón vô cơ, ngày 23 tháng 9 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3835/QĐ-BCT về Kế hoạch tăng cường công tác quản lý phân bón vô cơ năm 2016 - 2017, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Công Thương, các Tập đoàn thực hiện các nhiệm vụ tập trung vào 04 nội dung là kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu và công bố thông tin; đẩy mạnh, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về quản lý phân bón.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin đối với việc đề cao cảnh giác đối với người tiêu dùng và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón giả
- Công tác phối hợp, tuyên truyền phổ biến các quy định về quản lý phân bón: Để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, đồng thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương đã ký kết Chương trình phối hợp số 17-CTPH/HND-MTTQ-BNN&PTNT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2014 phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2019. Từ sau khi Chương trình được ký kết đến nay, có 35/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp số 17 ở cấp địa phương, nhiều hoạt động đã được tăng cường và có hiệu quả.
- Bộ đã biên soạn và in ấn sổ tay giới thiệu về hệ thống quy định quản lý phân bón, thông tin về các loại phân bón vô cơ, hướng dẫn đơn giản cách nhận biết phân bón giả và một số hướng dẫn sử dụng phân bón hiệu quả cao phát hành tới các địa phương (Hội nông dân, Sở Công Thương, Chi cục quản lý thị trường…). Các quy định về quản lý phân bón cũng được Bộ phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về phân bón; thông tin trên truyền hình thông qua các cuộc trả lời phỏng vấn tại các diễn đàn trực tuyến, phát biểu trên các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp và người dân.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phối hợp với Trung ương Hiệp hội phân bón Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 tổ chức Hội nghị “Lập lại trật tự Thị trường phân bón Việt Nam”. Bộ Công Thương đã có văn bản số 9440/BCT-HC ngày 05 tháng 10 năm 2016 báo cáo Thủ tướng về kết quả hội thảo và đề xuất các giải pháp quản lý.
- Bên cạnh đó, tại các địa phương, các Sở Công Thương đã hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức hàng trăm hội thảo giới thiệu sản phẩm, trình diễn phân bón đến bà con nông dân tại các địa phương khác nhau, tuyên truyền và phổ biến cách sử dụng phân bón có hiệu quả, nhận biết phân bón giả, kém chất lượng; xác nhận công bố hợp quy về chất lượng phân bón cho trên 5000 các sản phẩm phân bón khác nhau.
Thứ năm, một số giải pháp khác như:Tăng cườngquản lý sản xuất phân bón cho các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát huy tối đa vai trò, nguồn lực của các cơ quan chuyên môn tại địa phương trong công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền, xác định vai trò, trách nhiệm chính của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương kiểm soát thị trường phân bón, hạn chế tình trạng phân bón kém chất lượng, phân bón giả; Xây dựng lộ trình nhất quán để các tổ chức, cá nhân chú trọng đầu tư nâng cao điều kiện sản xuất phân bón.
33.Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét, sớm phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng CT229 giúp nhân dân nâng cao đời sống, có điều kiện phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Trả lời: (Tại Công văn số 1369/BKHĐT-TH ngày 3 tháng 3 năm 2017 của Bộ Kế hoặch và Đầu tư)
Đề nghị tỉnh Hòa Bình căn cứ Thông tư số 57/2013/TTLT-BQP-BKHĐT-BCA-BTC ngày 03/5/2013 của liên bộ Bộ Quốc phòng, Bộ KH&ĐT, Bộ Công an, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý bảo vệ và xây dựng vùng CT229 theo Quyết định 2156/QĐ-TTg ngày 25/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ rà soát lại Quy hoạch trước đây, bổ sung quy hoạch giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trong các năm qua nguồn lực hỗ trợ của Trung ương cho các tỉnh có vùng CT229 được tăng trưởng cao hơn mức bình quân của cả nước, trong đó tỉnh Hòa Bình kế hoạch năm 2013 là 58 tỷ đồng; năm 2014 là 65 tỷ đồng và 2015 là 65 tỷ đồng; năm 2016 là 52,99 tỷ đồng bảo đảm thực hiện đúng chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước cho các vùng CT229 nói chung và vùng CT229 tỉnh Hòa Bình nói riêng để đầu tư phát triển nhằm nâng cao mức sống và thu nhập của nhân dân trong vùng cao hơn các vùng khác.
Tại báo cáo số 472/BC-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ báo cáo Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 phải bảo đảm công khai, minh bạch; tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành trung ương và địa phương, giao tổng mức kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn kế hoạch cho từng dự án theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí Quốc hội đã phê chuẩn. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 về dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, thông báo tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục và dự kiến mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho từng dự án./.
34.Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, xem xét tổ chức lại hệ thống các cơ quan quản lý đối với một số ngành dọc nhằm tăng cường thống nhất quản lư ở các cấp, theo hướng cụ thể như: Sáp nhập một số cơ quan ngành dọc của ngành nông nghiệp (Trạm thú y; Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) vào Phòng nông nghiệp của huyện để quản lý tốt hơn đội ngũ công chức, viên chức và có sự thống nhất cao trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn; đối với ngành khác có cơ quan ở cấp huyện nhưng thuộc các đơn vị cấp hai của tỉnh cũng cần được sáp nhập, theo đó bổ nhiệm các Phó trưởng phòng phụ trách mảng công việc và phụ trách bao gồm cả các trạm chuyên môn.
Trả lời : (Tại Công văn số 597/BNV-TCBC ngày 9 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tô chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uy ban nhân dân tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tăt là Uy ban nhân dân cấp tỉnh) và Nghị định thay thế Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phô thuộc tỉnh (sau đây gọi tăt là Uy ban nhân dân cấp huyện). Sau khi Chính phủ ban hành 02 Nghị định nêu trên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ câu tô chức của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
Do vậy, Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của cử tri để nghiên cứu, trao đối với các Bộ, ngành liên quan khi xây dụng các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
35.Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Chính phủ cần có các giải pháp đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ và tạo điều kiện để ngư dân tổ chức đánh bắt xa bờ, góp phát thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; đồng thời quan tâm đầu tư các dự án phát triển kinh tế gắn với việc xây dựng các khu vực phòng thủ tại các địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh, trong đó, có cả khu vực biển Đông và biển Tây; chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm gây ra sự cố ô nhiễm môi trường biển đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Hà Tĩnh vừa qua, nhằm đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa vi phạm.
Trả lời: (Tại Công văn số 866 /BNN-TCTS ngày 28 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9 tháng 02 năm 2007 thông qua tại Hội nghị Trung ương 4 (khoá X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các giải pháp đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ và tạo điều kiện để ngư dân tổ chức đánh bắt xa bờ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc hỗ trợ ngư dân phát triển sản xuất, một số chính sách quan trọng như sau:
- Chính sách phát triển thủy sản tập trung hỗ trợ ngư dân nâng cấp, cải hoán, đóng mới tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ vay vốn lưu động phục vụ sản xuất; hỗ trợ cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách phát triển thủy sản)
- Chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng hải sản, dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa có hỗ trợ đối với tàu có công suất từ 90 CV trở lên hoạt động trên vùng biển xa mua mới, đóng mới, kinh phí sửa chữa tàu cá; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên; hỗ trợ giảm bớt khó khăn về tài chính và nghĩa vụ trả nợ vay đầu tư đối với chủ tàu có tàu bị đâm hư hỏng, chìm tàu khi đang hoạt động trên các vùng biển xa. (theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa).
- Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực khai thác thủy sản nhằm hỗ trợ ngư dân, các cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến kinh doanh thủy sản đầu tư máy móc, trang thiết bị, hầm bảo quản để bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trong khai thác, thu mua, chế biến thủy sản (theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp).
36.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri phản ảnh hiện nay các hoạt động của thanh niên mới tham gia khởi nghiệp rất nhiều và có nhiều trường hợp rất thành công. Kiến nghị Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Đề xuất nên có quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, có những chính sách ưu đãi thật đặc biệt về lãi suất ngân hàng, về thuế để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể phát triển.
Trả lời: (Tại Công văn số 2577/BKHĐT-TH ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Bộ Kế hoặch và Đầu tư)
Hiện nay, vấn đề khởi nghiệp đang được cả nước quan tâm, phong trào khởi nghiệp được lan tỏa đến nhiều tổ chức, cá nhân. Trong đó, phong trào thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ. Chính phủ cũng đã có định hướng chỉ đạo thúc đẩy khởi nghiệp như Nghị quyết 19-2016/CP-NQ ngày 28/4/2016, Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, được phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016. Nhiều mục tiêu được đặt ra, như: (1) nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp khởi nghiệp; thúc đẩy phát triển các cơ sở ươm tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, các tư vấn viên, là yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái; hỗ trợ vốn ban đầu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; (2) đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động… Tuy nhiên, vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách, ưu đãi dành cho khởi nghiệp nói chung và thanh niên khởi nghiệp nói riêng.
Từ những thực tế đó, tại Nghị Quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Chính phủ giao rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây dựng dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, với nhiều nội dung liên quan đến biện pháp hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để thúc đẩy người dân tham gia lập nghiệp và khởi nghiệp, dự thảo Luật đã đề xuất hai chương trình cụ thể:
(i) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh: nhằm mục tiêu hướng hộ kinh doanh từ hoạt động phi chính thức lên chính thức, tạo tiền đề và động lực cho các hộ phát triển thành quy mô và đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trước mắt, việc miễn thuế cho đối tượng này có thể làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, nhưng đây là một biện pháp để nuôi dưỡng nguồn thu, đưa đối tượng này sang môi trường để có điều kiện phát triển thành quy mô lớn hơn.
(ii) Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Việt Nam đang chuyển đổi mô hình từ phát triển dựa vào các yếu tố cơ bản như tài nguyên, lao động giá rẻ sang phát triển dựa vào nâng cao hiệu suất. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới đã và đang khẳng định tiềm năng phát triển với vai trò quan trọng trong thời gian gần đây. Thanh niên lập nghiệp, sinh viên khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp chính là nơi khởi nguồn đổi mới sáng tạo trong kinh doanh và cũng chính là cầu nối đưa các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống. Nhằm tạo kênh vốn cho các hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, dự thảo Luật quy định kênh huy động vốn thông qua Quỹ đầu tư khởi nghiệp của khu vực tư nhân và bổ sung quy định cho Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được đầu tư vào quỹ tư nhân này. Dự thảo Luật cũng quy định các biện pháp hỗ trợ để khuyến khích tư nhân đầu tư các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai các chương trình và hoạt động cụ thể để hỗ trợ khởi nghiệp trong thời gian tới theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; Bộ Giáo giục và Đào tạo chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông” và đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp”; Bộ Lao động Thương binh Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Giáo giục và Đào tạo và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp giai đoạn 2017-2020”...
37.Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Cử tri kiến nghị, thời gian qua các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam nhiều, trong đó có một số công ty Trung Quốc không thuê nhân công người Việt mà chỉ tuyển lao động Trung Quốc. Bên cạnh đó, các công ty này hoạt động khép kín, ít giao lưu với bên ngoài nên tạo tâm lý bất an cho nhân dân. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành chức năng thẩm tra, xem xét một cách toàn diện về kinh tế - xã hội khi cấp phép hoạt động cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời có chế độ kiểm tra, giám sát định kỳ hoạt động của các công ty này để đảm bảo hoạt động của các công ty được thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và giúp nhân dân yên tâm.
Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ và Ủy ban nhân dân theo quy định tại Luật Đầu tư, trong hồ sơ của nhà đầu tư phải bao gồm đánh giá tác động môi trường, cũng như đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội. Nội dung thẩm tra của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đối với dự án bao gồm đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, các giải pháp bảo vệ môi trường… (Điều 31, 32, 33, 34, 35 Luật Đầu tư 2014).
Chính phủ đã ban hành nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 về giám sát và đánh giá đầu tư. Nghị định quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phí giám sát, đánh giá đầu tư, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư; điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.
Ngoài ra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong quá tình thực thi thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ các khâu xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý dự án khi thực hiện đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia./.
38.Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục có những chính sách đẩy mạnh chương trình hỗ trợ sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng đối với những huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn như: đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, điện lưới quốc gia cho các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa hiện nay chưa có điện.
Hàng năm, ngân sách Trung ương đều quan tâm bố trí vốn để đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, điện lưới quốc gia cho các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa hiện nay chưa có điện thông qua các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác.
Tại báo cáo số 472/BC-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ báo cáo Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 phải bảo đảm công khai, minh bạch; tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành trung ương và địa phương, giao tổng mức kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn kế hoạch cho từng dự án theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí Quốc hội đã phê chuẩn. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 về dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, thông báo tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục và dự kiến mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho từng dự án. Do đó, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chuyển kiến nghị của cử tri đến Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái để được trả lời./.
39.Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Chính phủ cho phép kéo dài việc thực hiện Dự án sắp xếp, ổn định dân cư 02 xã Tà Tổng, Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu sang giai đoạn 2016-2020. Vì Dự án này được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2012- 2015, nhưng còn nhiều nội dung chưa được bố trí vốn thực hiện hoặc việc thực hiện còn dở dang; nhiều điểm dân cư chưa được đầu tư theo đúng quy hoạch được duyệt (Tổng kinh phí dự án được giao từ năm 2012 - 2015 là 213.111 triệu đồng, đạt 49,5% tổng nhu cầu vốn được duyệt).
Trả lời: (Tại Công văn số 881/BNN-KTHT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/2/2016 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020.
Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát, đánh giá, hoàn thiện Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2013-2015 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 tại Tờ trình số 155/TTr-BNN-KTHT ngày 06/01/2017, trong đó có đề xuất thực hiện dự án sắp xếp, ổn định dân cư 02 xã Tà Tổng, Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2016-2020.
40.Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề nên giao cho Bộ Giáo dục là hợp lý để có giáo trình và chương trình đào tạo thống nhất.
Trả lời : (Tại Công văn số 606/BNV-TCBC, ngày 9/02/2017 của Bộ Nội vụ)
Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 03/9/2016 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2016 đã chỉ đạo: “Chính phủ thống nhất giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường sư phạm. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý trực tiếp các trường trung cấp, cao đẳng khẩn trương chỉ đạo thực hiện tự chủ trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm nhanh can thiệp hành chính của Bộ chủ quản và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.
Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định:
“1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan”.
Như vậy, việc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đảm nhận. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường sư phạm.
41.Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Hiện nay, chính sách đối với khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn tương đối nhiều, song hầu hết đều triển khai thực hiện chậm, nguồn vốn bố trí không đảm bảo, không đúng định mức quy định (như Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a); Chương trình 135, giao khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ...). Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cân đối nguồn lực, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách đã ban hành.
Trả lời: (Tại Công văn số 3363/BKH-TH ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Kế hoặch và Đầu tư)
1. Về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
Tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10 tháng 11 năm 2016, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó bố trí 29.698 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Như vậy, trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hết sức khó khăn hiện nay, cân đối vốn ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 đã được bố trí đủ theo quy định tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội. Theo quy định tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 trung ương chỉ phân bổ tổng số vốn của từng chương trình cho các địa phương, giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ chi tiết.
Về vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững kế hoạch năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 28/11/2015 giao 90% số vốn, 10% còn lại được tiếp tục giao tại Quyết định số 2447/QĐ-TTg ngày 14/12/2016 sau khi kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 được Quốc hội thông qua.
Mặt khác, một số nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 đã hết hiệu lực thực hiện. Chính phủ đang giao các bộ, ngành phối hợp với các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức mới phù hợp với giai đoạn 2016-2020 để các địa phương thực hiện (Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2115/QĐ-TTg ngày 07/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí huyện nghèo áp dụng cho giai đoạn 2017-2020,...) trên tinh thần tập trung ưu tiên cho Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo đúng các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Do vậy, sau khi kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 được thông qua và các tiêu chí, định mức cũng như danh sách các huyện nghèo, xã, thôn nghèo đặc biệt khó khăn được xác định cụ thể ở từng địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Về Chương trình giao khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015
Theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ ban hành về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, nội dung giao khoán bảo vệ rừng sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để thực hiện do Bộ Tài chính chủ trì xử lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đề nghị chuyển kiến nghị đến Bộ Tài chính để được xử lý cụ thể./.
42.Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Chính phủ cần có sự quyết tâm, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ về khoa học công nghệ và việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành để sớm xây dựng và hòa thiện “Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử” góp phần cải cách thủ tục hành chính.
Trả lời: (Tại Công văn số 358/BTTTT-VP ngày 10 tháng 2 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Trong thời gian qua thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành:
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Các Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Để gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 06/02/2016 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Để cụ thể hóa các nội dung trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng các chương trình, kế hoạch để ứng dụng CNTT, xây dựng chính phủ điện tử (đối với cấp Bộ), chính quyền điện tử (đối với cấp tỉnh), nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính, cụ thể như sau:
- Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử;
- Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó có nội dung hiện đại hóa hành chính nhà nước;
- Kế hoạch, lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương.
Để hoạt động ứng dụng CNTT xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử được hiệu quả, Bộ TTTT và các bộ, ngành liên quan đã thực hiện đôn đốc, kiểm tra, ban hành các văn bản hướng dẫn. Cụ thể:
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT xây dựng Chính phủ điện tử tại các bộ, ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử tại các địa phương;
- Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm;
- Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0 và tổ chức hướng dẫn, đôn đốc xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử để việc triển khai ứng dụng CNTT được hiệu quả;
- Chỉ đạo, thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, ngành, địa phương.
43.Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Chính phủ cần sớm có hướng dẫn về quy trình, thủ tục để địa phương thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, cưỡng chế buộc di dời, cấm hoạt động theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
Trong nãm 2016, Chính phủ ðã ban hành Nghị ðịnh số 155/2016/NÐ-CP ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trýờng, Nghị ðịnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/2/2017 và thay thế Nghị ðịnh số 179/2013/NÐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, theo ðó Nghị ðịnh ðã quy ðịnh cụ thể về trách nhiệm tổ chức thi hành quyết ðịnh cýỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung ðình chỉ hoạt ðộng, cýỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cõ sở gây ô nhiễm môi trýờng nghiêm trọng (Ðiều 58); trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết ðịnh cýỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung ðình chỉ hoạt ðộng hoặc cýỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cõ sở gây ô nhiễm môi trýờng nghiêm trọng (Ðiều 59); trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là ðình chỉ hoạt ðộng, cýỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cõ sở gây ô nhiễm môi trýờng nghiêm trọng (Ðiều 60).
44.Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Một số dự án kinh phí nhà nước đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhưng không hiệu quả, gây thất thoát ngân sách nhà nước; đề nghị Chính phủ xem xét, xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức và người có liên quan.
Trả lời : (Tại Công văn số 800/BNV-CCVC ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, ngày 16/11/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TW về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, theo đó có đưa ra nhiệm vụ: Tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử ngay, dứt điểm đối với các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, lãng phí, những vụ việc tham nhũng, tội phạm kinh tế và tội phạm về chức vụ nghiêm trọng, phức tạp... được dư luận xã hội, nhân dân quan tâm và công khai kết quả xử lý".
Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra đế nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Trước mắt, tập trung xử lý ngay, dứt điểm đối với các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, lãng phí, những vụ việc tham nhũng, tội phạm kinh tế và tội phạm về chức vụ nghiêm trọng, phức tạp ... được dư luận xã hội, Nhân dân quan tâm. Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức sai phạm theo quy định của pháp luật.
45.Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Nợ công của nước ta hiện nay ở mức cao (khoảng hơn 20 triệu đồng/ người); đề nghị Chính phủ có hướng giải quyết các khoản nợ, nhất là việc vay để đầu tư vào các lĩnh vực nhưng không hiệu quả, còn thua lỗ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1673/BTC-QLN ngày 10 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Thực hiện chiến lược huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành tranh thủ nguồn ODA, vay ưu đãi đồng thời phát hành các loại trái phiếu ở thị trường trong nước để cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn vay đã bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội (73% vốn vay sử dụng trực tiếp cho các chương trình, dự án giao thông vận tải, môi trường và phát triển đô thị, ngành năng lượng và công nghiệp; 9,5% vốn vay sử dụng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, 4% vốn vay cho y tế, xã hội ; 2,9% cho giáo dục và đào tạo), thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên thực tế, rất nhiều công trình kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường trên phạm vi cả nước đã hoàn thành, phát huy hiệu quả, góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, do bội chi ngân sách còn cao, nhu cầu vốn đầu tư phát triển lớn nên nợ công tăng nhanh (khoảng 18,4% trong giai đoạn 2011-2015) và ước nợ công đến cuối năm 2016 gần sát trần Quốc hội cho phép. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, hiệu quả sử dụng vốn vay của một số chương trình, dự án đầu tư còn có bất cập, thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ, nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn là những thách thức đặt ra trong quản lý nợ công của nước ta. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ văn bản số 464/BC-CP ngày 19/10/2016 báo cáo Quốc hội về mục tiêu định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và trình Bộ Chính trị Đề án chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Bộ Tài chính đang cùng các cơ quan liên quan tập trung triển khai quyết liệt chủ trương, giải pháp tại 02 Nghị quyết này nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, cụ thể như sau:
- Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là các chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công; nghiên cứu điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
- Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bảo đảm dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn.
- Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tập trung ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách, kể cả sử dụng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các mục đích và dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng .
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại. Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua (dự kiến tháng 10/2017) theo hướng tăng cường quản lý chặt chẽ hạn mức nợ công cũng như công tác quản lý, sử dụng vốn vay nợ công từ khâu xây dựng chiến lược, kế hoạch và giám sát thực hiện.
46.Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Chính phủ tiếp tục quan tâm, có chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số.
Trả lời: (Tại Công văn số 263/ ngày tháng 2 năm 2017 của Bộ Xây dựng)
Chăm lo cho đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó bao gồm cả vấn đề hỗ trợ nhà ở là nhiệm vụ quan trọng luôn được các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương quan tâm thực hiện.
Ngày 12/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, bao gồm cả các hộ nghèo dân tộc thiểu số. Theo đó, ngân sách trung ương hỗ trợ 06-07 triệu đồng/hộ, địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách trung ương hỗ trợ (không dưới 20%) và huy động cộng đồng giúp đỡ các hộ làm nhà ở; hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm, thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm; tổng số tiền hỗ trợ và cho vay ưu đãi khoảng 15-16 triệu ðồng. Bên cạnh ðó, cùng với các nguồn lực huy ðộng từ gia ðình, dòng họ và cộng đồng giúp người dân có thể xây dựng 01 ngôi nhà có diện tích tối thiểu 24m2, tuổi thọ trên 10 năm, có giá thành khoảng 25-30 triệu. Trong giai đoạn 2008-2012, theo kế hoạch dự kiến hỗ trợ cho 500 nghìn hộ nghèo, nhưng sau khi kết thúc chương trình, đã thực hiện hỗ trợ cho khoảng 531nghìn hộ (đạt 107% so với kế hoạch ban đầu), trong đó có khoảng 230 nghìn hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ, chiếm hơn 43% số hộ được hỗ trợ trên toàn quốc.
Sau khi tổng kết chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (sau đây gọi là Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg). Hình thức hỗ trợ theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg đã chuyển từ phương thức hỗ trợ trực tiếp sang phương thức hỗ trợ gián tiếp (mỗi hộ được vay tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, lãi suất vay 3%/năm, thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm, thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6). Như vậy, với mức hỗ trợ 25 triệu/hộ cùng việc huy động thêm các nguồn lực từ gia đình, họ hàng và cộng đồng thì hộ nghèo có thể xây dựng một ngôi nhà có diện tích tối thiểu 24m2, tuổi thọ trên 10 nãm, có giá thành khoảng 40 triệu ðồng.
Qua kiểm tra thực tế tại một số địa phương, mức vay ưu đãi 25 triệu/hộ cơ bản phù hợp với đa số đối tượng tại các vùng miền trên cả nước. Bên cạnh đó, để hỗ trợ người dân cải thiện nhà ở, ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất, vươn lên thoát nghèo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương chủ động cân đối, bố trí một phần ngân sách cũng như kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức Chính trị Xã hội trên địa bàn tham gia để giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng nhà ở, nêu cao tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ngoài ra, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đang tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tích cực vận động tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở.
Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 300 nghìn hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg. Tuy nhiên, theo đề án của các địa phương đã được thẩm định chỉ có khoảng 268 nghìn hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ đăng ký vay vốn, trong đó đối tượng là hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiếu số có khoảng hơn 118 nghìn hộ, chiếm hơn 44% tổng số hộ đăng ký vay vốn. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có 4.438/6.920 hộ nghèo thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg đã đăng ký vay vốn, trong đó đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số là 2.690 hộ, chiếm 60,6% số hộ đăng ký vay vốn. Sau khi Ngân hàng Chính sách Xã hội phân giao chỉ tiêu cho các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại 57 tỉnh, thành phố (khoảng 394 tỷ đồng để từ nguồn vốn tự huy động), đến hết 31/12/2016 các chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tại các địa phương đã giải ngân cho 15.143 hộ nghèo vay vốn làm nhà ở, với dư nợ khoảng 377 tỷ đồng. Năm 2016, tỉnh Gia Lai đã có 170 hộ được hỗ trợ vay vốn, với tổng dư nợ là 4.250 triệu đồng.
Với trách nhiệm của mình, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho khoảng 300 nghìn hộ gia đình nghèo có khó khăn về nhà ở tại khu vực nông thôn (trong đó có hơn 118 nghìn hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số) theo đúng kế hoạch đề ra; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số để góp phần giải quyết chỗ ở cho các hộ nghèo trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng
47.Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Chính phủ quan tâm, xem xét chi tiền khen thưởng cho cán bộ và nhân dân huyện Đak Pơ trong công tác xây dựng nông thôn mới (số tiền 10 tỷ đồng, theo Quyết định 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 và Quyết định 2170/QĐ-TTg ngày 03/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ).
Trả lời: (Tại Công văn số 924 /BNN-VPĐP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2001/QĐ-TTg ngày 20/10/2016 về việc thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương có thành tích tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Đối với tỉnh Gia Lai: Nguồn vốn ngân sách Trung ương thưởng công trình phúc lợi cho 1 huyện và 8 xã, trong đó có huyện Đak Pơ. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm thông báo và xử lý cụ thể theo quy định.
Để có căn cứ thông báo kinh phí thưởng đợt 2, đề nghị các địa phương có báo cáo về việc sử dụng tiền thưởng công trình phúc lợi, tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
48.Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Hiện nay, Công an xã phải nộp về cấp trên tiền xử lý vi phạm về an toàn giao thông, nên khó khăn cho đội ngũ Công an xã khi làm nhiệm vụ. Đề nghị Chính phủ quy định trích từ tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính để cấp 70% cho lực lượng Công an xã làm nhiệm vụ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1777/BTC-NSNN ngày 13 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Khoản 1, Điều 37 của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định: Nguồn thu của ngân sách địa phương (ngân sách địa phương hưởng 100%) “Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện”; đồng thời, Khoản 1, Điều 39 quy định: “Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương quy định tại Điều 37 và Điều 38 của Luật này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương...”. Theo quy định hiện nay, lực lượng Công an xã do địa phương quản lý, do vậy, đối với thu từ phạt an toàn giao thông do lực lượng Công an xã xử phạt thì ngân sách địa phương hưởng 100%; việc phân cấp nguồn thu từ xử phạt an toàn giao thông (trong đó có nguồn thu do lực lượng Công an xã xử phạt) do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Ngoài ra, chi phí cho hoạt động của lực lượng xử phạt ở địa phương (trong đó có lực lượng Công an xã) được bố trí chi từ ngân sách địa phương.
Vì vậy, đề nghị tỉnh Gia Lai thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời, bố trí ngân sách chi đảm bảo cho hoạt động của lực lượng Công an xã để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
49.Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ nên tổ chức công khai kết quả công tác phân giới, cấm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia; diễn biến tình hình Biển Đông sau khi có phán quyết của Tòa án trọng tài kinh tế quốc tế và giải pháp ứng phó của Đảng, Nhà nước ta; kết quả thu hồi tiền, tài sản từ các vụ án tham nhũng đã được phát hiện và xử lý, để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.
Văn bản mật của Bộ Ngoại giao.
50.Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cử lực lượng tham gia cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng; kịp thời trấn áp và xử lý nghiêm những hành vi khai thác rừng trái phép, chống người thi hành công vụ.
Trả lời: (Tại Công văn số 293/BCA-V11 ngày 22 tháng 2 năm 2017của Bộ Công an; Công văn số 1358/BQP-TM ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Quốc phòng)
Bộ Công an
Thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ”, lực lượng Công an đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng; phối hợp với các cấp, các ngành và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia; tổ chức nhiều cao điểm, kế hoạch chuyên đề nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này và đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2016, lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý 1.091 vụ, khởi tố 110 vụ, 182 đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng. Qua công tác đấu tranh đã kịp thời phát hiện, kiến nghị các bộ, ngành chức năng và chính quyền các địa phương chấn chỉnh nhiều sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp tại một số địa phương. Tình trạng khai thác gỗ bừa bãi ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên diễn ra nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt, manh động, liều lĩnh, sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện, truy bắt, gây thiệt hại nghiêm trọng tài nguyên quốc gia, bức xúc trong dư luận, như: vụ nhóm đối tượng do Lê Hồng Hà, sinh năm 1968, trú tại xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng cầm đầu tổ chức khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại Tiểu khu 390A, gây thiệt hại hơn 1000 m3 gỗ các loại.
Trước tình hình đó, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện tốt các giải pháp trọng tâm sau:
(1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định trong lĩnh vực bảo vệ rừng; tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi pháp luật về bảo vệ rừng, nhất là nhân dân địa phương có rừng, đồng bào dân tộc thiểu số.
(2) Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quan chức năng của các bộ, ngành liên quan (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng...) kịp thời phát hiện và đấu tranh, xử lý nghiêm đối với sai phạm trong thực hiện các dự án chuyển đổi rừng; đốt, phá rừng; các hành vi vận chuyển, tiêu thụ, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép... nhất là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, xúi giục, người có thẩm quyền thiếu trách nhiệm, tiếp tay cho hành vi vi phạm.
(3) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; nắm chắc tình hình, tham mưu và làm tốt công tác quản lý tình trạng di dịch cư tự do; các biện pháp quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phòng ngừa, ngăn chặn cháy rừng.
(4) Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong quản lý, bảo vệ rừng.
Bộ Quốc phòng
Tại Điều 19 Mục 3 Nghị định số 133/2015/ NĐ-CP ngày 28/12/2013 của Chính phủ Quy định việc phối họp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng: "... Phổi hợp với Kiếm lâm và lực lượng liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, văn bản, pháp luật có liên quan và chủ trương, biện pháp của cấp ủy, chính quyền địa phương về bảo vệ rừng...; tuần tra, canh gác, kiểm tra, ngăn chặn, truy quét các hoạt động phá hoại tài nguyên rừng; tham gia lực lượng tại các trạm, chốt của rừng...; tháo gỡ, tiêu huỷ các loại bẫy thú giữ các loại súng săn trái phép; ngăn chặn các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, giết mổ, cất giữ, vận chuyên, mua, bán trái phép động vật rừng....; truy bẳt đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng; thu giữ tang vật, bảo vệ hiện trường, báo cáo, thông báo cho cơ quan chức năng có thấm quyển...”
Căn cứ Nghị định trên, đề nghị UBND thành phố cần Thơ phối hợp với BTL Quân khu 9 chỉ đạo Bộ CHQS thành phố cần Thơ sử dụng lực lượng Dân quân tự vệ phối hợp với các lực lượng có liên quan triển khai thực hiện.
Bộ Quốc phòng giao BTL Quân khu 9 chỉ đạo Bộ CHQS thành phố cần Thơ phối hợp với các lực lượng liên quan triến khai thực hiện; kịp thòi báo cáo Bộ theo quy định.
51.Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương để địa phương chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng “xin – cho” dẫn đến tiêu cực, tham nhũng; tiếp tục rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, cản trở sự phát triển của xã hội; chỉ đạo và hành động quyết liệt hơn trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm; giảm tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân, tạo niềm tin trong nhân dân, tạo môi trường xã hội an toàn để phát triển đất nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 627/BYT-VPB1 ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Y tế; Công văn số 600/BNV-TCBC ngày 09/02/2017 của Bộ Nội vụ)
* Bộ Quốc phòng
* Bộ Y tế
Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm là trách nhiệm của Chính phủ theo luật định, trong những năm qua, cùng với việc tăng cường hoàn thiện thể chế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Thủ tướng đã phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong năm 2016, Thủ tướng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về các giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, ngay sau đó, ngày 09/5/2016 Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh/thành phố về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đề nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg ngày 09/9/2015 về việc thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau 1 năm thực hiện thí điểm với những kết quả quan trọng đạt được, trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế, Thủ tướng đã đồng ý kéo dài và mở rộng mô hình thí điểm đến tất cả các quận (huyện), xã (phường) của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tướng cũng đã trực tiếp kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và chỉ đạo cụ thể cho Lãnh đạo hai Thành phố. Điều này thể hiện sự sâu sát, quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
* Bộ Nội vụ
a) Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 21/NQ-CP, bao gồm: Giảm hợp lý các loại giấy phép và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động cấp phép; thường xuyên rà soát, giám sát, đánh giá quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, xử lý nghiêm việc soạn thảo và ban hành trái thẩm quyền các quy định về điều kiện kinh doanh; rà soát,
b) Xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP của cơ quan mình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Nội vụ để theo dõi, đôn đốc trong quá trình thực hiện.
52.Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Thời gian qua, với đặc điểm là tỉnh giáp biên nên tỉnh Long An thường có những hoạt động trao đổi, hợp tác hỗ trợ phía các tỉnh bạn có chung đường biên giới nên cần có cơ chế thực hiện chi kinh phí đặc thù trong những trường hợp khẩn cấp, cần thiết đối với phía bạn.
Trả lời: (Tại Công văn số 1942/BTC-NSNN ngày 14 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Luật Ngân sách nhà nước (năm 2015) đã quy định cụ thể về thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách. Theo đó: Chính phủ quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội của cả nước sau khi xin ý kiến Uỷ ban thường vụ Quốc hội (khoản 9 Điều 25); Bộ Tài chính quyết định ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định (khoản 3 Điều 26); Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương (khoản 9 Điều 30).
Dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 (năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020), được xác định trên cơ sở Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH16 ngày 04/10/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; trong đó, đã có tiêu chí bổ sung phân bổ chi quốc phòng, chi an ninh và các khoản chi khác ngân sách phục vụ quan hệ đối ngoại với các tỉnh có biên giới đất liền; theo đó, tỉnh Long An đã được phân bổ thêm 61,6 tỷ đồng. Vì vậy, đề nghị tỉnh Long An căn cứ tình hình thực tế của địa phương quyết định việc chi cho các hoạt động trao đổi, hợp tác, hỗ trợ địa phương nước bạn từ nguồn được phân bổ thêm nêu trên và nguồn lực khác của địa phương.
53.Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh hiệu quả thực hiện các chính sách, giải pháp đối với vấn đề người Việt Nam ở Campuchia trở về ở khu vực biên giới các tỉnh trong đó có tỉnh Long An: đây là vấn đề khó khăn và gánh nặng hiện tại cho các chính quyền địa phương. Hai vấn đề quan trọng cần được quan tâm giải quyết là: (1) bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống sản xuất cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam; (2) giải quyết các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, các giấy tờ tùy thân khác cho người dân di cư tự do từ Campuchia về nước
Nhất trí với kiến nghị của tỉnh Long An về vấn đề nêu trên. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại văn bản mật số 274/TB-VPCP ngày 06/9/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận tại Hội nghị chuyên đề về dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh và vấn đề định cư, sinh kế cho đồng bào Việt kiều Campuchia về Việt Nam, trong đó có nội dung ưu tiên kinh phí cho thực hiện “Đề án tổng thể đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam” (Gọi tắt là Đề án 1748), sớm phân bổ, trước mắt giải ngân ngay tối thiểu 70% kinh phí đối với 6 tỉnh (Đắk Nông, Bình Phước, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang) đã có Kế hoạch thực hiện Đề án 1748, đôn đốc 4 tỉnh còn lại (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh) sớm phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án 1748 để triển khai thực hiện.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 16/11/2016 về việc bổ sung kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam, trong đó hỗ trợ Long An 1.087 triệu đồng để thực hiện các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người di cư tự do từ Campuchia trở về như: y tế, giáo dục (hỗ trợ chi phí học tập, miễn, giảm học phí), học nghề, giải quyết việc làm… để người dân di cư trở về ổn định cuộc sống. Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án năm 2017 cho các địa phương.
54.Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Hiện nay, số lượng trường mầm non và phổ thông tại các xã có khu, cụm công nghiệp như huyện Đức Hoà, Bến Lức, Cần Giuộc, Thạnh Hóa, Kiến Tường và thành phố Tân An chưa đáp ứng được nhu cầu cho học sinh đến trường. Do số lượng học sinh/lớp tại các trường mầm non và phổ thông luôn cao hơn quy định. Trong khi các khu, cụm công nghiệp lại chưa có trường học. Do đó, áp lực dồn học sinh vào các trường mầm non và phổ thông trên địa bàn có khu, cụm công nghiệp tăng lên không đáp ứng được nhu cầu học sinh đến học.
Vì thế, việc xây dựng trường mầm non ở khu công nghiệp và mở rộng trường mầm non và phổ thông tại các khu, cụm công nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 09/CT-TTg là rất cần thiết. Nhu cầu về kinh phí rất lớn, gồm nguồn kinh phí vận động xã hội hóa và ngân sách Nhà nước đầu tư.
Kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, trong việc quy hoạch, cho phép thành lập khu, cụm công nghiệp cần quy định rõ nhà đầu tư phải quan tâm xây dựng trường lớp mầm non, phổ thông để phục vụ con em công nhân, nhằm giảm bớt áp lực cho ngành giáo dục cũng như ngân sách địa phương.
Khoản 9 Điều 35 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, KKT trong đó có trường học đáp ứng nhu cầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP và Nghị định số 114/2015/NĐ-CP trong đó có bổ sung mô hình khu công nghiệp đô thị dịch vụ, đảm bảo cơ sở hạ tầng xã hội, đảm bảo cuộc sống của người lao động trong KCN trong đó có trường học cho con em công nhân lao động trong KCN.
Hiện nay, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đang thực hiện Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, KCX nhằm từng bước tạo dựng hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ đời sống công nhân lao động trong đó bao gồm nhà ở, nhà trẻ, trạm y tế.../.
55.Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, khôi phục thị trường, quảng bá hình ảnh các sản phẩm hải sản an toàn của các tỉnh trong khu vực ảnh hưởng sự cố môi trường biển; ưu tiên bố trí nguồn đầu tư trung hạn, triển khai chiến lược kinh tế vùng ven biển, môi trường du lịch, phát triển sản xuất chế biến hải sản, triển khai hạ tầng các cụm công nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế biển ở nước ta. Nhất là các tỉnh vùng bị ảnh hưởng sự cố môi trường.
Trả lời: (Tại Công văn số 1200/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Trước tình hình hải sản chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung do Tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa gây ra, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, hiệp hội, địa phương đề xuất kiến nghị cụ thể lên Chính phủ về các giải pháp giúp bảo đảm ổn định sản xuất, bình ổn thị trường, xử lý kịp thời các vấn đề bất ổn trên thị trường về tiêu thụ hải sản cho ngư dân miền Trung do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển... Cụ thể như sau:
a) Về hỗ trợ sản xuất
Thứ nhất, phối hợp với các Bộ ngành liên quan xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”. Ngày 06 tháng 01 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án nêu trên.
Tiếp theo, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo Kết luận số 432/TB-VPCP ngày 25 tháng 12 năm 2016 về thành lập Tổ công tác liên ngành với nhiệm vụ đánh giá, xác nhận kết quả phân loại hải sản (đã được xác nhận an toàn nhưng không đủ điều kiện để làm thực phẩm cho người) của 04 Tỉnh miền Trung bị thiệt hại bởi sự cố môi trường và Công văn số 64/VPCP-NN ngày 05 tháng 01 năm 2017 về việc khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến hỗ trợ, bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển, Bộ Công Thương đã chủ trì tổ chức Tổ công tác liên ngành làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình từ ngày 06-08 tháng 01 năm 2017. Căn cứ đề xuất, kiến nghị và tình hình thực tế của các địa phương trong công tác tiêu thụ hải sản, hỗ trợ, bồi thường cho các đối tượng bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tại 02 tỉnh, Bộ Công Thương đã đề xuất, kiến nghị Chính phủ một số giải pháp, chính sách nhằm giải quyết dứt điểm hải sản tồn kho và đẩy nhanh công tác hỗ trợ, bồi thường của các tỉnh.
Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp và ngư dân thu mua, tạm trữ hải sản an toàn. Bộ Công Thương đã phối hợp với đơn vị chủ trì là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ khẩn cấp cho người dân 04 tỉnh là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại tại Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 và Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ chủ trì, hướng dẫn các doanh nghiệp thu mua, tạm trữ hải sản.
Thực hiện các quyết định trên, Bộ Công Thương đã có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Sở Công Thương 04 tỉnh triển khai thực hiện nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua, tạm trữ hải sản, cụ thể như sau:
- Đề nghị Sở Công Thương 04 tỉnh có tên ở trên rà soát, tổng hợp danh sách các thương nhân, chủ vựa tham gia thu mua, tạm trữ hải sản an toàn và các tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương tổng hợp sản lượng, chủng loại hải sản đã được cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn mà các thương nhân nêu trên đã thu mua, tạm trữ (tính từ ngày 05 tháng 5 năm 2016).
- Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tại 04 tỉnh hướng dẫn thương nhân thu mua, tạm trữ hải sản an toàn thực hiện các thủ tục để được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 722/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ theo nội dung hướng dẫn chi tiết của Bộ Tài chính.
b) Về hỗ trợ xúc tiến thương mại, khôi phục thị trường, quảng bá hình ảnh các sản phẩm hải sản an toàn của các tỉnh trong khu vực ảnh hưởng sự cố môi trường biển
Thứ nhất, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp và ngư dân tại các địa phương bị ảnh hưởng các biện pháp về tiêu thụ các lô hàng thủy sản tồn kho đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện các Thông báo Kết luận số 259/TB-VPCP ngày 29 tháng 8 năm 2016 về việc giao Bộ Công Thương hướng dẫn các địa phương giải pháp tiêu thụ lô hàng thủy sản tồn kho đảm bảo an toàn thực phẩm; Thông báo Kết luận số 299/TB-VPCP ngày 20 tháng 9 năm 2016 về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường; Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển, giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ: Y tế, Tài nguyên và Môi trường đề xuất các giải pháp xử lý lô hàng tồn kho được thu mua trước ngày 30 tháng 8 năm 2016 nhằm giải quyết dứt điểm sản phẩm tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản; góp phần duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
Bộ Công Thương đã chủ động ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn:
+ Bộ Công Thương đã có Công văn số 6118/BCT-TTTN ngày 6 tháng 7 năm 2016 về việc báo cáo tình hình thu mua, tạm trữ, tiêu thụ hải sản, trong đó, yêu cầu Sở Công Thương rà soát, tổng hợp đánh giá tình hình thu mua, tạm trữ và tiêu thụ hải sản, làm căn cứ để xác định thiệt hại, ảnh hưởng của hiện tượng hải sản chết bất thường trong thời gian qua.
+ Ngày 8 tháng 9 năm 2016, Bộ Công Thương có Công văn 8358/BCT-TTTN gửi Sở Công Thương các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế về việc tiêu thụ thủy sản tồn kho đảm bảo an toàn.
+ Ngày 28 tháng 10 năm 2016, Bộ Công Thương có Công văn 10297/BCT-TTTN, chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội ngành nghề sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh, chế biến, thu mua, phân phối thủy sản hỗ trợ tiêu thụ thủy sản an toàn đã được xác nhận của ngành y tế tại 04 Tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.
Thứ hai, hỗ trợ tiêu thụ thủy sản an toàn tại 04 tỉnh bị ảnh hưởng do sự cố môi trường. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo Kết luận số 311a/TB-VPCP ngày 02 tháng 10 năm 2016, giao Bộ Công Thương chỉ đạo, huy động các doanh nghiệp thương mại chủ động thu mua ngay các lô hàng đạt chất lượng an toàn tại 04 tỉnh, Bộ Công Thương đã tổ chức Đoàn công tác liên Bộ có sự tham gia của: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, các Doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ (gồm hệ thống siêu thị BigC, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty TNHH Aeon Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Lotte Việt Nam…) làm việc tại 04 tỉnh bị ảnh hưởng từ ngày 10-15 tháng 10 năm 2016 để nghiên cứu, khảo sát nắm bắt thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp hỗ trợ tiêu thụ dứt điểm thủy sản an toàn còn tồn kho tại các địa phương nêu trên.
Một số hoạt động đã được Bộ Công Thương triển khai thực hiện:
+ Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm hải sản tồn kho tại 04 Tỉnh miền Trung gửi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (Công văn mật số 580/BCT-TTTN ngày 24 tháng 10 năm 2016).
+ Chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội ngành nghề sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh, chế biến, thu mua, phân phối thủy sản hỗ trợ tiêu thụ thủy sản an toàn đã được xác nhận của ngành y tế tại 04 Tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường (Công văn số 10297/BCT-TTTN ngày 28 tháng 10 năm 2016).
Thứ ba, ưu tiên kinh phí xúc tiến thương mại cho các địa phương có bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường đối với các hoạt động liên quan đến quảng bá hình ảnh các sản phẩm hải sản an toàn. Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia luôn quan tâm đến hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá ngành hải sản an toàn của các tỉnh trong khu vực ảnh hưởng sự cố môi trường biển. Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị chủ trì, năm 2016, Chương trình đã phê duyệt các đề án của 4 tỉnh ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển với tổng kinh phí là 1,97 tỷ. Năm 2017, Chương trình đã phê duyệt đề án của 4 tỉnh này là 1,8 tỷ đồng.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác thông tin định hướng thị trường (họp báo thường kỳ hàng tháng, trả lời trên báo chí, truyền hình...), kịp thời thông tin về tình hình giá cả và các biện pháp điều tiết cân đối cung cầu để tạo tâm lý ổn định cho người dân, ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, lưu thông sản phẩm thủy sản kém chất lượng gây xáo trộn thị trường. Bộ Công Thương cũng đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đẩy mạnh các hoạt động kết nối các sản phẩm nông sản thực phẩm sạch, an toàn để đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp cao điểm lễ, Tết.
56.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm chi tiết, kịp thời và thống nhất. Đồng thời, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng các sản phẩm tái chế từ tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất theo Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời: (Tại Công văn số 235/ ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Xây dựng)
Thực hiện Quyết định số 1696/QĐ-TTg, các Bộ, địa phương đã tích cực triển khai nhiệm vụ được giao. Hầu hết chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đã quan tâm, thực hiện việc xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao thải ra với các hình thức khác nhau và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã nghiên cứu, đầu tư công nghệ để có thể sử dụng tro, xỉ thạch cao thay thế nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây không nung, sản xuất xi măng, bê tông, làm vật liệu san lấp trong các công trình xây dựng.
Để tạo cơ sở pháp lý và định hướng khuyến khích việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón, hóa chất trong sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã xây dựng và ban hành một số tiêu chuẩn như sau:
STT
Mã số
Tên tiêu chuẩn đã ban hành
Ghi chú
1
TCVN 6882:2001
Phụ gia khoáng cho xi măng
Có thể áp dụng cho tro bay và tro đáy
2
TCVN 8825:2011
Phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn
Áp dụng cho tro bay, tro đáy
3
TCVN 10302:2014
Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
Áp dụng cho tro bay
4
TCVN 8262:2009
Tro bay phương pháp phân tích hóa học
5
TCVN 9807:2013
Thạch cao dùng để sản xuất xi măng
Áp dụng cho thạch cao tự nhiên và nhân tạo
6
TCVN 8256:2009
Tấm thạch cao - Yêu cầu kỹ thuật
Áp dụng cho tấm thạch cao
7
TCVN 8257:2009
Tấm thạch cao – Phương pháp thử
8
TCVN 4315:2007
Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng
Áp dụng cho xỉ lò cao
Các tiêu chuẩn sau khi được ban hành đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy các hoạt động xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón.
Để tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý trong việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã và đang chỉ đạo xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật sau: Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) về xỉ hạt lò cao nghiền mịn cho bê tông và vữa xây; Hướng dẫn kỹ thuật thiết kế cấp phối bê tông sử dụng tro bay nhiệt điện; TCVN về yêu cầu kỹ thuật của tro, xỉ nhiệt điện làm vật liệu san lấp cho công trình dân dụng, công nghiệp; Chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng tro, xỉ nhiệt điện trong san lấp cho công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; TCVN về kỹ thuật thi công nghiệm thu tro, xỉ, nhiệt điện làm vật liệu móng đường và đắp nền đường; Hướng dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông đầm lăn có sử dụng tro, xỉ; Hướng dẫn kỹ thuật gia cố nền đất theo phương pháp trộn nông sử dụng chất liên kết có tro, xỉ, nhiệt; Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế, thi công và nghiệm thu mặt đường giao thông nông thôn sử dụng đất gia cố tro thải; Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất gạch bê tông sử dụng phế thải tro, xỉ nhiệt điện và phế thải đá mạt; TCVN về thạch cao phốt pho làm phụ gia cho xi măng; TCVN về thạch cao phốt pho dùng để điều chỉnh thời gia đông kết trong sản xuất xi măng; Hướng dẫn kỹ thuật sủ dụng thạch cao tái chế làm nguyên liệu sản xuất tấm thạch cao thông thường; Chỉ dẫn kỹ thuật xỉ gang, xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng; TCVN về tro, xỉ, nhiệt điện – phương pháp xác định hàm lượng vôi tự do; Định mức dự toán công tác san lấp mặt bằng công trình sử dụng vật liệu được sản xuất từ tro, xỉ và thạch cao; Định mức cấp phối bê tông dùng xi măng sử dụng thêm phụ gia làm từ vật liệu tro, xỉ và thạch cao; Định mức công tác làm đường bê tông từ vật liệu tro, xỉ; Định mức công tác làm tường thạch cao, trần thạch cao, vách thạch cao sử dụng tấm thạch cao nhân tạo sản xuất từ vật liệu thạch cao phế thải. Các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật nêu trên dự kiến được ban hành trong năm 2017, 2018.
Ngoài ra, theo nhiệm vụ do Thủ tướng Chính giao năm 2016, Bộ Xây dựng hiện đang xây dựng đề án Đẩy mạnh sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón, hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng. Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, tiếp thu và hoàn chỉnh Đề án theo ý kiến đóng góp góp của các Bộ, ngành, địa phương và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong nửa đầu năm 2017.
57.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các chính sách ưu đãi hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tiếp cho doanh nghiệp để thu hút liên kết với nông dân; đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời nghiên cứu phương án thành lập cơ quan có chức năng, thẩm quyền để kiểm định chất lượng sản phẩm đầu ra trong nông nghiệp, không để tình trạng nhân dân sản xuất ra sản phẩm sạch nhưng không được công nhận.
Trả lời: (Tại Công văn số 1216/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương; Công văn số 294/BKHCN-CNN ngày 9 tháng 2 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
* Bộ Công thương
Xúc tiến thương mại, đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp luôn được Bộ Công Thương thường xuyên quan tâm. Trong những năm qua, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về xúc tiến thương mại quốc gia đã và đang xây dựng, triển khai chính sách ưu đãi hỗ trợ xúc tiến thương mại trực tiếp cho doanh nghiệp để thu hút liên kết với nông dân, đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp. Một số các hoạt động cụ thể như sau:
Thứ nhất, ưu tiên kinh phí và tổ chức xây dựng các đề án xúc tiến thương mại mang tính trọng điểm, ưu tiên trong nông nghiệp. Năm 2016, Chương trình đã triển khai 29 đề án xúc tiến thương mại trong nông nghiệp với tổng kinh phí là 34,3 tỷ đồng, chiếm hơn 38% tổng kinh phí Chương trình. Năm 2017, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị chủ trì, Bộ Công Thương đã ưu tiên phê duyệt các đề án xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp, 33 đề án xúc tiến thương mại nông sản thực phẩm với kinh phí là 31,11 tỷ đồng, chiếm 33,4% tổng kinh phí của Chương trình.
Trong kế hoạch triển khai hoạt động xúc tiến thương mại các năm tiếp theo, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với ngành hàng nông nghiệp, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản, thủy sản, đặc biệt chú ý tới các thị trường Việt Nam đã hoặc chuẩn bị ký kết các hiệp định tự do thương mại nhằm tận dụng hiệu quả cơ hội thị trường cho hàng nông sản, thủy sản Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là đối với xúc tiến xuất khẩu. Ban quản lý Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia (Bộ Công Thương) đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại của các Bộ, ngành, các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan xúc tiến thương mại địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động lựa chọn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp; đồng thời phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài hỗ trợ các đơn vị chủ trì triển khai các đề án xúc tiến thương mại nông sản, thủy sản tại nước ngoài thông qua các hoạt động quảng bá, hỗ trợ làm việc với Ban tổ chức Hội chợ chuyên ngành nông sản tại nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia; mời các nhà nhập khẩu tới thăm quan khu gian hàng Việt Nam, bố trí chương trình làm việc, giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Năm 2016, Việt Nam đã triển khai nộp bộ hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng XTTM Việt Nam tại thành phố Hàng Châu và Thành Đô, Trung Quốc; triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc kết nối giao thương thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản sang thị trường Tây Nam, Trung Quốc... Trong những năm tới, Bộ sẽ nghiên cứu và tiếp tục đề xuất thành lập các Văn phòng XTTM tại một số thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho người dân
Thứ ba, tăng cường công tác hỗ trợ thông tin đối với ngành hàng nông sản. Năm 2016, Bộ Công Thương đã xây dựng và xuất bản Báo cáo ngành hàng/thị trường xuất khẩu (về thị trường rau quả EU, thị trường thủy sản Nhật Bản và thị trường thực phẩm Australia), đặc san song ngữ Anh - Việt: “Ngành dệt may hội nhập TPP”, 04 bản tin online chuyên về ngành hàng rau quả và cà phê, thanh long, cá tra.
Một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm cả xúc tiến trong lĩnh vực nông nghiệp đã được triển khai trong năm qua đã được triển khai như:
+ Cập nhật, đưa tin về các hoạt động XTTM, xúc tiến đầu tư trên cổng thông tin điện tử bằng tiếng Việt và tiếng Anh của Cục XTTM và của Bộ Công Thương
+ Xuất bản các ấn phẩm XTTM như: Bản tin Xuất khẩu (từ số 381 đến số 422; xuất bản ấn phẩm Thương mại và Đầu tư bằng tiếng Anh; các ấn phẩm Vietbiz và VietBrand giới thiệu các ngành hàng xuất khẩu, quảng bá thương hiệu sản phẩm của Việt Nam.
+ Thực hiện sản xuất 52 chương trình Truyền hình Công Thương với trên 400 tin, bài phóng sự hàng tuần trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam,
+ Thực hiện công tác tư vấn doanh nghiệp trung bình khoảng 70 - 100 lượt yêu cầu thông tin mỗi tháng, tổng cộng khoảng trên 1.000 lượt doanh nghiệp trong và ngoài nước trong năm 2016.
Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ FDI tăng cường phân phối các sản phẩm nông sản của Việt Nam tại hệ thống phân phối nước ngoài. Bộ Công Thương đã phối hợp với các doanh nghiệp FDI để tổ chức giới thiệu, quảng bá hàng Việt ở cơ sở bán lẻ của họ tại nước ngoài. Trong quá trình xem xét chấp thuận thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như trong một số cuộc họp với doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã trao đổi, khuyến khích doanh nghiệp FDI ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước tại hệ thống phân phối của mình nhằm tiêu thụ hàng hóa cho người nông dân, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản. Đến nay, rất nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam đã có cam kết báo cáo Bộ Công Thương về nội dung này. Ngoài ra, Bộ Công Thương đã phối hợp với Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và hệ thống siêu thị Saigon Co.op thực hiện dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong siêu thị”, nhằm hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đặc sản các tỉnh thành, các làng nghề (chọn sản phẩm thích hợp), các doanh nghiệp kinh doanh nông sản sạch.
Thứ năm, chủ trì triển khai Chương trình bình ổn giá gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua đó định hướng cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nói chung và hàng nông sản thực phẩm nói riêng kết nối với các vùng sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định giá bán hợp lý để vừa tiêu thụ nông sản cho nông dân, vừa cung ứng hàng hóa cho các thị trường tiêu thụ với giá bình ổn.
Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các Hội nghị “Kết nối cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp nông thôn với các kênh phân phối hàng hóa nội địa truyền thống và hiện đại” và các hội nghị kết nối, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng vải, ổi, na, nước mắm Phú Quốc,… nhằm tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp.
Quá trình đổi mới hơn 20 năm qua đã khẳng định, khoa học và công nghệ (KH&CN) thực sự là lực lượng sản xuất, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao và bền vững. Các kết quả của hoạt động KH&CN nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành, trực tiếp đóng góp vào giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp khoảng 35%. Năng suất nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã gia tăng đáng kể và đạt mức tiên tiến của thế giới như lúa, cà phê, cao su, tiêu, cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhiều công trình thủy lợi ứng dụng công nghệ mới đã được xây dựng, nhiều giống cây lâm nghiệp mới đã được chọn tạo phục vụ cho trồng rừng, nhiều luận cứ khoa học đã được xây dựng phục vụ cho quy hoạch, xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam về nhiều mặt đã được coi là cường quốc về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, cụ thể năm 2016 gồm thủy sản 7,05 tỷ USD; hàng rau quả 2,47 tỷ USD; hạt điều 2,84 tỷ USD; hạt tiêu 1,42 tỷ USD; cà phê 3,33 tỷ USD; gạo 2,17 tỷ USD; cao su 1,67 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 6,96 tỷ USD.
Có được kết quả này trong thời gian vừa qua, trước hết là nhờ hệ thống các cơ chế chính sách đối với hoạt động KH&CN đã có nhiều đổi mới, đột phá đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN phục vụ kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Bộ KH&CN đã chủ trì và phối hợp với các Bộ/ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các chương trình khoa học và công nghệ để khuyến khích việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao KH&CN trong nông nghiệp, cụ thể:
1. Đổi mới phương thức đầu tư tài chính cho KH&CN, đặc biệt là cơ chế huy động nguồn vốn của doanh nghiệp cho KH&CN:
1.1 Luật KH&CN số 29/2013/QH13 và Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN với nhiều nội dung đổi mới căn bản, toàn diện mang tính đột phá trong chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN trong thời kỳ mới theo hướng nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển KH&CN. Các doanh nghiệp hàng năm trích một tỷ lệ nhất định từ thu nhập tính thuế để thành lập Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải trích từ 3% - 10%, doanh nghiệp ngoài nhà nước trích từ thu nhập tính thuế một tỷ lệ hợp lý, tối đa 10%). Doanh nghiệp được sử dụng nguồn kinh phí này để chi cho các hoạt động: (1) thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, nhiệm vụ KH&CN của doanh nghiệp; (2) hỗ trợ phát triển KH&CN của doanh nghiệp như trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật hoạt động KH&CN của doanh nghiệp...
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã thành lập quỹ phát triển KH&CN và phát huy tốt hoạt động nghiên cứu phục vụ phát triển sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp như: Tập đoàn Lộc Trời, Tổng công ty Cao su, TH True Milk...
1.2. Thực hiện cơ chế hợp tác công - tư, đồng tài trợ (PPP) trong hoạt động KH&CN: Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1931/QĐ-TTg ngày 07/10/2016 phê duyệt Đề án “Thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”, thực hiện cơ chế PPP nhằm tiêu xây dựng cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ một số chương trình khoa học và công nghệ theo hướng huy động nguồn lực và sự tham gia thực hiện của nhiều đối tác khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề lớn của ngành, lĩnh vực; thúc đẩy sự hợp tác và gắn kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động khoa học và công nghệ. Đây cũng là một trong những nội dung đổi mới so với giai đoạn trước đây. Đề án sẽ tạo điều kiện tốt đối với việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách sự nghiệp KH&CN cho hoạt động nghiên cứu, triển khai góp phần thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
2. Đổi mới quy trình xây dựng kế hoạch và phê duyệt nhiệm vụ KH&CN:
2.1 Việc xác định và phê duyệt nhiệm vụ KH&CN được thực hiện thường xuyên, liên tục trong năm trên cơ sở dự toán nguồn ngân sách nhà nước được duyệt và các nguồn kinh phí khác cân đối cho việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong năm kế hoạch và các năm tiếp theo tương ứng với thời gian thực hiện nhiệm vụ KH&CN được phê duyệt. Với cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho các nhà khoa học triển khai nghiên cứu kịp thời và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, đặc biệt đối với các dịch bệnh mới phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp có thể phòng và xử lý kịp thời.
2.2 Việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ KH&CN. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN được cấp thông qua các quỹ phát triển KH&CN của Nhà nước hoặc theo cơ chế quỹ.
2.3 Áp dụng khoán chi đối với nhiệm vụ KH&CN nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước; mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Phương thức khoán sẽ giúp tăng tính tự chủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, trong đó các chủ nhiệm đề tài được chủ động hơn trong sử dụng kinh phí, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí để đạt được các yêu cầu về sản phẩm KH&CN. Đồng thời, phương thức khoán cũng sẽ giúp giảm tải những thủ tục hành chính trong chi nghiên cứu, tạo điều kiện cho cán bộ dành thời gian cho hoạt động chuyên môn.
3. Hỗ trợ thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp thông qua việc đầu tư ngân sách để xây thực hiện các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ.
Để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, thời gian qua, Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết chương trình phối hợp và xây dựng kế hoạch KH&CN của ngành nông nghiệp để hình thành các nhiệm vụ cấp Bộ có quy mô lớn nhằm giải quyết một cách tập trung, đồng bộ các vấn đề KH&CN thuộc 06 lĩnh vực trọng điểm bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi-thú y, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi và công nghiệp chế biến phục vụ trực tiếp đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung đầu tư ngân sách sự nghiệp khoa học thực hiện các chương trình quốc gia về KH&CN thuộc lĩnh vực nông nghiêp, cụ thể như:
3.1. Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (phê duyệt tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2010) có mục tiêu hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về tính mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh về nhân lực, tài nguyên và điều kiện tự nhiên của đất nước. Căn cứ vào danh mục các sản phẩm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện từ năm 2012 (Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 11/4/2012) Bộ KH&CN đã cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án khung, Dự án KH&CN cho “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao”; “Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn”; “Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu”; “Sản phẩm vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi của Việt Nam”.
3.2. Chương trình Quốc gia phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020: Nhiệm vụ của Chương trình nhằm tạo ra và đưa vào sản xuất các giống cây trồng mới có đặc tính nông học ưu việt (trong đó sẽ ưu tiên các đối tượng cây trồng chủ lực như cây ăn quả, lúa,...), giống thủy sản sạch bệnh, có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức chống chịu cao; phát triển công nghệ tiên tiến sản xuất con giống có chất lượng cao đối với các đối tượng nuôi chủ lực như giống cá, giống tôm sạch bệnh.
3.3. Ngoài hai chương trình trên, Bộ KH&CN tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình khác như: Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 (theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015); Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016); Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/3/2010)…
4. Để phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu và tiếp tục có những đóng góp vào giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tới Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung vào xây dựng chính sách sau.
4.1. Trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Đề án Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030, trong đó đối với lĩnh vực nông nghiệp, tập trung xây dựng "Đề án phát triển công nghiệp sinh học sản xuất giống cây trồng, vắc-xin/chế phẩm sinh học cho vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, dinh dưỡng cây trồng sinh học đến năm 2030".
4.2. Trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt bổ sung các sản phẩm nông nghiệp trọng điểm như cà phê, sâm Ngọc Linh, tôm, bò và sữa bò Việt Nam, yến sào Việt Nam vào danh mục sản phẩm thuộc Chương trình sản phẩm quốc gia triển khai trong giai đoạn 2016-2020 và xây dựng cơ chế đặc thù cho các sản phẩm quốc gia về nông nghiệp.
4.3. Tiếp tục xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN liên kết sử dụng ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ KH&CN liên kết được quy định tại Điều 38 của Nghị định số 08/2014/NĐ-CP với mục đích huy động các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo nhu cầu đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi có dự án KH&CN đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí theo quy định thì có thể được ngân sách sự nghiệp KH&CN hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư của dự án. Như vậy, đối với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp nói riêng ngoài việc có thể tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thuộc hệ thống các chương trình KH&CN quốc gia, cấp bộ, ngành thì trong thời gian tới sẽ có thêm điều kiện tham gia thực hiện nhiệm vụ liên kết với những cơ chế phù hợp hơn với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp.
58.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Chính phủ cần chỉ đạo thực hiện tiết kiệm trong việc trang trí hoa phục vụ các hội nghị của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương để tránh lãng phí.
Trả lời: (Tại Công văn số 1511/BTC-HCSN ngày 7 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập quy định: Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị phải thực hiện theo đúng chế độ chi tiêu hội nghị quy định tại Thông tư này, không phô trương hình thức, không được tổ chức liên hoan, chiêu đãi, hạn chế thuê biểu diễn văn nghệ, không chi các hoạt động kết hợp tham quan, nghỉ mát, không chi quà tặng, quà lưu niệm. Kinh phí tổ chức hội nghị được bố trí sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, Thông tư số 97/2010/TT-BTC đã quy định khi tổ chức hội nghị không được phô trương hình thức để đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngoài ra, hàng năm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của Chính phủ đối với nội dung thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, đặc biệt là chi hội nghị, hội thảo; cụ thể năm 2016, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 3667/BTC-HCSN ngày 21/3/2016 về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 2016 của Chính phủ; trong đó đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nghiêm quy định về chế độ chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo; chế độ tiếp khách trong nước và quốc tế; hạn chế tình trạng phô trương, hình thức, tiếp khách tràn lan gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Theo các nội dung trên, các văn bản của Bộ Tài chính đã quy định theo hướng tổ chức hội nghị phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; không phô trương hình thức (việc trang trí hoa phục vụ hội nghị là một trong các nội dung cần tiết kiệm, không được phô trương hình thức). Tuy nhiên, để đảm bảo chi tổ chức hội nghị tiết kiệm, tránh lãng phí cần sự chỉ đạo quyết liệt của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và sự chủ động thực hiện của từng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách.
59.Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri cho rằng: tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, Thủ tướng phát biểu chỉ đạo xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân hay chúng ta tìm người tài chứ không tìm người nhà. Kiến nghị Chính phủ quan tâm, tăng cường hơn nữa để những vấn đề trên đi vào thực tiễn vì hiện nay cử tri cho rằng là thiếu thực tế.
Trả lời : (Tại Công văn số 801/BNV-CCVC ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
1. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biếu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TW ngàỵ 16/11/2016 về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, theo đó đã đề ra nhiệm vụ: Rà soát, xử lý, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức những trường hợp suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; cán bộ, công chức, viên chức được tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bố nhiệm, luân chuyến, điều động không đảm bảo về tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc, quy trình; kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường họp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chính phủ đã xác định nhiệm vụ:
- Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ như phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm ... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch.
- Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phấm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
2. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. Theo đó, Chính phủ xác định nhiệm vụ: Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức.
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác cán bộ trong thời gian tới, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ rà soát lại các văn bản hiện hành quy định về công tác cán bộ, nhất là về các nội dung phân cấp, quy hoạch; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý để chỉnh sửa, bổ sung quy định cho phù hợp và chặt chẽ trong công tác phân cấp, quy hoạch, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý,... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", không bảo đảm về tiêu chuấn, điều kiện, quy trình bố nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận.
60.Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri là nông dân các huyện miền núi biên giới cho rằng: Áp lực về đóng góp kinh phí đối với người dân ở vùng nông thôn nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa để xây dựng nông thôn mới là rất lớn, trong khi đó người dân ở nông thôn thu nhập thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; do đó, cử tri ở nông thôn đề nghị Chính phủ nên xem xét nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ làm đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa để xây dựng nông thôn mới theo hướng nhà nước cấp toàn bộ vật liệu, nhân dân chỉ đóng góp công sức và tiền công xây dựng để giảm gánh nặng cho người dân ở nông thôn.
Đối với các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu nguyên tắc phân bổ, bố trí vốn được thực hiện theo Điều IV Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020. Các tỉnh khó khăn, tỉnh nghèo được hỗ trợ tối đa 100% nguồn ngân sách trung ương. Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới, tại điểm 5 Điều 2 Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đã quy định đóng góp của người dân có thể bằng tiền hoặc hiện vật, ngày công lao động được quy đổi./.
61.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương thực hiện nghiêm các giải pháp đã đề ra trong Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường. Đồng thời tiếp tục tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho công tác bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách đột phá thu hút nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư bảo vệ môi trường.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 10508/VPCP-KGVX ngày 06/12/2016 gửi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ýõng ðề nghị báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị. Bộ Tài nguyên và Môi trýờng cũng ðã có Công vãn số 4734/BTNMT-TCMT ngày 21/10/2016 hýớng dẫn các Bộ, ngành, ðịa phýõng triển khai thực hiện Chỉ thị, ðề nghị khẩn trýõng xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị theo các nhiệm vụ, giải pháp ðã ðýợc giao; ðồng thời ðịnh kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trýờng ðể tổng hợp, báo cáo Thủ týớng Chính phủ. Bộ Tài nguyên và Môi trýờng cũng ðã ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg tại Quyết ðịnh số 2807/QÐ-BTNMT ngày 06/12/2016. Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg, nhiều Bộ, ngành và ðịa phýõng ðã làm tốt công tác quán triệt nội dung của Chỉ thị tới các ðoàn thể, cõ quan nhà nýớc, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; ban hành các chýõng trình, kế hoạch bảo vệ môi trýờng ðể giải quyết các vấn ðề môi trýờng cấp bách của ngành, ðịa phýõng mình.
Ðối với việc tiếp tục tãng nguồn lực ðầu tý của Nhà nýớc cho công tác bảo vệ môi trýờng; xây dựng cõ chế, chính sách ðột phá thu hút nguồn lực trong xã hội tham gia ðầu tý bảo vệ môi trýờng. Tại Chỉ thị số 25/CT-TTg, Thủ týớng Chính phủ ðã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trýờng xây dựng phýõng án bảo ðảm kinh phí cho bảo vệ môi trýờng theo hýớng: tãng ðầu tý từ ngân sách nhà nýớc, cân ðối kinh phí thýờng xuyên sự nghiệp môi trýờng hàng nãm không dýới 1% tổng chi ngân sách Nhà nýớc và tãng dần tỷ lệ này theo tốc ðộ tãng trýởng của nền kinh tế; tính ðúng, tính ðủ giá dịch vụ môi trýờng; ðề xuất phýõng án ðể dành 100% tiền xử phạt vi phạm hành chính về môi trýờng ðể ðầu tý cho công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực triển khai chỉ đạo nói trên của Thủ tướng Chính phủ.
62.Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Chính phủ đã có nhiều giải pháp kịp thời trong điều hành nền kinh tế đất nước ổn định và phát triển, đảm bảo chính sách an sinh xã hội. Một số mặt hàng thiết yếu giảm giá, nhưng giá vật tư nông nghiệp, thuốc chữa bệnh, giá sữa trong thời gian vừa qua vẫn có chiều hướng tăng cao, gặp khó khăn cho sản xuất và đời sống, nhất là người có thu nhập thấp và nông dân. Đề nghị Chính phủ có giải pháp tích cực, hiệu quả hơn để kiểm soát giá cả thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu tác động trực tiếp tới đời sống Nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 1215/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Qua theo dõi diễn biến thị trường và báo cáo của các doanh nghiệp, địa phương, thời gian vừa qua, cùng với giá nhiều mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng, lương thực có xu hướng giảm, giá các mặt hàng như phân bón, sữa dành cho trẻ em cũng giảm khá mạnh; thuốc chữa bệnh tương đối ổn định. Tuy nhiên, mức giá vẫn còn khá cao so với thu nhập của nhân dân và vẫn xảy ra tình trạng tăng giá vào các thời điểm khan hiếm. Thực tế, trong những năm qua, Chính phủ và Bộ Công Thương cũng đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm bình ổn giá cả hàng hóa và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một số giải pháp đã và đang tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý điều hành cân đối cung cầu hàng hóa trong nước để đảm bảo ổn định giá cả. Hiện nay, để ổn định sản xuất hàng hóa trong nước, nhất là ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo thu nhập cho người nông dân, nhiều năm gần đây, Chính phủ luôn quan tâm đầu và có nhiều chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp từ giống, thuỷ lợi, vật tư đầu vào đến tiêu thụ nông sản đầu ra... Bên cạnh đó Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã và đang tích cực triển khai các giải pháp bình ổn giá hàng hoá nhất là các hàng hoá thiết yếu trong đó có các mặt hàng vật tư nông nghiệp, thuốc chữa bệnh, sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
Ngoài ra, trong từng thời kỳ, Chính phủ chỉ đạo các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính... thường xuyên theo dõi giá cả, cung cầu các mặt thiết yếu và đề xuất các biện pháp để bình ổn thị trường khi cần thiết như điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, bố trí ngoại tệ nhập khẩu, tăng lượng nhập khẩu theo hạn ngạch với mức thuế thấp... để đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá thiết yếu với giá hợp lý.
Thứ hai, ban hành hệ thống các Luật, quy định, tiêu chuẩn nhằm tăng cường công tác kiểm soát giá hàng hóa. Đã ban hành và triển khai Luật Giá, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm mục đích tăng cường kiểm soát các yếu tố hình thành giá hàng hoá, việc niêm yết giá và giám sát việc điều chỉnh giá các hàng hoá thiết yếu gây bất ổn thị trường. Đây cũng sẽ là căn cứ để các cơ quan chức năng tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá bán hàng hoá trên thị trường và áp dụng biện pháp bình ổn giá nếu cần thiết (như giá sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi hiện đang áp dụng biện pháp bình ổn giá từ năm 2014 đến nay).
Thứ ba, xây dựng các chính sách hỗ trợ ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng thiết yếu trong nước. Chính phủ luôn khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với việc đầu tư sản xuất các hàng hoá thiết yếu trong nước (như phân bón vô cơ, thuốc chữa bệnh, chăn nuôi bò sữa...) nhằm tăng khả năng chủ động nguồn hàng và ổn định giá bán, bình ổn thị trường; Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn sản xuất, kinh doanh hàng hóa thiết yếu phát triển mạng lưới phân phối để cung ứng hàng với giá bán hợp lý, nằm trong tầm kiểm soát đến tận tay người nông dân.
Thứ tư, chủ trì triển khai Chương trình bình ổn giá gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua đó định hướng cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nói chung và hàng nông sản thực phẩm nói riêng kết nối với các vùng sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định giá bán hợp lý để vừa tiêu thụ nông sản cho nông dân, vừa cung ứng hàng hóa cho các thị trường tiêu thụ với giá bình ổn.
Một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau:
-Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo, đánh giá sát tình hình để đề xuất kiến nghị lên Chính phủ các biện pháp can thiệp kịp thời giúp ổn định thị trường, nhất là các mặt hàng nông sản.
- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc triển khai Chương trình bình ổn thị trường, giá cả, góp phần tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định. Việc triển khai chương trình vừa thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, vừa tạo điều kiện để gắn kết các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ với nông dân, qua đó giúp nông dân yên tâm sản xuất khi đầu ra tiêu thụ ổn định.
-Triển khai chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản, thủy sản của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, hộ nuôi trồng trong nước đến các nhà phân phối (hệ thống siêu thị, chuỗi các cửa hàng cung cấp sản phẩm nông sản, thủy sản và các chợ đầu mối, các chợ dân sinh kinh doanh nông sản, thủy sản).
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và mở rộng thị trường trong nước nhằm thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020 (Quyết định 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014) và Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong năm 2015 và các năm tiếp theo.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi tình hình triển khai các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối, chợ dân sinh...tạo tiền đề vật chất cho hoạt động lưu thông hàng hóa nói chung, nông sản-thực phẩm nói riêng. Đồng thời, sẽ tiếp tục rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện các cơ chế chính sách này để tiếp tục đề xuất có những điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa.
- Nghiên cứu theo từng khâu trong chuỗi giá trị, đề xuất cơ chế, giải pháp đổi mới phương thức kinh doanh theo hướng hiệu quả, bền vững theo hướng thay đổi phương thức kinh doanh đơn thuần là mua gom, mua đứt đoạn từng khâu phổ biến như hiện nay sang hướng tổ chức lại hoạt động thu mua, phân phối thành hệ thống mạng lưới có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các chủ thể để tăng cường hỗ trợ lẫn nhau, tăng trách nhiệm đối với chất lượng, giá cả hàng hóa nhằm tạo nguồn cung và thị trường tiêu thụ ổn định.
63.Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Hiện nay, mặc dù nhiều đọa luật đã được ban hành nhưng việc xử lý tình huống còn bị động, lúng túng như: vụ người Trung Quốc đốt tiền ở Việt Nam; thu mua nông sản lậu; gây rối trật tự ở sân bay... cử tri đề nghị có chế tài đẻ thực hiện cho nghiêm. Việc khiếu nại của người dân còn kéo dài mặc dù Quốc hội đã ban hành các Luật như: Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo và Luật Tiếp công dân nhưng việc xử lý tình huống của các cơ quan chức nang kém hiệu quả dẫn tới vụ việc khiếu nại lòng vòng, kéo dài hàng chục năm. Cử tri đề nghị quy định rõ trách nhiệm từng cấp gắn với trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể, như vậy công việc mới trôi chảy được.
Trả lời: (Tại Công văn số 594/TTCP-KHTCTH ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ)
Sau khi giúp Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo (năm 2011), Thanh tra Chính phủ trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Năm 2013, giúp Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật tiếp công dân và trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thi hành trong năm 2014. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành ban hành thông tư hướng dần, quy trình nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Để chấn chỉnh và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra Chính phủ tăng cường chỉ đạo toàn ngành quan tâm thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phát hiện, xử lý vi phạm và chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước. Cụ thể: Năm 2016, Thanh tra Chính phủ tiến hành 14 cuộc thanh tra, kiểm tra; thanh tra các bộ, ngành, địa phương tiến hành 1.229 cuộc thanh tra trách nhiệm tại 4.199 cơ quan, đơn vị; qua thanh tra phát hiện 586 đơn vị có vi phạm; kiến nghị xử lý 457 tổ chức, 652 cá nhân; chấn chỉnh những khuyết điếm, tồn tại và chấn chỉnh nhiều thiếu sót, vi phạm trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chông tham nhũng". Các địa phương triển khai khá đồng bộ các cuộc thanh tra trách nhiệm gồm: Nghệ An, Hải Dương, Đăk Lăk, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Thừa Thiên Huế....
Song song với đó, Thanh tra Chính phú và các bộ, ngành địa phương tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá, tống kêt việc triên khai thực hiện nhăm hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Năm 2016, Thanh tra Chính phủ triển khai tổng kết 4 năm thực hiện Luật khiếu nại, Luật tố cáo trong đó đi sâu đánh giá nhũng hạn chế, vướng mắc trong thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật tố cáo và sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại.
Thanh tra Chính phủ tiếp thu kiến nghị của cử tri, tổng hợp và kiến nghị với Chính phủ để Chính phủ đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội sửa đổi, bổ sung những quy định phù hợp
64.Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Chính phủ nghiên cứu, ban hành chính sách đặc thù về chế độ khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong tham gia chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
Cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong tham gia chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước được Nhà nước mua bảo hiểm y tế và được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
65.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri phản ánh, hiện nay nhiều sản phẩm hàng hoá có các thông tin, số liệu về chất lượng, thành phần, tiêu chuẩn của sản phẩm theo đúng quy định in trên nhãn mác, bao bì nhưng thực tế chất lượng sản phẩm lại không đảm bảo theo các thông số trên bao bì sản phẩm. Trong khi đó, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính bị động, chưa kịp thời. Đề nghị Chính phủ sớm rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo sự thống nhất trong xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng nhái; xem xét sửa đổi, bổ sung các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính như: Nghị định số 97/2013/NĐ-CP, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP theo hướng phù hợp với các quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư,...
Trả lời: (Tại Công văn số 1214/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng hoá kém chất lượng đang diễn biến phức tạp; vẫn còn hàng hoá lưu thông trên thị trường không đạt chất lượng như công bố, không đạt chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với công bố tiêu chuẩn áp dụng, hàng giả, quá hạn sử dụng gây bức xúc và làm thiệt hại cho người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính. Các đối tượng cố tình vi phạm, ghi nhãn mập mờ về thành phần, chỉ tiêu chất lượng, ghi bằng tiếng nước ngoài nhằm gây nhầm lẫn về xuất xứ, lợi dụng lòng tin của người dân áp dụng khuyến mại, giảm giá bán để tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng và sẵn sàng chống đối các lực lượng chức năng khi bị phát hiện và thu giữ hàng hoá.
Chính vì vậy, Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan đã và đang triển khai việc rà soát, bổ sung và hoàn thiện các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo thống nhất trong việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi gian lận, buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng nhái.
Một số hoạt động đã và sẽ tiếp tục triển khai như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác rà soát, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật đã được các Bộ, ngành tập trung thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Một số vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những vấn đề như cử tri nêu đã được các Bộ ngành và các cơ quan liên quan ghi nhận, tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý; Trong đó, năm 2016, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP; trình ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 97/2013/NĐ-CP. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành trong đó có Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại và đảm bảo sự thống nhất, tính răn đe trong công tác xử lý các vi phạm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại...
Thứ hai, chỉ đạo các Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường cả nước tăng cường công tác quản lý địa bàn; chủ động tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; Riêng năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã xử lý gần 4.700 vụ vi phạm về hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; phạt hành chính trên 73 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm gần 44 tỷ đồng.
Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện phối hợp tốt hơn với các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan như cơ quan Công an, Thanh tra chuyên ngành Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ…để kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật nâng cao nhận thức cộng đồng. Bộ Công Thương đã và sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin tuyền thông như truyền hình, báo, đài phát thanh… tổ chức tuyên truyền, thông tin kịp thời kết quả hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, nâng cao nhận thức người dân. Đưa tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ cụ thể của tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh vi phạm, nhất là cơ sở tái phạm nhiều lần.
Thứ năm, tăng cường phối hợp với các Hiệp hội và doanh nghiệp trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng; nhằm phát hiện và cung cấp thông tin vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức và bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nhận biết hàng giả, kém chất lượng.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự nỗ lực, quyết tâm của các Bộ ngành, hy vọng rằng trong thời gian tới tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, để công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả cao hơn nữa cần có sự quan tâm vào cuộc của toàn dân, toàn xã hội, đặc biệt là phải có sự chỉ đạo, triển khai quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và lực lượng chức năng các địa phương.
66.Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Nghiên cứu sửa đổi Luật An toàn thực phẩm theo hướng quy một đầu mối quản lý ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp, tránh việc các ngành đùn đẩy trách nhiệm (Vì khi triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên bộ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn nhiều chồng chéo và đôi khi các bộ còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau).
Trả lời: (Tại Công văn số 627/BYT-VPB1 ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Y tế)
Điều 61 của Luật An toàn thực phẩm đã quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm: “(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; (2) Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; (3) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; (4) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương”.
Về trách nhiệm cụ thể của các Bộ, ngành, tại Điều 62, 63, 64, 65 của Luật An toàn thực phẩm đã phân công trách nhiệm rõ ràng cho Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân các cấp. Triển khai Luật An toàn thực phẩm, liên Bộ Y tế – Bộ Công thương – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT phân công phối hợp trong quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, quy định rõ các nhóm hàng từng Bộ quản lý, trong đóBộ Y tế quản lý 09 nhóm hàng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý 19 nhóm hàng, Bộ Công Thương quản lý 08 nhóm hàng. Như vậy không có sự chồng chéo, không có khoảng trống nào trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như không đối tượng quản lý nào bị bỏ sót. Trên thực tế 03 Bộ đã phối hợp tốt, không có đùn đẩy trách nhiệm giữa các Bộ.
Hiện nay, Quốc hội đang thực hiện giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016, bao gồm cả việc giám sát, đánh giá về phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các Bộ, ngành.
Luật An toàn thực phẩm đã thực hiện được hơn 5 năm, để bảo đảm sự phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp đánh giá lại việc Luật An toàn thực phẩm theo quy định, trên cơ sở đó có những đề xuất với Chính phủ, Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung các điều luật cho phù hợp.
67.Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về tăng cường quản lý, xử phạt vi phạm quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm: Cử tri nhiều nơi lo ngại về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang diễn biến ngày càng phức tạp, nguy hại nghiêm trọng sức khoẻ người dân. Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chủ yếu thuộc về 03 Bộ (gồm: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Sau 5 năm Luật có hiệu lực, tình trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, như: tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp (thực phẩm có nhiều hóa chất độc hại; thực phẩm hư hỏng được tẩy, rửa bằng hóa chất; dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm còn nhiều; thực phẩm mang mầm bệnh; bếp ăn tập thể không đảm bảo vệ sinh...); công tác xử lý các vi phạm chưa nghiêm và đủ sức răn đe đã dẫn đến những đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân và chất lượng giống nòi. Hiện nay, hệ thống văn bản hướng dẫn và văn bản phối hợp quản lý của các cơ quan chức năng chưa được ban hành đầy đủ để thực hiện tốt công tác này. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện và tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cho đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2011 – 2016 có Luật An toàn thực phẩm, 05 Luật liên quan, 23 Nghị định, 03 Thông tư liên tịch, 77 Thông tư của 03 Bộ (Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương); xử phạt vi phạm hành chính có Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Theo đánh giá của các chuyên gia tư pháp, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý an toàn thực phẩm của Việt Nam đã cơ bản đầy đủ. Vấn đề là việc triển khai các văn bản này trong cuộc sống- điều rất cần sự phối hợp không chỉ đối với các Bộ, ngành, địa phương, mà cần có sự tham gia của người dân, cộng đồng, đặc biệt là các cơ quan truyền thông đại chúng, nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Tuy còn tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm được phát hiện ở nhiều nơi, nhưng trên thực tế đã có những dấu hiệu đáng mừng về sự chuyển biến trong hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, đó là đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp xây dựng chuỗi “thực phẩm sạch” để cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu như: VietGap, chuỗi thực phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc, chợ an toàn thực phẩm ... góp phần tăng cường an toàn thực phẩm trong nước và xuất khẩu.
Về xử lý vi phạm, chế tài về xử phạt vi phạm hành chính đã cơ bản đầy đủ, đối với một số hành vi vi phạm, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP đã quy định mức phạt được áp dụng bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm đối với cá nhân, 07 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với tổ chức, trong năm 2016 Bộ Y tế đã xử phạt vi phạm hành chính mức phạt cao nhất từ trước tới nay (01 cơ sở mức phạt hơn 5,8 tỷ đồng và 01 cơ sở hơn 3,4 tỷ đồng); đồng thời, áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như: Đình chỉ sản xuất; thu hồi, tiêu hủy hàng hóa vi phạm; thu hồi giấy phép; công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc thực thi có nơi chưa nghiêm, còn nể nang, né tránh; có nơi năng lực người thực thi còn hạn chế, thiếu nhân lực, đặc biệt là ở cấp quận (huyện), xã (phường). Để tăng cường kỷ cương và trách nhiệm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương; Bộ Y tế cũng tham mưu cho Chính phủ từng bước nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, trong năm 2016 đã thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phương, xã, thị trấn của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, qua 1 năm thí điểm ghi nhận đã góp phần tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, huy động nguồn lực cho công tác quản lý an toàn thực phẩm; đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh, nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Việc xử lý vi phạm nghiêm minh hơn, số tiền xử phạt tăng, số vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn giảm, số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản nâng hạng xếp loại (từ xếp loại C lên A, B) tăng lên so với cùng kỳ năm 2015.
Để bảo đảm sự phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ, ngành chức năng rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, trên cơ sở đó sẽ tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trình Quốc hội, Chính phủ ban hành theo thẩm quyền.
68.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép xây dựng một luật để sửa đổi một số luật có liên quan đến kiểm tra chuyên ngành ( Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật an toàn thực phẩm và khoản 4 Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa) theo hướng cho phép thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro, công nhận kết quả kiểm định lẫn nhau, chấp nhận kết quả của các nước tiên tiến để kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có trọng tâm, trọng điểm. Đối với kiểm tra an toàn thực phẩm, chỉ kiểm tra các chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm, mở rộng phương thức kiểm tra trước khi nhập khẩu. Miễn kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại vì không khả thi và không hiệu lực, hiệu quả. Chỉ kiểm tra trong những trường hợp cần thiết khi có sự lợi dụng hình thức nhập khẩu thực phẩm dưới dạng phi mậu dịch.
Trả lời: (Tại Công văn số 774/BTP-VP ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Tư pháp)
Hiện nay, Luật an toàn thực phẩm do Bộ Y tế và Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ tổ chức thực hiện.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri về việc xây dựng một luật để sửa đổi một số quy định của Luật an toàn thực phẩm và Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trước hết Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ cần có tổng kết, đánh giá việc thi hành các luật nêu trên; trên cơ sở kết quả tổng kết, báo cáo Chính phủ lập để lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp sẽ phản ánh kiến nghị của cử tri tới Bộ Y tế và Bộ Khoa học và công nghệ để nghiên cứu, xem xét; đồng thời Bộ Tư pháp cũng sẽ phối hợp với các Bộ nêu trên trong quá trình thực hiện các công việc có liên quan.
69.Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khác so với Thông tư số 01/2009/TTLT-BNV-BTP ngày 24/8/2009, cụ thể không có điều khoản quy định về việc các Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 5, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, có quy định như sau:
“1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp”.
Do có sự khác biệt trong quy định giữa Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 và Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014. Ngày 28/01/2016, Bộ Nội vụ Công văn số 546/BNV-TCBC trả lời cho UBND tỉnh có nội dung: việc sử dụng con dấu của các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh thực hiện theo Thông tư của Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch của các Bộ với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.
Trên cơ sở đó, ngày 14/3/2016 UBND tỉnh có Công văn số 607/UBND-NC chỉ đạo UBND cấp huyện thu hồi con dấu đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn báo cáo UBND cấp huyện và ký thừa lệnh để sử dụng con dấu của UBND cấp huyện.
Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 5, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 và các nhiệm vụ khác của các Phòng Tư pháp cấp huyện. Ngày 21/4/2016, Bộ Tư pháp có Công văn số 1270/BTP-PLHSHC trả lời cho sở Tư Pháp Tây Ninh như sau: mặc dù Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV không quy định về việc sử dụng con dấu và tài khoản riêng của Phòng Tư pháp, nhưng đã có các văn bản QPPL chuyên ngành cho phép Phòng Tư pháp được sử dụng con dấu, tài khoản riêng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; … đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh tham mưu, trình UBND tỉnh các văn bản, đề án và hướng dẫn các Phòng Tư pháp trên địa bàn triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh tiếp tục gửi Công văn số 1876/UBND-NC ngày 08/7/2016 đến Bộ Nội vụ để cho chủ trương thống nhất chung về vấn đề trên để địa phương triển khai thực hiện. Ngày 05/8/2016, Bộ Nội vụ có Công văn số 3701/BNV-PC trả lời: “đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện đúng ý kiến của Bộ Nội vụ tại văn bản số 546/BNV-TCBC ngày 28/01/2016”. Trên cơ sở đó UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND cấp huyện triển khai thực hiện thu hồi con dấu theo quy định.
Từ sự không thống nhất giữa các văn bản QPPL và sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, đề nghị Chính phủ có ý kiến chỉ đạo thống nhất đối với việc sử dụng con dấu của Phòng Tư pháp cấp huyện.
Trả lời : (Tại Công văn số 735/BNV-TCBC ngày 16 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Ngày 01/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Nội vụ sẽ phối họp với Bộ Tư pháp hướng dẫn Phòng Tư pháp thuộc Uy ban nhân dân hụyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sử dụng con dấu theo quy định tại Khoản 9 Điều 8 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP nêu trên.
70.Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 và hợp nhất theo Văn bản số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014) thì “các loại pháo”, “thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu” thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 thì “pháo các loại” và “sản phẩm thuốc lá” thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục 04 Luật Đầu tư năm 2014). Do các văn bản pháp luật không thống nhất như trên nên hiện nay việc xác định “hàng cấm” và xem xét trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi vận chuyển, tàng trữ pháo nổ, thuốc lá điếu nhập lậu gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật. Đề nghị Chính phủ có hướng dẫn rõ ràng nội dung trên.
Trả lời: (Tại Công văn số 1213/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
- Đối với mặt hàng pháo nổ: Ngày 22 tháng 11 năm 2016, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật số 03/2016/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2016. Theo đó, kinh doanh pháo nổ được đưa vào danh mục cấm đầu tư, kinh doanh.
- Đối với mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu: Việc xử lý thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm hay hàng nhập lậu hiện nay đang được đưa vào luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự 2015 và sẽ được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 để Quốc hội tiếp tục xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 3 khai mạc tháng 5 năm 2017.
Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan đã nhiều lần trao đổi và đã có văn bản báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ về xử lý các vướng mắc giữa Luật Thương mại, Luật Đầu tư và Bộ luật Hình sự trong truy tố, xét xử hành vi buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh sản phẩm thuốc lá nhập lậu.
Trước đó, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đã xác định ngành thuốc lá là ngành sản xuất và kinh doanh có điều kiện cần được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế nhập khẩu và nhập lậu thuốc lá, đồng thời đặt mục tiêu giảm nguồn cung bằng nhiều hình thức như: tuyên truyển, in hình cảnh báo tác hại của thuốc lá,…
71.Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Hiệp định về Quy chế biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ký ngày 20/7/1983, đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành, tại Điều 16 của Hiệp định quy định “trường hợp công dân một nước vi phạm luật pháp nước Bên kia (cướp của, hành hung, buôn lậu v.v…) chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ, lập biên bản rồi giao người tang vật cho chính quyền bên phía công dân đó xử lý ”. Do đó việc phát hiện, bắt giữ các vụ việc liên quan đến buôn lậu phải chuyển cho phía Campuchia xử lý gây khó khăn lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định thư hướng dẫn thực hiện Hiệp định trên.
72.Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Công an sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đối tượng là Phó Trưởng Công an và Công an viên cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã. Bởi, Nghị định này đã có hiệu lực từ rất lâu (01/7/2009 ), nhưng vẫn chưa có hướng dẫn thi hành, nội dung này đã được cử tri nhiều lần kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản thực hiện theo quy định.
Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định: “Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.”
Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 đã quy định hai loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. Từ ngày 01/01/2016 trở đi, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì Trưởng Công an xã là công chức cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể số lượng và chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Căn cứ quy định nêu trên thì trước ngày 01/01/2016 Trưởng Công an xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Phó trưởng Công an xã và Công an viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Từ ngày 01/01/2016 trở đi, Phó trưởng Công an xã và Công an viên mà thuộc các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, hiện nay việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội.
73.Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: khi ban hành chính sách đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và cấp kinh phí kịp thời theo chính sách đã ban hành.
Về đề nghị khi ban hành chính sách đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và cấp kinh phí kịp thời theo chính sách đã ban hành
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, đã bổ sung một số quy định mới về xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, cụ thể như:
- Quy định dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh (khoản 2 Điều 11); trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh (khoản 6 Điều 7).
- Bổ sung một mục (Mục 1 Chương V) gồm 02 điều quy định việc lập danh mục văn bản quy định chi tiết, theo đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và ban hành danh mục văn bản quy định chi tiết; Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết, định kỳ hằng quý và hằng năm báo cáo tiến độ, tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết với Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khả thi của các chính sách, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cũng quy định rõ, khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan lập đề nghị phải dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản sau khi được thông qua, đánh giá tác động của từng chính sách trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật.
Như vậy, quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã cơ bản đầy đủ, chặt chẽ, bảo đảm các văn bản, chính sách khi được ban hành sẽ được thực thi trong thực tế. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
74.Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: nghiên cứu, quy định hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được gắn liền với hoạt động của Ban Giám sát đầu tư cộng đồng để hai lĩnh vực này tác động, bổ trợ cho nhau, tránh hoạt động đơn điệu, kém hiệu quả kể cả về tổ chức và kinh phí hoạt động.
Ngày 29/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân.
Đối với việc quy định hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân gắn liền với hoạt động của Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Thanh tra Chính phủ tiếp thu, nghiên cứu khi có chương trình sửa đổi Luật Thanh tra sẽ đề xuất với Chính phủ để Chính phủ xem xét, quyết định cho phù hợp.
75.Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Nhà nước nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chế độ chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân nhất là người đứng đầu; tránh tình trạng khi phát hiện sai phạm không làm rõ trách nhiệm cá nhân, chỉ rút kinh nghiệm chung chung dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước và kỷ cương không nghiêm.
Trả lời : (Tại Công văn số 802/BNV-CCVC ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Ngày 27/10/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 157/2007/NĐ-CP quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Theo đó quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành; trong quá trình đề xuất, tham mưu, trình, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đon vị. Trường hợp người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu vi phạm sẽ bị xử lý ở các hình thức quy định về trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm dân sự; trách nhiệm vật chất; trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
76.Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Trong triển khai các dự án và xây dựng các làng nghề, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư; nhà nước quan tâm đến lao động, giải quyết việc làm các vấn đề xã hội khác cũng như môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương một cách bền vững đề người dân vùng dự án và làng nghề được yên tâm.
Trả lời: (Tại Công văn số 572/BTNMT-PC ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 924/LĐTBXH-VP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
* Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ðối với các dự án, Luật bảo vệ môi trýờng và các vãn bản hýớng dẫn đã quy định rõ, trách nhiệm bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm do hoạt động của các dự án thuộc về chủ đầu tư của dự án.
Ðối với các làng nghề, do ðặc thù là tập hợp của các cõ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cý, không có chủ ðầu tý cụ thể, nên không xác ðịnh ðýợc ðối týợng là "chủ ðầu tý làng nghề" ðể thực hiện các công tác bảo vệ môi trýờng làng nghề. Do ðó, trách nhiệm bảo vệ môi trýờng làng nghề trýớc tiên thuộc về từng cõ sở sản xuất trong làng nghề (nhý ðối với các dự án, cõ sở không nằm trong làng nghề). Ðối với các làng nghề ðã bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, việc xử lý môi trýờng ðã bị ô nhiễm không thể do một mình Nhà nýớc ðảm trách, mà cần có sự tham gia của các thành phần xã hội. Do ðó, công tác xã hội hóa bảo vệ môi trýờng tại các làng nghề là cần thiết. Công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trýờng ðã ðýợc ðýa vào các Nghị quyết, vãn bản của Ðảng, Chính phủ và ðang ðýợc thực hiện mạnh mẽ ở nhiều địa phương, đặc biệt thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách, quy định tạo điều kiện để thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn lực của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường làng nghề.
* Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất các giải pháp gắn giải quyết việc làm cho lao động khi thực hiện các quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát, đánh giá tình hình lao động - việc làm khi thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng làng nghề, ... để giải quyết kịp thời vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là lao động tại chỗ.
Ngoài ra, hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách việc làm công theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm nhằm đẩy mạnh việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, ưu tiên lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động có sử dụng ngân sách nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
77.Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn, triển khai, tổ chức thực hiện để phát huy hiệu quả của luật; có kế hoạch tuyên truyền phố biển giáo dục pháp luật sâu hơn và rộng hơn để nhân dân, cử tri biết thực hiện.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
Thực hiện quy định nêu trên của Luật, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ đã quan tâm, đầu tư cho công tác xây dựng thể chế nói chung, văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh nói riêng. Nhờ đó, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2016 đã giảm mạnh so với trước (giảm 21 văn bản so với năm 2015). Đặc biệt, số văn bản nợ đọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây (chỉ nợ 02 quyết định của Thủ tướng Chính phủ); Chính phủ không còn nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực.
Trong thời gian tới, để các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, Bộ Tư pháp tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh với nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng văn bản, kịp thời phát huy hiệu quả của luật, pháp lệnh; quyết tâm không để xảy ra những khoảng trống pháp lý. Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đảm bảo chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được nâng lên, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và tương thích với các điều ước quốc tế.
78.Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: tại khoản 3 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định mức đóng BHXH của người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn như sau “người sử dụng lao động hàng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn” như vậy là chưa phù hợp vì tại thành phố Hà Nội mức phụ cấp của cán bộ không chuyên trách cao hơn mức lương cơ sở (như: 1,86; 1,46 hay 1,2 tùy theo chức danh). Các đối tượng này trước đây đã tham gia bảo hiểm tự nguyện tương đương với hệ số phụ cấp được hưởng. Đến nay được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lại đóng đồng loạt theo “mức lương cơ sở” sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn đang hưởng mức lương nào thì đóng bảo hiểm ở mức lương đó.
Theo quy định Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã.
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không hưởng tiền lương mà chỉ hưởng phụ cấp, mức phụ cấp cụ thể đối với mỗi chức danh và mỗi địa phương là khác nhau tùy thuộc điều kiện thực tiễn của từng địa phương. Mức phụ cấp này có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức lương cơ sở. Do đó, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ ở hai chế độ là hưu trí và tử tuất; đồng thời, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở của nhóm đối tượng này được đóng trên mức lương cơ sở.
79.Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: nên xem xét lại quy định tại Điều 24 và Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ ốm đau (Điều 24) và đối tượng áp dụng chế độ thai sản (Điều 30) không có đối tượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
80.Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: cần xem xét, sớm ban hành văn bản về quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long để thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo (Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 12/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo số 47/TB-VPCP ngày 12/3/2016 của Văn phòng Chính phủ) và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu.
Thực hiện chỉ đạo trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lập, đề xuất dự án: “Đề án phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Đến ngày 29 tháng 4 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 736/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, vay vốn Ngân hàng Thế giới, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư được nhiệm vụ thực hiện tiểu dự án 6:“Đề án phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long” nằm trong Hợp phần 1 của Dự án.
Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện các thủ tục và đang triển khai thực hiện một số hoạt động theo tiến độ kế hoạch đề ra của tiểu dự án 6. Trên cơ sở đó, Đề án phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý II/2018.
81.Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: sớm ban hành Luật Thư viện.
Trả lời: (Tại Công văn số 432/BVHTTDL-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Dự án Luật Thư viện đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2012, nhưng sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định rút dự án Luật Thư viện khỏi Chương trình năm 2012. Khi lập Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2014 và gần đây nhất là chương trình năm 2017 (Tờ trình số 116/TTr-CP ngày 05/5/2016), Chính phủ tiếp tục đề nghị nhưng chưa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận.
Do không được đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2017 và 2018, việc xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Thư viện phải thực hiện lại từ đầu các quy trình, thủ tục theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Ngày 05/12/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4235/QĐ-BVHTTDL, theo đó “đề nghị xây dựng Luật Thư viện” được đưa vào Chương trình công tác và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2017 của Bộ. Tổ Công tác lập đề nghị xây dựng Luật Thư viện đã được thành lập (Quyết định số 4669/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2016) chịu trách nhiệm triển khai xây dựng và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ để đăng ký đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội./.
82.Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: sớm ban hành Luật Dự bị động viên thay thế Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên hiện hành để nâng cao hiệu lực thi hành.
Trả lời: (Tại Công văn số 1361/Bộ Quốc phòng-TM ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Quốc phòng)
- Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 27/ 8/1996 và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 09/9/1996. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm triển khai, tổ chức thực hiện Pháp lệnh đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước yêu cầu thực tiễn; nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, đòi hỏi ban hành Luật lực lượng dự bị động viên thay thế Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên. Nhận thức vấn đề đó, Bộ Quốc phòng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 01/6/2016 về việc Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (1996-2016). Trên cơ sở Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quyết định ban hành Kế hoạch số 2373/QĐ-BQP, ngày 18/6/2016 Kế hoạch Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên; công tác tổ chức tổng kết được tổ chức từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ có liên quan đến công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên; trong quân đội tập trung từ cấp Lữ đoàn và tương đương đến Bộ Quốc phòng. Đặc biệt, được sự chỉ đạo của Chính phủ, ngày 27/12/2016 Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên trên phạm vi toàn quốc. Thông qua tổng kết các đơn vị, địa phương đều thống nhất cao, đề nghị phải nâng Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên lên thành Luật lực lượng dự bị động viên. Hiện nay Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban soạn thảo Dự án Luật; đang lập hồ sơ đề nghị Chính phủ trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật vào năm 2018.
83.Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: cần có quy định riêng về việc giải quyết việc làm cho con em các dân tộc vùng cao đã tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng… hiện nhiều cháu chưa có việc làm.
Để giải quyết việc làm cho thanh niên nói chung, thanh niên là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa nói riêng cần có sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội, trong đó việc đẩy mạnh phát triển kinh tế của cả nước và từng địa phương để tạo nhiều việc làm và thu hút thanh niên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học về địa phương làm việc có ý nghĩa quan trọng.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên thông qua Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 – 2020; vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, dự báo thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động; hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động bị thất nghiệp...
Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động, trong đó chủ yếu là thanh niên, đồng thời sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, trong đó có thanh niên là người dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học.
84.Cử tri tỉnh Tiền Giang và thành phố Cần Thơ kiến nghị: xem xét sửa đổi Luật Người cao tuổi theo hướng cho tất cả những người đến 80 tuổi đều được hưởng trợ cấp hàng tháng, không phân biệt cán bộ hưu trí với các đối tượng khác nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc hưởng chính sách bảo trợ xã hội; đồng thời đề nghị hạ độ tuổi được hưởng chế độ trợ cấp xuống còn 75 tuổi; xem xét lại cách tính bảo hiểm xã hội.
Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định khi sửa Luật Người cao tuổi.
2. Về kiến nghị xem xét lại cách tính bảo hiểm xã hội
Hiện nay, cách tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận ý kiến kiến nghị của cử tri và tổng hợp kiến nghị của các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 để nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội.
85.Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Cử tri đề nghị sửa đổi Luật phòng chống ma tuý cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thống nhất với Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Trả lời: (Tại Công văn số 367/BCA-V11 ngày 27 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công an)
Hiện nay, giữa Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008) và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có một số quy định còn chưa thống nhất như: quy định về độ tuổi đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, công tác quản lý sau cai nghiện… Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống ma túy đảm bảo thống nhất với các luật mới ban hành.
86.Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị xem xét nâng Pháp lệnh Người có công lên thành Luật Người có công.
Thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 83/UBTVQH14-PL ngày 09/02/2017 về việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và văn bản số 1473/VPCP-PL ngày 20/02/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng về việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:
- Tiếp tục tổng kết, đánh giá toàn diện những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Pháp lệnh nêu trên;
- Chuẩn bị đề nghị xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung hoặc Pháp lệnh sửa đổi theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại công văn số 83/UBTVQH14-PL ngày 09/02/2017, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan khẩn trương thực hiện các công việc nêu trên.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành nghiên cứu, xây dựng Luật Ưu đãi người có công khi được Quốc hội và Chính phủ giao.
87.Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Đề nghị xem xét ban hành Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng bia, rượu làm gia tăng tai, tệ nạn xã hội và an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội Khóa XIII, Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 17/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật, Pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII, Bộ Y tế đang xây dựng dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và đã đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng chống tác hại của rượu bia để trình Chính phủ, Quốc hội đưa dự án Luật nêu trên vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội Khóa XIV.
88.Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: bổ sung vào Luật Hôn nhân và Gia đình, khi kết hôn bắt buộc cả hai người phải có giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe mới được làm thủ tục cho đăng ký kết hôn để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Thứ nhất, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 trước đây đã ghi nhận tình trạng sức khỏe, trong đó có việc không bị mắc bệnh hoa liễu (bệnh truyền nhiễm) là điều kiện để được đăng ký kết hôn, cụ thể: Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi. Điểm b Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định một trong các trường hợp cấm kết hôn là: đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình; đang mắc bệnh hoa liễu.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đều đã bỏ quy định nêu trên. Theo đó, cề điều kiện kết hôn, khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: (i) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; (ii) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; (iii) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; (iv) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự phải trên cơ sở quyết định của Tòa án. Như vậy, Luật không ghi nhận việc bị mắc bệnh hoa liễu (bệnh truyền nhiễm) là điều kiện để được đăng ký kết hôn.
Thứ hai, quyền tự do kết hôn là quyền con người đã được Hiến pháp năm 2013 (khoản 1 Điều 36) ghi nhận là nguyên tắc hiến định và thể chế hóa tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; các văn bản pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 9 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, cá nhân có quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án và thông tin về tình trạng sức khỏe của họ chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 34 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người bệnh chỉ có trách nhiệm khai báo trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; không có trách nhiệm khai báo về tình trạng bệnh của mình tại các cơ quan khác.
Như vậy, nếu quy định phải có giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe mới được làm thủ tục cho đăng ký kết hôn sẽ dẫn đến việc không đảm bảo quyền kết hôn và quyền bí mật cá nhân.
Trường hợp trước khi kết hôn, một hoặc hai bên khám sức khỏe và phát hiện có vấn đề về sức khỏe (mang bệnh nan y, bệnh truyền nhiễm) mà vẫn tự nguyện kết hôn th́ không có căn cứ nào để cơ quan có thẩm quyền không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Thứ tư, trong thực tiễn quản lý hoạt động đăng ký hộ tịch cho thấy, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa có những phản ánh về vướng mắc, khó khăn hoặc phát sinh hệ quả pháp lý có liên quan đến điều kiện kết hôn về sức khỏe.
Từ những lý do nêu trên, Bộ Tư pháp cho rằng việc nam, nữ khám sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn chỉ nên khuyến khích các bên thực hiện và tự quyết định về việc xác lập quan hệ hôn nhân mà không nên đưa thành các điều kiện để được đăng ký kết hôn.
89.Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Có ý kiến cử tri cho rằng, thời đại hiện nay phụ nữ có nhiều tiến bộ trên tất cả lĩnh vực, không kém gì nam giới, đồng thời cùng với y học tiến bộ, đời sống nâng cao, tuổi thọ trung bình nói chung và tuổi thọ nữ giới cũng tăng cao nên tạo điều kiện để nữ giới được tiếp tục công tác cống hiến cho xã hội. Do đó, cử tri kiến nghị sửa đổi Luật lao động theo hướng tăng tuổi nghỉ hưu của nữ từ 55 tuổi lên 60 tuổi, bằng với tuổi nghỉ hưu của nam cho phù hợp.
Thực hiện Nghị quyết số 22/2016/QH14 ngày 29/7/2016 của Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và phân công của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động.
Trong quá trình đánh giá sơ kết 03 năm thực hiện Bộ luật lao động để làm cơ sở cho việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động đã có những ý kiến đề nghị cần thiết phải xem xét điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu để tận dụng nguồn nhân lực có trình độ, có kinh nghiệm và ứng phó với vấn đề già hóa dân số; vấn đề cân đối quỹ bảo hiểm xã hội chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cần thiết phải xem xét điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu. Hiện nay, Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động đang nghiên cứu, đề xuất các phương án điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu tới vấn đề việc làm, thị trường lao động, sức khỏe của người lao động, giới tính...
Để hạn chế tác động của việc tăng tuổi nghỉ hưu tới vấn đề việc làm, thị trường lao động và sức khỏe của người lao động, phương án đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được xem xét thận trọng, thực hiện theo lộ trình (mỗi năm tăng thêm 3 tháng) và có xem xét đến tính chất, đặc thù của ngành nghề, công việc; không thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm nghề hoặc công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu tới vấn đề việc làm, thị trường lao động, sức khỏe của người lao động,... như kiến nghị của cử tri để đề xuất phương án phù hợp trình Chính phủ, Quốc hội.
90.Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Cử tri đề nghị quan tâm nghiên cứu xem xét lại việc vay vốn của Trung Quốc để thực hiện dự án đường cao tốc Móng Cái – vân Đồn và các dự án lớn khác khi sử dụng vốn Trung Quốc do chất lượng thi công của các nhà thầu Trung Quốc không đảm bảo chất lượng, thi công kéo dài, công nghệ lạc hậu. Đề nghị Quốc hội xem xét.
Tại văn bản số 10837/VPCP-KTN ngày 14/12/2016 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến đồng ý giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiếp tục là Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để huy động vốn và triển khai đầu tư đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái và việc sử dụng khoản vay ưu đãi bên mua của nước ngoài (Trung Quốc) thực hiện theo quy định hiện hành. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đang nghiên cứu, lập dự án đầu tư tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hình thức Đối tác Công Tư (PPP). Đến nay, đã có một số Nhà đầu tư trong nước bày tỏ quan tâm đến việc đầu tư dự án này.
Khoản tín dụng bên mua (300 triệu USD) của China Eximbank (Trung Quốc) là khoản vay kém ưu đãi hơn so với nguồn vốn vay ODA. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ làm việc với các Bộ, ngành để nghiên cứu lựa chọn dự án phù hợp, có khả năng thu hồi vốn cao, đảm bảo khả năng trả nợ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong điều kiện nợ công của Việt Nam đang rất cao, việc vay vốn từ Trung Quốc hay từ các Chính phủ, Tổ chức tài chính khác để đầu tư cần thận trọng đối với điều kiện vay. Chỉ vay cho các dự án thực sự cần thiết và hiệu quả, cần phải đàm phán với Nhà tài trợ về điều kiện vay để dự án vay phải đấu thầu quốc tế nhằm lựa chọn Nhà thầu có năng lực và công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa việc chỉ định tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp), không vay để thực hiện dự án bằng mọi giá.
91.Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Cử tri phản ánh, Luật đất đai chưa có quy định riêng cho việc thu hồi đất trong trường hợp giải quyết nơi ở cho đồng bào khi có thiên tai đột xuất. Cử tri đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định cho phù hợp trong trường hợp cần thu hồi, cấp đất cho những hộ dân bị thiên tai đột xuất để nhanh chóng giải quyết nơi ở cho người dân sớm ổn định cuộc sống.
Về vấn ðề này, Bộ Tài nguyên và Môi trýờng xin tiếp thu và sẽ nghiên cứu ðể ðýa nội dung này vào quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về ðất ðai trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo quy ðịnh tại Ðiều 132 Luật ðất ðai mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác; bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Vì vậy, để nhanh chóng giải quyết nõi ở cho ðồng bào bị ảnh hýởng bởi thiên tai sớm ổn ðịnh cuộc sống. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có thể thu hồi ngay diện tích ðất nông nghiệp sử dụng vào mục ðích công ích ðể giao cho ðồng bào bị ảnh hýởng bởi thiên tai làm nhà ở sớm ổn ðịnh cuộc sống.
92.Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng, Luật đất đai hiện hành, tuy đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng không khuyến khích được doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long; bởi vì, muốn đầu tư, doanh nghiệp tốn chi phí rất lớn như mua đất, chuyển mục đích sử dụng, san lắp xây dựng, trong khi năng lực có hạn. Đề nghị nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật đất đai tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư thúc đẩy vùng nông thôn phát triển…
Những ưu đãi về đất đai để khuyến khích doanh nghiệp ðầu tý vào khu vực khó khãn, ðặc biệt khó khãn ðã ðýợc quy ðịnh tại Ðiều 110 của Luật ðất ðai và Ðiều 19 và Ðiều 20 của Nghị ðịnh số 46/2014/NÐ-CP ngày 15 tháng 5 nãm 2014 của Chính phủ quy ðịnh về thu tiền thuê ðất, thuê mặt nýớc. Theo ðó, nhà nýớc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước được miễn, giảm tiền thuê đất cụ thể như sau: Miễn tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đối với khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long ngoài thành phố Cần Thơ, một số huyện, thành phố thị xã của tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long còn lại đều thuộc địa bàn khó khăn, được ưu đãi đầu tư hoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ; do đó, được hưởng các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước theo quy định trên. Nhý vậy, pháp luật về ðất ðai ðã có quy ðịnh tạo ðiều kiện cho các doanh nghiệp ðầu tý vào lĩnh vực nông nghiệp.
93.Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Cử tri đề nghị nghiên cứu ban hành Luật bồi thường khi thu hồi đất, để bảo đảm thực hiện thống nhất trong quá trình thu hồi đất, khắc phục những bất cập hiện nay.
Việc thu hồi ðất, bồi thýờng hỗ trợ tái ðịnh cư được quy ðịnh cụ thể tại Chương VI của Luật ðất ðai và các vãn bản hýớng dẫn thi hành Luật ðể ðảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt trong quá trình thực thiện và thi hành. Do ðó, ðề nghị giữ nguyên nội dung về thu hồi và bồi thýờng trong quy ðịnh của Luật ðất ðai. Ðối với các vướng mắc, đề nghị cử tri có các câu hỏi cụ thể ðể Bộ Tài nguyên và Môi trýờng tổng hợp trả lời cử tri.
94.Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: rà soát, sửa đổi các Luật (Luật Đa dạng sinh học, Luật Thủy sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng) để tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý đa dạng sinh học, tránh sự chồng chéo giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn như hiện nay.
Nội dung cử tri kiến nghị liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Luật đa dạng sinh học); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Luật thủy sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng).
Thực hiện Nghị quyết số 22/2016/QH14 ngày 29/7/2016 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Chính phủ đã phân công Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự án Luật thủy sản (sửa đổi) và Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) để trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3, thông qua tại Kỳ họp thứ 4. Tại các Phiên họp thường kỳ tháng 1 và tháng 2/2017, Chính phủ đã cho ý đối với 2 dự án Luật này. Quá trình xây dựng các dự án Luật, Bộ Tư pháp đã thực hiện việc góp ý, thẩm định theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên cơ sở kiến nghị của cử tri, Bộ Tư pháp sẽ phản ánh tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết; đồng thời Bộ sẽ tiếp tục theo dõi, kịp thời có ý kiến hoàn thiện 2 dự án Luật trên, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật nói chung.
95.Cử tri tỉnh Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị ban hành Luật Chuyển hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kịp thời đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống.
Trả lời: (Tại Công văn số 426 /BKHCN-ĐTG ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
Về việc thúc đẩy chuyển hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Luật Khoa học và Công nghệ 2013 đã dành một chương quy định về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Để tiếp tục xây dựng cơ chế, biện pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đang nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi) một số biện pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể như sau:
1. Quy định về việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong trường hợp tổ chức được giao quyền không thực hiện nghĩa vụ ứng dụng kết quả đó thì đại diện chủ sở hữu nhà nước sẽ thu hồi và giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả đó cho tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu. Quy định này nhằm tháo gỡ một số vướng mắc hiện nay về vấn đề giao quyền cho tổ chức chủ trì nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Quy định về việc phân chia lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong việc tổ chức thu thập, đánh giá, lựa chọn, công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ nhu cầu đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong các ngành, nghề, lĩnh vực theo chức năng quản lý.
4. Hỗ trợ kinh phí, bảo lãnh vay vốn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
5. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thẩm định đối xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho tổ chức, đăng ký lưu hành sản phẩm mới, công nghệ mới cho tổ chức, cá nhân thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ.
Dự kiến, dự thảo Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi) sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tháng 3 trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 5 năm 2017.
Những nội dung này được thông qua sẽ là một trong những biện pháp đẩy nhanh việc đưa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào cuộc sống.
96.Cử tri tỉnh Hải Phòng kiến nghị: sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá cho phù hợp với các quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ.
Hiện nay, Luật sở hữu trí tuệ; Luật chuyển giao công nghệ; Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ tổ chức thực hiện.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật chuyển giao công nghệ, Chính phủ đã trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến đối với dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 2. Hiện tại, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội để chỉnh lý, hoàn chỉnh dự án Luật để trình Quốc hội khóa XIV xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 3.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ; Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật khoa học và công nghệ, trước hết Bộ Khoa học và Công nghệ cần tổng kết, đánh giá việc thi hành các Luật này; trên cơ sở kết quả tổng kết báo cáo Chính phủ để lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp sẽ phản ánh kiến nghị của cử tri tới Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, xem xét; đồng thời Bộ Tư pháp cũng sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan.
97.Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: rất bức xúc vụ Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển, làm hải sản chết hàng loạt tại 04 tỉnh ven biển miền Trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân miền Trung. Đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật liên quan đến thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường để có cơ sở xử lý nghiêm vi phạm và ngăn chặn tình trạng tương đương xảy ra.
Trong năm 2017, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ týớng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trýờng, Bộ Tài nguyên và Môi trýờng sẽ tập trung xây dựng, hoàn hiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trýờng cũng nhý việc tổ chức triển khai pháp luật trên thực tế, ðặc biệt là các vãn bản hýớng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trýờng nãm 2014. Triển khai xây dựng Nghị ðịnh sửa ðổi, bổ sung các Nghị ðịnh quy ðịnh chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trýờng, trong ðó sửa ðổi ngay các bất cập về ðánh giá tác ðộng môi trýờng, cấp phép môi trýờng, quản lý chất thải, thực hiện cải cách ðõn giản hoá thủ tục hành chính; thể chế hoá các chính sách áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trýờng, ðặc biệt là trong bảo vệ môi trýờng ðối với hoạt ðộng khai thác khoáng sản, khôi phục cảnh quan, xử lý triệt ðể các cõ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xử lý các bãi thải trong khai thác khoáng sản; rà soát, ðề xuất điều chỉnh các quy chuẩn quốc gia vêÌ môi trýõÌng cho phuÌ hõòp với ðiều kiện trong nýớc và yêu cầu hội nhập quốc tế, kết hợp với thải lýợng châìt ô nhiễm vaÌ sýìc chiòu taÒi cuÒa môi trýõÌng tiếp nhận. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trýờng làm cõ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất phục vụ cho việc thu hút ðầu tý, xem xét, phê duyệt các dự án ðầu tý.
98.Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Trong quá trình xây dựng pháp luật, hướng dẫn luật, đề nghị Chính phủ hạn chế quy định dẫn chiếu mà nên quy định rõ để dễ áp dụng.
Về nguyên tắc, khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật (khoản 1 Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật lập pháp và nguyên tắc không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác thì việc sử dụng quy định viện dẫn (dẫn chiếu) là rất cần thiết. Hơn nữa, đây cũng là một trong các kỹ thuật trình bày văn bản được hướng dẫn tại Điều 75 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 34/2016/NĐ-CP).
Việc sử dụng quy định viện dẫn có một số ưu điểm như: (1) giúp văn bản ngắn gọn, đơn giản, tránh nhắc lại các nội dung đã được quy định trong văn bản khác hoặc trong chính văn bản đó; (2) bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định trong các văn bản có liên quan… Bên cạnh một số ưu điểm nêu trên, kỹ thuật viện dẫn có thể gây ra một số khó khăn nhất định trong áp dụng quy định của văn bản như phải tìm kiếm những quy định được viện dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Do vậy, để bảo đảm tính thống nhất và hạn chế sự tùy tiện trong việc sử dụng các quy định viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tuân thủ nghiêm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34, đặc biệt là Điều 75 của Nghị định số 34 quy định về kỹ thuật viện dẫn văn bản; các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm đến công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực cho người làm công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Với chức năng là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đang xây dựng, hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung và kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, trong đó có hướng dẫn về việc sử dụng các quy định viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật để các Bộ, ngành, địa phương áp dụng thống nhất.
99.Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri có ý kiến: “Hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, và các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, đã tác động đến xã hội Việt Nam, các vấn đề đạo đức của con người bị coi nhẹ, xuống cấp; mối quan hệ tình làng nghĩa xóm tại các địa phương các khu dân cư bị phai nhạt, các tranh chấp nhỏ ở địa phương và trong từng gia đình, họ tộc xuất hiện ngày càng nhiều và càng phổ biến, nhiều vụ tranh chấp kéo dài, khó hòa giải, khó giải quyết. Do vậy, cử tri kiến nghị Quốc hội bên cạnh việc ban hành hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, cần có những giải pháp tích cực nhằm quan tâm hơn đến việc giáo dục đạo đức con người, tôn vinh các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc mà chúng ta đang giữ gìn và phát huy, nghiên cứu các biện pháp thắt chặt tình làng nghĩa xóm tại các địa phương, khu dân cư… để giải quyết tốt các vấn đề nêu trên để xã hội ngày càng văn minh, yên bình để đất nước Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hòa bình, thân thiện và đáng sống trên thế giới.
Đồng tình với kiến nghị của Cử tri về việc “Ban hành hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, cần có những giải pháp tích cực nhằm quan tâm hơn đến việc giáo dục đạo đức con người, tôn vinh các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc mà chúng ta đang gìn giữ và phát huy, nghiên cứu các biện pháp thắt chặt tình làng, nghĩa xóm tại các địa phương, khu dân cư…”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Tiếp tục quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Văn hóa, Thể thao và du lịch về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu sự phát triển bền vững của đất nước”.
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận xã hội.
- Truyền thông, cung cấp kiến thức và kỹ năng ứng xử văn hoá trong gia đình, công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nơi công cộng, chốn tôn nghiêm.
- Chỉ đạo lồng ghép nội dung xây dựng đạo đức, lối sống với việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động quần chúng do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động; tập trung nâng cao chất lượng danh hiệu Gia đình văn hóa, làng (thôn, bản, ấp…) văn hóa.
- Đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa, định hướng phát triển các hoạt sáng tác văn học nghệ thuật để có nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và hướng con người tới chân-thiện-mỹ.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật góp phần giáo dục đạo đức, lối sống con người Việt Nam; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức trong nhà trường, gia đình và xã hội.
- Xây dựng các tiêu chí cụ thể, sát hợp với từng đối tượng, với từng lĩnh vực và địa bàn, thông qua hoạt động văn hóa để xây dựng lối sống, nếp sống và hình thành nhân cách.
- Chủ động xây dựng và phối hợp tổ chức các chương trình, hoạt động giáo dục văn hoá, thẩm mỹ, nếp sống và ứng xử văn hoá trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; thực hiện thành công, hiệu quả Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011)./.
100.Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: xem xét xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung hoặc luật thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Trả lời: (Tại Công văn số 821 /BNN-TCLN ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn cử tri tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm, đề nghị xem xét xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung hoặc Luật thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Vấn đề cử tri đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
- Ngày 29/7/2016, tại kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIV ban hành Nghị quyết số 22/2016/QH14 về điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016 và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2017, trong đó có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi). Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) tại Quyết định số 1840/QĐ-TTg ngày 23/9/2016.
- Thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) đảm bảo tiến độ, chất lượng và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ hồ sơ Dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) tại Tờ trình số 241/TTr-BNN-TCLN ngày 09/01/2017.
- Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và Chính phủ, Dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2017, trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2017) và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017).
101.Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa như sân vận động xã chỉ cần từ 5 đến 7 ngàn m² sử dụng là được, quy định như hiện nay về sân bóng đá tối thiểu là 10.800m², chưa kể các công trình và diện tích sân khác, khoảng 14.000m² là quá lãng phí quỹ đất công, hiệu quả sử dụng thấp. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu giảm bớt các chỉ số của chỉ tiêu số 6. Đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các tiêu chí số 10, 12, 13 để nâng cao thu nhập, mức sống, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững thì mục tiêu xây dựng nông thôn mới mới thực sự đem lại sự hài lòng của nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 699 /BNN-VPĐP ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Về điều chỉnh tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa:
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg. Theo đó, đã quy định 36 chỉ tiêu (thuộc 16 tiêu chí) là những chỉ tiêu cơ bản, trực tiếp phản ánh yêu cầu thiết yếu về sản xuất và đời sống của người dân ở nông thôn, thống nhất áp dụng chung đối với tất cả các xã; quy định 13 chỉ tiêu (thuộc 06 tiêu chí) là những chỉ tiêu hạ tầng kinh tế - xã hội có thể cần ở mức độ khác nhau để vận dụng (trong đó có tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa); đồng thời, đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc áp dụng cụ thể đối với từng nhóm xã (khu vực I, khu vực II, khu vực III) trên địa bàn đối với những chỉ tiêu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo sự linh hoạt khi quy định mức độ đạt chuẩn để phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển của từng địa phương, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các công trình được đầu tư theo tiêu chí.
- Về ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao thu nhập,mức sống, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững:
Để đạt được chỉ tiêu về tiêu chí thu nhập, lao động có việc làm, giảm nghèo một cách bền vững trong xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nhằm tạo điều kiện thuận lơi để người dân, các tổ chức kinh tế tham gia phát triển kinh tế ở nông thôn, trong đó, nổi bật là: Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020... Hiện nay, các chính sách này đã và đang được triển khai rộng khắp, góp phần hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu để đề xuất điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; chính sách bảo hiểm nông nghiệp….
102.Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Để hạn chế tình trạng dân di cư ngoài kế hoạch đến vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, đề nghị Chính phủ ban hành chính sách tổng thể điều hòa dân cư trong phạm vi cả nước, giúp Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk sớm ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội.
Trả lời: (Tại Công văn số 882/BNN-KTHT ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Để hạn chế tình trạng dân di cư ngoài kế hoạch đến vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/2/2016 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020.
Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát, đánh giá, hoàn thiện bố trí dân cư và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó đề xuất tỉnh Đắk Lắk thực hiện 34 dự án đầu tư bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do tại Tờ trình số 155/TTr-BNN-KTHT ngày 06/01/2017, nhằm góp phần hạn chế dân di cư tự do và từng bước ổn định đời sống, sản xuất cho các hộ dân trên địa bàn cả nước, trong đó có vùng Tây Nguyên.
103.Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong các luật có liên quan về tài nguyên như: Luật thuế, Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật khoa học và công nghệ, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả..., bảo đảm thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, mâu thuẫn.
Trả lời: (Tại Công văn số 572/BTNMT-PC ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 774/BTP-VP ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Tư pháp)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/08/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, trong đó đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Hiện nay các Bộ, ngành, ðịa phýõng ðang tích cực triển khai, cụ thể:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ công tác rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường và các luật có liên quan[2]; hoàn thành việc rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương; đã báo cáo Chính phủ cho phép đưa vào Chương trình công tác năm 2017 của Chính phủ về ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Bộ cũng đã thành lập Tổ công tác rà soát các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải và nước thải ngành sản xuất thép[3]; đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của một số nước trên thế giới, xây dựng lộ trình hoàn thiện, sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong thời gian tới. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai xây dựng và dự kiến ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật về môi trường[4]. Trong năm 2017, dự kiến xây dựng các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Cụm Công nghiệp (KKT, KCN, CCN) và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi 04 quy chuẩn[5] và ban hành mới 03 quy chuẩn[6] trong hoạt động y tế; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng các quy chuẩn để quản lý phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật về phòng ngừa sự cố môi trường; rà soát các tiêu chuẩn môi trường và các quy định về đánh giá tác động môi trường liên quan đến công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế, dự kiến tháng 5/2017 sẽ hoàn thành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các phương hướng đề xuất xây dựng quy định pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang triển khai xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư, dự kiến hoàn thành trong năm 2017.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành và tỉnh.
- Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành chính sách cấm nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng[7]; yêu cầu các doanh nghiệp gia công, sửa chữa các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng phải có phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, góp phần hạn chế rác thải điện tử, tránh nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu của thế giới. Các Bộ, ngành, địa phương vẫn đang triển khai việc rà soát các quy định, chính sách có liên quan nhằm ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; đặc biệt là tại các địa phương có khu vực nhạy cảm về môi trường như các lưu vực sông lớn, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực có tính đa dạng sinh học cao.
- Bộ Xây dựng đang xây dựng Thông tư quy định về giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dự kiến ban hành trong quý II/2017.
- Bộ Y tế đang chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm về thuê dịch vụ xử lý nước thải y tế nhằm khắc phục, giải quyết khó khăn trong xử lý nước thải y tế tại các cơ sở y tế.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về xét và công nhận các Danh hiệu văn hóa, nội dung bảo vệ môi trường được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để xét và công nhận các danh hiệu văn hóa.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao và các đô thị đông dân cư, khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm cần được bảo vệ, dự kiến triển khai từ năm 2017.
* Bộ Tư pháp
Ghi nhận kiến nghị của cử tri, Bộ Tư pháp sẽ đề nghị các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ tiến hành việc rà soát và có phương án xử lý phù hợp đối với các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và chưa có sự thống nhất trong nghị định quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong các luật: Luật Bảo vệ môi trường, Luật thuế, Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật khoa học và công nghệ, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; trong trường hợp cần thiết báo cáo, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung kịp thời.
104.Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: quản lý vệ sinh môi trường; quản lý đô thị; quản lý giá cả; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trả lời: (Tại Công văn số 262/ ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Xây dựng; Công văn số 572/BTNMT-PC ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 627/BYT-VPB1 ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Y tế; Công văn số 1792/BTC-QLG ngày 13 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính)
*1. Thực trạng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quản lý đô thị:
Sau 30 năm đổi mới, tiến trình đô thị hóa đã gắn kết tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đạt được nhiều kết quả quan trọng: Khu vực đô thị đã chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các Vùng và cả nước; Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (năm 2016).
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh tại các đô thị lớn, lan tỏa và phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước. Bên cạnh nhiều đô thị mới hình thành và phát triển, số lượng lớn các đô thị hiện hữu được nâng cấp, mở rộng về qui mô đất đai, đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kĩ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, vệ sinh môi trường...) và hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao...). Diện mạo đô thị đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại đã góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước.
Tuy nhiên quá trình đô thị hóa đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nếu không được khắc phục và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và hậu quả lâu dài về nhiều mặt. Một số bất cập hạn chế trong lĩnh vực đầu tư phát triển gồm: (i) Chất lượng tăng trưởng đô thị chưa cao, chưa thực sự thể hiện đúng vai trò tạo động lực tăng trưởng kinh tế cho từng Vùng và quốc gia. Năng lực cạnh tranh của đô thị không cao; (ii) Hệ thống hạ tầng chưa đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, tài nguyên và chủ động đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số; (iii) Việc triển khai đầu tư phát triển đô thị còn dàn trải. Nhiều dự án đô thị mới có tỷ lệ sử dụng thấp, gây lãng phí đất đai và nguồn lực. Các khu vực đô thị hiện hữu, nhất là trung tâm đô thị, chậm được cải tạo, chỉnh trang; (iv) Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các đô thị chưa cao. Việc thực hiện các cam kết của quốc gia về cắt giảm phát thải khí nhà kính khó khăn; (v) Nguồn lực cho phát triển tại các đô thị còn thiếu và chưa được sử dụng hiệu quả; (vi) Quản lý phát triển đô thị chưa hiệu quả. Năng lực quản lý đô thị các cấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
2. Nguyên nhân của các hạn chế
Các hạn chế bất cập trong quá trình phát triển đô thị do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng về thể chế pháp luật và công tác tổ chức triển khai không nghiêm của các chủ thể tham gia, cụ thể:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phát triển đô thị chưa thống nhất, phân tán, chưa đồng bộ, thiếu ổn định và chưa điều chỉnh toàn diện các vấn đề từ thực tiễn:
Công tác quy hoạch đô thị được điều chỉnh tại Luật Quy hoạch đô thị đã cơ bản hoàn thiện thể chế về quy hoạch, định hướng cho hoạt động quản lý phát triển đô thị, song các chế tài hướng dẫn triển khai tổ chức quản lý thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch tại từng đô thị còn thiếu và yếu. Các quy định tổ chức triển khai thực hiện định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, cơ chế phối hợp phát triển giữa các đô thị trong vùng nằm rải rác phân tán tại nhiều văn bản luật và chưa hiệu quả.
Công tác đầu tư phát triển đô thị được điều chỉnh tại các Luật: Đầu tư công; Đầu tư; Xây dựng; Nhà ở... cơ bản tạo thành khung pháp lý cho mọi hoạt động đầu tư nói chung, song chưa bao hàm hết những tính chất đặc thù của lĩnh vực phát triển đô thị (quy mô chiếm đất lớn, thời gian thực hiện lâu dài, nguồn lực đầu tư lớn...). Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị là văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh nhiều nội dung trong lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị song vẫn thiếu một số quy định hoặc quy định chưa cụ thể về cải tạo chỉnh trang đô thị; thiếu các hướng dẫn đầu tư phát triển đô thị hướng đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững, phát triển mô hình đô thị tiên tiến như: đô thị xanh, sinh thái, thông minh…
Việc tổ chức triển khai thực hiện quản lý phát triển đô thị tại nhiều nơi còn chưa nghiêm, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đô thị còn thiếu và yếu:
Nhiều địa phương chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực phát triển đô thị, lúng túng trong công tác tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. Một số đô thị đầu tư cho công tác quy hoạch chưa đầy đủ (thiếu quy hoạc phân khu, quy hoạch chi tiết); thiếu kinh nghiệm và chế tài kiểm soát việc tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị. Cho đến nay, nhiều đô thị vẫn chưa xây dựng chương trình phát triển đô thị, kế hoạch thực hiện các khu vực phát triển đô thị. Qua điều tra khảo sát cho thấy đội ngũ quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý đô thị còn thiếu và yếu (chỉ khoảng 30% số lượng cán bộ được qua đào tạo về xây dựng, đô thị)...
3. Giải pháp khắc phục hạn chế:
Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng lớn đến vai trò, tiềm năng và sức mạnh động lực trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của khu vực đô thị. Vì vậy, yêu cầu “tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quản lý đô thị” như cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh kiến nghị là yêu cầu cấp thiết và phù hợp với thực tiễn. Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ về quản lý phát triển đô thị đã và đang hết sức nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, cụ thể:
Về công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng và nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Ngày 27/5/2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-BXD về Chương trình hành động của ngành xây dựng thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016-2020, trong đó đề ra nhiệm vụ của phát triển đô thị: “Phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng tăng trưởng và cạnh tranh đô thị”.
Tại Chương trình hành động này, đã xác định rõ nhiệm vụ ngành là xây dựng khung pháp lý và các công cụ, chính sách cụ thể, đồng bộ, hoàn chỉnh để quản lý và kiểm soát chặt chẽ quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, trọng tâm là xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Kiến trúc; rà soát, sửa đổi, bổ sung các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, từng vùng và cả nước theo từng giai đoạn. Thời hạn hoàn thành trước năm 2019.
Về công tác quy hoạch:
Bộ Xây dựng đã xây dựng kế hoạch đến năm 2018 hoàn thành quy hoạch vùng tỉnh, quy hoạch chung các đô thị; cơ bản hoàn thành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đối với những khu vực cần phải có quy hoạch, quy chế để quản lý trật tự xây dựng, phát triển đô thị.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang tổ chức rà soát các quy hoạch liên quan đến công tác quản lý đô thị, nhất là tại các thành phố lớn; chủ trì phối hợp với UBND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quy hoạch đô thị, nhất là việc quy hoạch, cấp phép xây dựng các khu đô thị mới, chung cư cao tầng. Dự kiến, kết quả rà soát sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2017.
Về công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị:
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Luật Xây dựng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn; rà soát, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện để kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; Nghiên cứu áp dụng các mô hình phát triển đô thị theo hướng tiết kiệm tài nguyên đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và các nguồn lực xã hội, thân thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững...
Về nâng cao năng lực quản lý:
Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đô thị, Bộ Xây dựng đã và đang triển khai Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp cho giai đoạn 2016-2020”; phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực theo chức danh, vị trí việc làm đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp.
* Về vấn đề quản lý trên lĩnh vực: quản lý vệ sinh môi trường
Trong thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về môi trường đã được quan tâm hoàn thiện, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Các quy hoạch, chiến lược của ngành đã được rà soát điều chỉnh, cập nhật nhằm huy động nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác cải cách hành chính trong toàn ngành đã được quan tâm, đẩy mạnh, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng môi trýờng ðầu tý kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trên tinh thần phục vụ và kiến tạo. Nhiều vấn đề bức xúc về môi trường đã được giải quyết kịp thời. Ðặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm Nghị quyết của Ðảng, Nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân; thu hút đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường; không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
Nãm 2017, để sớm khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; thực hiện thành công Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 nãm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tập trung vào 08 nhóm giải pháp cơ bản sau:
- Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc tổ chức triển khai pháp luật trên thực tế, đặc biệt là các vãn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường, trong đó sửa đổi ngay các bất cập về đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường, quản lý chất thải, thực hiện cải cách đơn giản hoá thủ tục hành chính; thể chế hoá các chính sách áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi rường, đặc biệt là trong bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, khôi phục cảnh quan, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xử lý các bãi thải trong khai thác khoáng sản. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho phù hợp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, kết hợp với thải lượng chất ô nhiễm vaÌ sýìc chiòu taÒi của môi trường tiếp nhận. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trýờng làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất phục vụ cho việc thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư.
- Coi trọng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý về môi trýờng; tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả trong quá trình thực thi nhiệm vụ công vụ, ðáp ứng yêu cầu của công tác quản lý trong tình hình mới; đề xuất phương án cho cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương; phân định rõ trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý môi trường, đặc biệt trong bảo vệ môi trường môi trường làng nghề, nông thôn, xử lý các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, hướng về địa phương và cơ sở. Ðây là chủ trương, quyết tâm lớn của Chính phủ nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thời gian tới, cần tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; hoàn thiện các quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính.
- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch môi trường, trong đó điều chỉnh các quy hoạch về chất thải rắn, chất thải nguy hại làm cãn cứ điều chỉnh các quy hoạch ngành, thẩm định, đánh giá và cho phép triển khai các dự án nhạy cảm về môi trường;
- Tổ chức điều tra, đánh giá, lập danh sách các lĩnh vực công nghiệp, các loại hěnh, địa bàn nhạy cảm có khả năng xảy ra sự cố môi trường để có kế hoạch kiểm tra, giám sát, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu sự cố môi trường. Trên cơ sở đó xác định các đối tượng chính có tiềm ẩn gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường yêu cầu các dự án này thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường (quan trắc, lấy mẫu tự động; xây dựng hồ điều hòa, áp dụng chỉ thị sinh học;...).
- Tãng cýờng hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát các dự án lớn, tiềm ẩn nguy cõ xảy ra sự cố, ô nhiễm môi trường. Thông qua đó xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm, đồng thời kịp thời tháo gỡ vướng mắc về chính sách, pháp luật, giúp các địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Trong năm 2017, đặc biệt tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 200 m3/ngày.đêm trở lên trên phạm vi cả nước, các đối tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ÐTM, các đối tượng có loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất lạc hậu, nguồn thải lớn, xả thải ra những khu vực nhạy cảm về môi trường như ven biển, lưu vực sông; xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi vi phạm.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế đột phá trong huy động nguồn lực đầu tý cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là cơ chế huy động nguồn lực trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí” để đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường.
- Tãng cường kết nối giữa Trung ương và địa phương; đẩy mạnh thực hiện giao chỉ tiêu môi trường, tăng cường chế độ thông tin, báo cáo và đánh giá kết quả triển khai theo quy định của Luật bảo vệ môi trường nãm 2014 để kết nối hệ thống trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa Trung ương, cơ quan môi trường cấp vùng với địa phương. Xây dựng cơ chế đối thoại, phối hợp giữa cơ quan môi trường Trung ương và địa phương trong lĩnh vực môi trường, trong đó chú trọng giải quyết tốt các thủ tục hành chính về môi trường; kịp thời lắng nghe, ghi nhận và giải quyết thỏa đáng các khó khăn, vướng mắc, góp ý của địa phương và có biện pháp tháo gỡ về cả chuyên môn và tài chính trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
* Về vấn đề quản lý trên lĩnh vực an toàn thực phẩm
* Bộ Tài chính
Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, giá cả của đại bộ phận hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường đều được hình thành theo cơ chế thị trường. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá theo quy định của pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.
Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả thị trường thông qua các biện pháp kinh tế vĩ mô như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung-cầu; chính sách tài khoá, tiền tệ....
Nhà nước thực hiện quản lý và bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật thông qua các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; áp dụng các biện pháp đăng ký giá khi bình ổn giá; kê khai giá khi doanh nghiệp định giá; điều chỉnh giá đối với một số mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá; quy định về niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết đối với tất cả các hàng hóa dịch vụ hoặc thực hiện điều tiết cung cầu thông qua mua vào bán ra hàng dự trữ quốc gia, dự trữ lưu thông, triển khai chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương đối với một số mặt hàng thiết yếu. Đối với các hàng hóa và dịch vụ thuộc diện Nhà nước đang quản lý hoặc kiểm soát như xăng dầu, điện, nước sạch..., giá cả cũng được quản lý và điều hành theo nguyên tắc giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin về giá theo quy định tại Luật Giá.
Trong năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2016 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, đồng thời để bình ổn giá cả thị trường, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số văn bản chỉ đạo, điều hành giá như Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn giá trong dịp Tết, Nghị quyết các phiên họp Chính phủ thường kỳ; Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ họp thường kỳ để có ý kiến chỉ đạo kịp thời về điều hành giá cả thị trường... Căn cứ vào đó và pháp luật hiện hành về quản lý giá, trong năm 2016 Bộ Tài chính với chức năng là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về giá chung trên phạm vi cả nước cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý, điều hành và bình ổn thị trường giá cả theo quy định cuả Luật Giá, góp phần kiểm soát lạm phát; thực hiện tốt quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, trong đó có giá xăng dầu, điện, nước sạch, giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giáo dục... với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Lạm phát năm 2016 ở mức 4,74%, thấp hơn mức 5,0% mà Chính phủ, Quốc hội giao.
Ngay từ những tháng đầu năm 2017, công tác quản lý, bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu đã được Bộ Tài chính chủ động tập trung chỉ đạo quyết liệt, theo đó thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 17/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017; Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC ngày 19/12/2016 chỉ đạo Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với các sở, ban ngành tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng phương án chuẩn bị đủ nguồn cung hàng hóa, đủ đáp ứng nhu cầu Tết; tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.
Đánh giá chung giá cả thị trường trước, trong và sau Tết Đinh Dậu ổn định, cung cầu hàng hóa và dịch vụ cân đối, không có địa phương nào xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01 năm 2017 tăng 0,46% so với tháng 12/2016. Đây là mức tăng trung bình so với các tháng có Tết Nguyên Đán trong các năm gần đây[8].
Những tháng còn lại của năm 2017, nhất là thời gian sau Tết diễn ra nhiều Lễ hội, công tác quản lý, bình ổn giá tiếp tục được Bộ Tài chính tăng cường, tập trung vào các biện pháp:
- Tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, quốc tế và trong nước để kịp thời thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn thị trường, giá cả nhất là những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống như: điện, xăng dầu, phân bón, khí hóa lỏng, thuốc bảo vệ thực vật, vac-xin, xi măng, sắt thép, thuốc chữa bệnh, thóc gạo, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi...
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí (nhất là đối với các dịch vụ tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô). Kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.
- Tăng cường kiểm tra đơn vị kinh doanh vận tải công bố và niêm yết công khai mức giá cước theo đúng quy định hiện hành; xử lý nghiêm các hành vi chèn ép, đầu cơ vé tàu, vé xe; công bố công khai đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm và hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với các địa phương còn lại theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc; ban hành Thông tư quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế để triển khai thực hiện trong năm 2017; tính toán thời điểm và mức độ điều chỉnh phù hợp đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.
- Tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021; tăng cường kiểm soát chặt chẽ mức tăng giá các loại vật tư giáo dục; đánh giá việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục của các cơ cở giáo dục đại học công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư trong năm 2017.
105.Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Cử tri cho rằng việc thu hút đầu tư nước ngoài là rất cần thiết trong việc phát triển kinh tế của đất nước, nhưng cần lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ tiến tiến, không gây ô nhiễm môi trường theo phương châm “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”. Đề nghị Chính phủ quan tâm vấn đề này.
Theo Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới là thu hút theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại,...
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài khai thác khoáng sản, việc chọn nhà đầu tư phải gắn khai thác với chế biến sâu, tạo ra giá trị gia tăng cao bằng việc sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại và hệ thống xử lý môi trường phù hợp để sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả. Đối với một số địa bàn, khu vực có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc phòng, cần lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế và an ninh quốc phòng,...
Tại các điều 31, 32, 33, 34, 35 của Luật Đầu tư 2014 quy định đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ và Ủy ban nhân dân theo quy định tại Luật Đầu tư, trong hồ sơ của nhà đầu tư phải bao gồm đánh giá tác động môi trường, cũng như đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội. Nội dung thẩm tra của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đối với dự án bao gồm đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, các giải pháp bảo vệ môi trường…
Tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường 2014 của Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định đối với dự án thuộc diện phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, “quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”
Trong quá tình thực thi thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ các khâu xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý dự án khi thực hiện đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường./.
106.Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Chính phủ xem xét ban hành văn bản quy định rõ chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ trung ương đến địa phương; có hướng dẫn kịp thời và cụ thể đối với việc quản lý hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 924/LĐTBXH-VP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
Tính đến ngày 31/12/2016, đã có 09 Nghị định của Chính phủ, 13 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 12 Thông tư và 09 Thông tư liên tịch được ban hành để hướng dẫn Luật GDNN. Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật GDNN, trong đó có quy định rõ chức năng quản lý nhà nước về GDNN từ trung ương đến địa phương.
Về hướng dẫn việc quản lý hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng thuộc hệ thống GDNN: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật GDNN, trong đó có việc tổ chức bàn giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDNN đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý trên tinh thần bàn giao nguyên trạng, bảo đảm sớm ổn định công tác quản lý nhà nước về GDNN ở địa phương và không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức, hoạt động của các cơ sở GDNN thuộc đối tượng chuyển giao.
107.Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri lo lắng về tình hình kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng đã gây ra tác động lớn đến nền kinh tế trong nước. Cử tri đề nghị Chính phủ cần quyết liệt tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp tích cực để ổn định và phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Năm 2017 là năm then chốt trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, là năm đầu triển khai các Nghị quyết và chủ trương lớn được Quốc hội thông qua. Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, như nền kinh tế tiếp tục phục hồi, tình hình kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát,… cũng còn nhiều khó khăn, thách thức tác động tới nền kinh tế nước ta như bất ổn về chính trị, xung đột khu vực, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Trong khi đó, tình hình trong nước cũng còn rất nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế như chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật sự vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thiên tai, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, kỷ luật kỷ cương trong bộ máy hành chính chưa nghiêm,… Trước những cơ hội và thách thức nêu trên, Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện các giải pháp ổn định và phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Một trong những văn bản quan trọng và quyết liệt nhất để chỉ đạo ngay từ những ngày đầu năm 2017 là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cần tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững, tập trung vào 10 nhóm giải pháp sau:
1. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát: phối hợp chặt chẽ trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và điều hành tài chính, ngân sách nhà nước.
2. Cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh: tiếp tục rà soát và triển khai đồng bộ các quy định về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng: tập trung xây dựng và thực hiện cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công và các đơn vị sự nghiệp công lập; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.
4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020: tập trung cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
5. Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và tiến bộ, công bằng xã hội: bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và tạo việc làm; tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; phát triển văn hóa, thể thao; thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo, bình đẳng giới, phát triển thanh niên, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
6. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
8. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
9. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
10. Tăng cường công tác thông tin truyền thông./.
108.Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là mối quan tâm và rất bức xúc trong dư luận xã hội; người dân băn khoăn đến bửa ăn, không biết nên dùng thịt, rau quả nào cho an toàn; thực trạng đã diễn ra hành ngày: các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, chất tạo nạt; vận chuyển buôn bán rộng rãi trên thị trường, đưa thực phẩm thối… vào các nhà hàng, bếp ăn doanh nghiệp (thịt, nội tạng gia súc, gia cầm…), hiện nay cả nước giải khát (C2, Rồng đỏ) nhiễm độc chì, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân. Song việc phát hiện và xử lý của nhà nước còn chậm và thiếu triệt để. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng các mặt hàng trước khi lưu hành trên thị trường kiểm tra và xử lý nghiêm, truy xuất nguồn gốc để triệt phá tận gốc những mặt hàng bẩn như thịt, nội tạng thối…; nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên trách giúp Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Luật An toàn thực phẩm đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm; thực phẩm phải được quản lý tất cả quá trình từ nuôi trồng, sơ chế, chế biến, vận chuyển, bảo quản, sản xuất, kinh doanh… tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra và xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm. Tuy còn tình trạng vi phạm về chất lượng an toàn thực phẩm ở một số nơi, nhưng nhìn chung, tình hình an toàn thực phẩm đã có chuyển biến. Theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành hiện đang phối hợp để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ việc bảo đảm an toàn thực phẩm, bao gồm cả việc đề xuất mô hình quản lý an toàn thực phẩm. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho thí điểm việc thành lập một cơ quan chuyên trách giúp quản lý an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm. Trên cơ sở kết quả thí điểm, Chính phủ sẽ xem xét đề nghị Quốc hội sửa đổi các luật liên quan để áp dụng chung cho cả nước.
109.Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đối với hành vi vi phạm về hợp chuẩn, hợp quy, nhãn hàng hóa quy định tại Điều 17, Điều 19, Điều 25, Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa mức phạt tính theo trị giá hàng hóa vi phạm nên mức phạt thường rất thấp chưa tạo được tính răn đe các đối tượng vi phạm. Trong khi một số quy định khác lại quy định mức phạt cao, khó thực hiện đối với hành vi vi phạm đa số là ở các đối tượng có thu nhập thấp, không có tài sản như:
+ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 126 của Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước”.Đối với hành vi tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hóa là hàng cấm theo quy định các đối tượng lái xe sử dụng phương tiện của người khác vi phạm thì phải bị xử lý nộp số tiền tương đương trị giá phương tiện vận chuyển và trả lại phương tiện cho chủ sở hữu. Điều này khó thực hiện do đa số các đối tượng lái xe là người làm thuê, có hoàn cảnh khó khăn và không có khả năng nộp phạt.
Trả lời: (Tại Công văn số 1212/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Bộ Công Thương hoàn toàn đồng tình với ý kiến phản ảnh của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh. Năm 2017 Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ phải tiến hành sửa đổi bổ sung và ban hành Nghị định mới thay thế và bổ sung các quy định không hợp lý đã được nêu ở trên. Cụ thể như sau:
- Về Nghị định số 80/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/7/2013: Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP, trình Chính phủ xem xét, ban hành trong năm 2017.
- Về Nghị định số 97/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 27/8/2013: Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 97/2013/NĐ-CP; đến nay, dự thảo Nghị định đã được gửi xin ý kiến các thành viên Chính phủ.
110.Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường quy định: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật BVMT, nội dung này không thống nhất với quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư quy định về thành phần hồ sơ dự án đầu tư không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đề nghị sửa 2 luật để thống nhất trong thực hiện.
Về đề nghị sửa đổi Điều 25 Luật bảo vệ môi trường và Điều 33 Luật đầu tư để thống nhất trong thực hiện
Hiện nay, Luật bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường; Luật đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ tổ chức thực hiện.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri, để sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ môi trường và Luật đầu tư, trước hết Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tiến hành tổng kết, đánh giá việc thi hành các Luật nêu trên; trên cơ sở kết quả tổng kết, báo cáo Chính phủ để lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp sẽ phản ánh kiến nghị của cử tri tới Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, xem xét; đồng thời Bộ Tư pháp cũng sẽ phối hợp với các Bộ nêu trên trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan.
111.Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Có ý kiến cử tri cho rằng, các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án trọng điểm tại nước ta nhưng triển khai chậm, thi công kém chất lượng gây lãng phí, bức xúc trong nhân dân (như dự án sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông...). Đề nghị Chính phủ có biện pháp chặt chẽ, quyết liệt để khắc phục tình trạng trên; Chính phủ nghiên cứu, cân nhắc việc vay vốn ODA của Trung Quốc để đầu tư xây dựng đường cao tốc Hạ Long-Vân Đồn.
Trả lời: (Tại Công văn số 905/BGTVT-KHĐT ngày 23 tháng 01 năm 2017 và Công văn số 552/BGTVT-KHĐT ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giao thông Vận tải)
* Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn theo hình thức BOT, quy mô 4 làn xe, dự kiến hoàn thành năm 2018 nên sẽ không vay vốn ODA Trung Quốc để đầu tư. Vì vậy, Bộ GTVT hiểu rằng cử tri đề nghị cân nhắc vay vốn ODA Trung Quốc để đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.
Trước đây, do nhu cầu cần thiết phải đầu tư tiếp đoạn cao tốc từ Vân Đồn – Móng Cái (khoảng 90km), Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với phía Trung Quốc để nghiên cứu khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD cho dự án ðýờng cao tốc Vân Ðồn – Móng Cái. Tuy nhiên, do các ðiều kiện vay của khoản vay này kém ýu ðãi và để đáp ứng tiến độ đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 10837/VPCP-KTN ngày 14/12/2016 giao UBND tỉnh Quảng Ninh là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để huy động vốn và triển khai đầu tư tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Ninh đang lập đề xuất đầu tư dự án để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư tuyến đường.
Bộ GTVT đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chuyển ý kiến nêu trên đến cử tri được biết. Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội để giải quyết các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực GTVT trên địa bàn./.
* 1. Về hiệu quả đầu tư của Dự án: Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được xác định là dự án giao thông đô thị huyết mạch ở phía Tây thành phố Hà Nội, việc triển khai đầu tư dự án này nhằm từng bước thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần giảm ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị; tiết kiệm thời gian đi lại của người dân và giảm thiểu chi phí hoạt động của các phương tiện cá nhân.... Đến nay, theo kết quả rà soát, phân tích, đánh giá cho thấy Dự án sẽ góp phần tích cực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội; đồng thời đây cũng là định hướng phát triển của các đô thị hiện đại có tính bền vững cao, thân thiện với môi trường.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chuyển các ý kiến trên để cử tri được rõ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường phối hợp với Bộ GTVT trong quá trình thực hiện Dự án nhằm từng bước cải thiện giao thông đô thị và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố./.
112.Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét cho phép bảo lưu kết quả thi tuyển giáo viên của năm trước cho đến kỳ thi năm sau để ngành giáo dục chủ động sử dụng lao động trong hoạt động giảng dạy và tiết giảm ngân sách nhà nước, vì chi trả chiết tính luôn cao hơn lương khởi điểm.
Trả lời : (Tại Công văn số 2102/BNV - CCVC ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển, xét tuyển cho các kỳ thi tuyển, xét tuyển lần sau.
113.Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Đề án vị trí việc làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và tỉnh Kiên Giang, đồng thời, bổ sung biên chế sự nghiệp Giáo dục cho Kiên Giang, để hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 05 tuổi vào cuối năm 2016 (hiện nay Kiên Giang đang thiếu 1.000 biên chế, trong đó có gần 500 giáo viên mầm non).
a) Về việc phê duyệt Đề án vị trí việc làm:
Ngày 31/12/2015, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 2039/QĐ- BNV phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Kiên Giang.
Đối với việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, tại Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016, Chính phủ đã thống nhất về nguyên tắc phân cấp thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân. Theo đó:
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp bảo đảm chi thường xuyên) được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở bảo đảm việc làm ổn định và thu nhập cho số lượng người làm việc tăng thêm.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên) thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong tổng số người làm việc được cấp có thầm quyền giao theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trường hợp tăng thêm số lượng người làm việc so với tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao, các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Về việc bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 2218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW đã chỉ đạo: "Kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm đến năm 2021, về cơ bản giảm 10% so với tổng biên chế của Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thụộc Trung ương so với biên chế được giao của năm 2015. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh thì có thể bổ sung biên chế phù hợp, nhưng phải quản lý chặt chẽ; "từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015 - 2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp".
Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế đã nêu rõ: "Từ nay đến năm 2021, mỗi năm Bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5% đến 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015. Các Bộ, ngành, địa phương chưa giảm được biên chế sự nghiệp năm 2016 so với biên chế được giao năm 2015 thì năm 2017 phải giảm tối thiểu 3% của biên chế được giao năm 2015".
Để thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nêu trên, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thực hiện tinh giản biên chế theo quy định, tự cân đối điều chỉnh trong tổng số lượng người làm việc hiện có để bố trí đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành lập mới, tăng số học sinh, tăng số lớp bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trường hợp không tự cân đối được, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang hoàn thiện hồ sơ bổ sung số lượng người làm việc đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo gửi Bộ Nội vụ thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
114.Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng khẩn trương hoàn thiện các chương trình tin học phục vụ cho việc quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành, kết nối vào Cổng thông tin một cửa Quốc gia; phổ biến tập huấn rộng rãi cho cộng đồng doanh nghiệp biết để tham gia sử dụng.
Ngày 26/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1819/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 -2020, trong đó Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ về phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trên quy mô quốc gia, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Cụ thể, bao gồm các nội dung:
- Thực hiện đấu thầu qua mạng.
- Triển khai thuế điện tử.
- Triển khai hải quan điện tử.
- Quản lý giao thông thông minh.
- Triển khai hộ chiếu điện tử.
- Quản lý bệnh án điện tử.
- Quản lý thông tin, dữ liệu quy mô quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm.
- Thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, ngành, địa phương.
- Ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng giao các nhiệm vụ nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người dân, doanh nghiệp và cộng đồng như: Nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân truy nhập đến thông tin, dữ liệu của các cơ quan nhà nước.
Để cụ thể hóa các nội dung trên, hiện nay các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ TTTT xin trân trọng báo cáo và đề nghị Ban Dân nguyện, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo Quốc hội và trả lời cử tri.
115.Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: tổ chức lực lượng chức năng giám sát công việc thì hành xử phạt theo Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông nhằm ngăn chặn tiêu cực
Trả lời: (Tại Công văn số 328/BCA-V11 ngày 27 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công an)
Thực hiện Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2016), Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 179/KH-BCA-C67 ngày 15/6/2016 triển khai thực hiện Nghị định. Trong đó, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12/2011/CT-BCA ngày 28/9/2011 của Bộ Công an về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an; Thông tư số 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư số 02/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư số 03/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trên đường cao tốc của Cảnh sát giao thông. Đồng thời, thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, truyền thống, văn hóa giao tiếp, ứng xử; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, chiến sỹ vi phạm; đầu tư trang thiết bị, phương tiện kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông, như: hệ thống camera giám sát trật tự an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ và trong một số đô thị; camera gắn trên mũ, áo của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông trong quá trình thực thi nhiệm vụ; tiếp tục duy trì số điện thoại “đường dây nóng” để tiếp nhận, xử lý tin phản ánh về sai phạm, biểu hiện tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ Công an.
Bộ Công an đề nghị cử tri cả nước tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ, động viên lực lượng Công an nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó; đồng thời, tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cũng như giám sát hoạt động của cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ kiểm soát trật tự, an toàn giao thông nhằm phát hiện các biểu hiện sai phạm để phản ánh với cấp có thẩm quyền chấn chỉnh kịp thời, xử lý nghiêm minh.
116.Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: xem xét ghi vào lịch hàng năm lấy ngày 17/2/1979 (chiến tranh Biên giới Việt - Trung) và ngày 14/3/1988 (Hải chiến Trường Sa) để nhân dân Việt Nam hiểu rõ lịch sử đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời: (Tại Công văn số 461/BVHTTDL-VP ngày 14 tháng 2 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Việc quản lý xuất bản lịch hằng năm thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Xuất bản). Đề nghị địa phương có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, giải quyết.
Để nhân dân Việt Nam hiểu rõ lịch sử đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, hướng dẫn địa phương thực hiện công tác tuyên truyền về lịch sử Cách mạng, trong đó có tuyên truyền về chủ quyền biên giới, biển đảo bằng nhiều hoạt động sôi nổi như: Triển lãm tranh cổ động tấm lớn ở cơ sở chủ đề “Biển đảo Việt Nam”; Triển lãm ảnh tuyên truyền về biên giới, biển và hải đảo Việt Nam; In đĩa CD bộ ảnh triển lãm bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” gửi về địa phương phục vụ công tác tuyên truyền cho đông đảo nhân dân hiểu biết về ý nghĩa lịch sử và sự hy sinh anh dũng của đồng bào, chiến sĩ trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc./.
117.Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: kiểm tra việc sử dụng văn bằng, học vị đối với cán bộ lãnh đạo các cấp và Cán bộ Công chức từ Trung ương đến cơ sở nhằm đánh giá đúng phẩm chất, đạo đức của cán bộ, Đảng viên, làm trong sạch bộ máy Nhà nước.
Trả lời : (Tại Công văn số 804/BNV - CCVC ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và văn bản hướng dẫn thi hành; cán bộ, công chức, viên chức nếu bị phát hiện có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả hoặc các giấy tờ không hợp pháp khác đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:
- Theo quy định của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, nếu công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ bị kỷ luật ở hình thức cách chức (Điểm a Khoản 1 Điều 13); công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức sẽ bị kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc (Khoản 2 Điều 14).
- Theo quy định của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, nếu viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp sẽ bị kỷ luật ở hình thức cảnh cáo (Khoản 3 Điều 11); đối với viên chức quản lý sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ sẽ bị kỷ luật ở hình thức cách chức (Khoản 2 Điều 12); viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập sẽ bị kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc (Khoản 3 Điều 13).
- Với trách nhiệm là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đội ngũ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp trong công tác tuyển dụng, sử dụng nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm đối với công chức, viên chức có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Bên cạnh đó, để hạn chế, kịp thời phát hiện các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sử dụng văn bằng giả thì việc giám sát của cử tri đối với các hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có vai trò hết sức quan trọng.
118.Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc các cơ sở chế biến lương thực xuất khẩu để đảm bảo chất lượng và giữ uy tín khi xuất khẩu đi các nước khác, tránh làm ảnh hưởng đến người sản xuất.
Trả lời: (Tại Công văn số 1199/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Thực tế hiện nay vẫn có một số mặt hàng nông sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã bị trả về do không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng hay hình thức, mẫu mã không đáp ứng được yêu cầu của bên đặt hàng tại các nước xuất khẩu. Do đó, đã có những tác động tiêu cực tới người sản xuất, đặc biệt là nông dân do nông sản sản xuất ra không tiêu thụ được.
Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cùng với các Bộ ngành có liên quan đã đẩy mạnh các hoạt động về hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường nói chung và đối với các cơ sở chế biến lương thực xuất khẩu nói riêng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý về chất lượng hàng hóa
- Ban hành Quyết định số 3648/QĐ-BCT ngày 08 tháng 9 năm 2016 ban hành Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, thay thế Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 03 tháng 12 năm 2014.
- Hoàn thành việc rà soát, sửa đổi Thông tư 41/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo hướng đưa các sản phẩm không có nguy cơ cao về an toàn ra khỏi Danh mục và quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật, thực hiện quản lý theo phương thức hậu kiểm, kiểm tra theo mức độ rủi ro. Cụ thể: Bỏ các sản phẩm phân bón và nhóm sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp chế biến; các nhóm sản phẩm (1) Cần trục, cẩu trục dung trong công nghiệp; (2) xe nâng hàng có thiết kế, kết cấu không dung để chạy trên đường giao thông, tải trọng 10.000N trở lên dung trong công nghiệp; (3) máy nâng người với chiều cao nâng lớn hơn 2m dung trong công nghiệp thuộc nhóm Máy, thiết bị đặc thù công nghiệp ra khỏi Danh mục SPHH nhóm 2;
- Hoàn thành việc rà soát, xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh theo hướng làm rõ và đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra, lấy mẫu, số lượng mẫu.., tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Hiện nay, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung đang được thẩm định và chờ hoàn tất các thủ tục phê duyệt, ban hành.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang triển khai đồng bộ các nhóm nội dung thuộc các dự án “nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp” và “hàng rào kỹ thuật trong thương mại” bao gồm các nội dung như tuyên truyền vận động doanh nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, rào cản kỹ thuật trong thương mại; áp dụng thí điểm mô hình cải tiến năng suất chất lượng.
Thứ hai, tăng cường triển khai các hoạt động về quản lý an toàn thực phẩm
- Đã ban hành các Quyết định, công văn hướng dẫn Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh/thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và triển khai thực hiện Luật an toàn thực phẩm. (Quyết định: số 2650/QĐ-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2016 về việc Ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị số 13 /CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; công văn: số 8028/BCT-KHCN ngày 29 tháng 8 năm 2016 về việc thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2016 gửi UBND tỉnh Thái Nguyên và UBND thành phố Hà Nội; số 8029/BCT-KHCN ngày 29 tháng 8 năm 2016 về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2016 chỉ đạo Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...).
Thứ ba, tăng cường công tác xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm
Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước được phân công tại Điều 64 của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ ngành góp ý kiến, xây dựng, kịp thời ban hành các Nghị định và các văn bản quả lý khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm, cụ thể:
- Xây dựng “Chương trình phối hợp số 5856/CTPH-BNN-BCT ngày 08 tháng 7 năm 2016 về Quản lý, kiểm soát và ngăn chặn việc lạm dụng hoá chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản” giữa Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đang triển phối hợp với các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vì không còn hình thức Thông tư liên tịch giữa các Bộ (theo quy định tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015);
Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm
Trong năm qua, Bộ Công Thương đã cùng với các Bộ ngành liên quan triển khai thanh, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành định kỳ tại nhiều tỉnh, thành phố như: thanh, kiểm tra liên ngành trong dịp Tết Trung thu năm 2016.., từ đó đã kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý các vi phạm tại các địa phương; kịp thời chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh chủ động kiểm tra, phát hiện, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
119.Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: có chủ trương cho tái xuất lại nguồn thuốc lá lậu nhập khi bị các ngành chức năng phát hiện và bắt giữ, bán với giá rẻ để đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và làm chi phí cho lực lượng thực thi công vụ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1211/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
1. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của việc tái xuất thuốc lá c̣n chất lượng nhập lậu bị tịch thu
1.1. Ưu điểm của việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu
- Tái xuất thuốc lá còn chất lượng bị tịch thu sẽ thu được một số tiền, tránh lãng phí của cải xã hội, trong khi thực hiện tiêu hủy sẽ mất đi một lượng của cải xã hội và phải chi thêm một khoản tiền để tiêu hủy.
- Toàn bộ số tiền thu được từ tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu phục vụ công tác chống buôn lậu thuốc lá nên các lực lượng chức năng được bổ sung thêm nguồn kinh phí hỗ trợ mua tin, tổ chức kiểm tra, vận chuyển, lưu kho, trang bị thêm phương tiện để tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá.
- Việc thực hiện tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu giảm áp lực cho các cơ quan, lực lượng trong việc tổ chức tiêu hủy thuốc lá, giảm chi phí, nhân lực thực hiện tiêu hủy và giảm ô nhiễm môi trường từ việc tiêu hủy thuốc lá.
1.2. Nhược điểm của việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu
- Do các lực lượng kiểm tra, kiểm soát không có kho chuyên dùng nên số lượng thuốc lá tạm giữ chờ xử lý phải để chung với các loại hàng hóa khác, điều kiện bảo quản gần như không có nên phần lớn thuốc lá ngoại đều không giữ được phẩm chất như ban đầu. Đối với các địa phương có lượng thuốc lá nhập lậu bị tịch thu ít thì phải đợi đến thời điểm có số lượng hàng tịch thu đủ lớn mới tổ chức tái xuất. Việc kéo dài thời gian lưu giữ lượng thuốc lá trên ảnh hưởng đến chất lượng thuốc lá, nhiều lô không đảm bảo tái xuất, buộc phải tiêu hủy.
- Việc thực hiện tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu khó kiểm soát được đích đến cuối cùng của thuốc lá tái xuất nên không có lợi cho công tác quản lý, công tác chống buôn lậu, buôn bán thuốc lá nhập lậu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ thẩm lậu trở lại thị trường Việt Nam.
- Phải xử lý tiêu hủy một số lượng thuốc lá không tái xuất được (số thuốc lá ẩm mốc, hư hỏng trong quá trình bắt giữ, bảo quản dự kiến tương đương số thuốc lá không tái xuất được do không có thị trường, đối tác tiêu thụ). Kinh phí tiêu hủy số thuốc lá này phải lấy từ số tiền thu được do tái xuất thì số tiền còn lại không được nhiều như kỳ vọng.
2. Tác động của việc tái xuất thuốc lá còn chất lượng nhập lậu bị tịch thu
2.1 Quy định của pháp luật hiện nay về xử lý thuốc lá nhập lậu bị tịch thu
- Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát thuốc lá (khoản 4.c Điều 15) qui định: “tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo rằng tất cả phương tiện sản xuất, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và các sản phẩm thuốc lá bị tịch thu được tiêu hủy, sử dụng phương pháp tiêu hủy không ảnh hưởng đến môi trường ở những nơi có thể, hoặc hủy bỏ theo đúng luật pháp trong nước”.
- Quyết định số 1315/QĐ- TTg ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá qui định: “thực hiện qui định tiêu hủy (không cho tái xuất khẩu) các sản phẩm thuốc lá và phương tiện sản xuất thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác, thuốc lá nhập lậu và các sản phẩm thuốc lá bất hợp pháp khi bị tịch thu”.
- Quyết định số 2371/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá nhập lậu bị tịch thu quy định: “Thực hiện tiêu huỷ thuốc lá nhập lậu bị tịch thu”.
2.2. Việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu có thể bị một số nước tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và Tổ chức Y tế thế giới phản đối vì Việt Nam đã tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá.
Với sự phân tích ở trên, Bộ Công Thương cho rằng việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng cần phải được xem xét một cách toàn diện. Ngày 27 tháng 10 năm 2016, tại văn bản số 349/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu đánh giá đầy đủ căn cứ pháp lý của việc tái xuất thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng, đảm bảo phù hợp với Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
120.Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Tình hình buôn lậu ngày càng gia tăng, chống đối lực lương chức năng rất quyết liệt và manh động, cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm tăng cường đầu tư vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng quản lý thị trường.
Trả lời: (Tại Công văn số 1210/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Thời gian qua có nhiều vụ việc chống người thi hành công vụ đối với công chức Quản lý thị trường, có trường hợp công chức Quản lý thị trường đã bị hành hung dẫn đến tử vong khi đang thực thi công vụ (vụ việc đối tượng buôn lậu thuốc lá tấn công cán bộ Quản lý thị trường thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Long An dẫn đến tử vong). Do đó, việc tăng cường đầu tư vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Quản lý thị trường là cấp thiết vì khả năng phòng vệ của công chức Quản lý thị trường rất yếu do công cụ hỗ trợ ít, lạc hậu, tại một số địa phương gần như là không có, hoặc nếu có thì đã hỏng hóc không sử dụng được, mặc dù quy định về trang bị công cụ hỗ trợ đã được quy định tại Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 và các văn bản quy định chi tiết thi hành pháp lệnh.
Chính vì vậy, ngày 04 tháng 11 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường, theo đó, quy định tại Điều 6 về công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng Quản lý thị trường như sau: “Lực lượng Quản lý thị trường được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính. Việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng Quản lý thị trường thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ”.
Trong thời gian tới, sau khi Quốc hội xem xét, thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ và cơ quan liên quan trang bị phương tiện làm việc, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Quản lý thị trường thực thi công vụ.
121.Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: cho phép Doanh nghiệp được đưa hàng hóa nhập khẩu vào lưu thông trên thị trường ngay khi có kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
Trả lời: (Tại Công văn số 1197/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng hóa nhập khẩu trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường nội địa phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chuyên ngành, thuế, hải quan và các quy định liên quan.
Hiện nay, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành được chia thành 2 loại, bao gồm: kiểm tra chuyên ngành trước thông quan và kiểm tra chuyên ngành sau thông quan. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành sau thông quan được đưa vào lưu thông sau khi có kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Thông thường, các mặt hàng quy định phải kiểm tra trước thông quan là các mặt hàng có nguy cơ gây mất an toàn cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, quá trình thông quan vẫn xảy ra tình trạng chậm và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian qua, Bộ Công Thương cùng với các Bộ ngành liên quan đã thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp, tiến hành rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành nhằm đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục và đẩy nhanh tiến trình thông quan cho các doanh nghiệp.
Một số văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để đẩy nhanh tiến trình này như Nghị quyết số 19 trong các năm 2014, 2015 và 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo
đó, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được rà soát, điều chỉnh theo hướng rút gọn danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, chuyển một số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sang kiểm tra sau thông quan để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
122.Cử tri Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị xem xét việc công nhận lẫn nhau về PRA, nhất là các nước phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, ký hiệp định chung với EU để không phải làm riêng biệt với từng quốc gia (Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp…) như hiện nay rất mất thời gian và tốn kém.
Trả lời: (Tại Công văn số 242/BXD-HĐXD ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Xây dựng)
Ngày 09/12/2005, Chính phủ 10 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) đã ký Hiệp định công nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN. Bộ Xây dựng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện các quy định của Hiệp định này. Năm 2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chế đánh giá kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN kèm theo Quyết định số 1218/QĐ-BXD trên cơ sở các tiêu chí của Luật Xây dựng năm 2003 và tiêu chuẩn quy định của Ủy ban Điều phối kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN và đã được Ủy ban Điều phối ASEAN công nhận. Đến nay, Ủy ban Giám sát của Việt Nam đã trình và được Ủy ban Điều phối ASEAN công nhận 164 kỹ sư thuộc các chuyên ngành kỹ thuật về xây dựng đạt tiêu chuẩn kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN.
Đối với các nước trong nhóm APEC trong đó có các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Úc: Vấn đề công nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật cũng đã được đưa ra xem xét trong những năm qua trên nguyên tắc các nội dung đã cam kết đối với các nước ASEAN. Tuy nhiên, đến nay chưa được ký kết vì còn phải phụ thuộc vào việc đàm phán, thỏa thuận của các phân ngành khác.
Đối với các nước EU: Vấn đề công nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật chưa được đề cập tới. Việc này có được đưa ra để xem xét hay không còn phụ thuộc vào đề xuất của EU và đề xuất của Việt Nam trong quá trình đàm phán chung với các phân ngành khác. Được Chính phủ giao thực hiện công tác này, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất trong quá trình đàm phán chung của Việt Nam với EU những vấn đề liên quan đến công nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật.
123.Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: Đề nghị thành lập cảnh sát kiểm lâm để bảo vệ, chống nạn phá rừng.
Trả lời: (Tại Công văn số 762/BNN-TCLN ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cảm ơn cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vấn đề cử tri đề cập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trả lời như sau:
Trong những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng trên cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản số vụ và mức độ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tại các địa phương đều giảm so với cùng kỳ các năm trước; lực lượng kiểm lâm đã cơ bản làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Tuy nhiên, ở một số địa phương tình trạng phá rừng vẫn còn xảy ra, hiệu quả đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp chưa cao.
Nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn tình trạng phá rừng trái pháp luật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 phê duyệt Đề án "Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020". Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tham mưu cho Chính phủ xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi); trong đó, một trong những nội dung trọng tâm của dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) là kiện toàn tổ chức Kiểm lâm, thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ Trung ương đến địa phương.
124.Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ hiện nay diễn ra ở nhiều địa phương, dẫn đến việc ruộng đất bị bỏ hoang. Do đó, cử tri đề nghị nhà nước cần có chính sách tập trung, tích tụ ruộng đất, tăng cường thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp, tránh tình trạng lãng phí tài nguyên đất như hiện nay.
Trả lời: (Tại Công văn số 889 /BNN- KH ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ là xu hướng tất yếu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng, Nhà nước đề ra. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, theo đó cần “thúc đẩy... chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn”. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội còn khoảng 40% (giảm khoảng 4% so với hiện nay). Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp phải đi kèm với việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tập trung, tích tụ đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo toàn ngành quyết liệt triển khai thực hiện Đề án nên sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa từng bước được nâng cao, bước đầu thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cản trở phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, hàng hóa quy mô lớn; trong đó, có vấn đề về quản lý, sử dụng tài nguyên đất mà cử tri đã nêu.
Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị Chính phủ chủ trương đổi mới chính sách đất đai để thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất: Nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai, ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách tích tụ đất nông nghiệp và sửa đổi, bổ sung Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)... nhằm thu hút hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và tránh tình trạng lãng phí đất đai như cử tri đã nêu.
125.Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri đề nghị cần có thêm các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân thuộc các thôn, bản giáp biên giới để nhân dân yên tâm sản xuất bảo vệ đường biên, mốc giới.
Trong những năm qua, đối với việc đầu tư phát triển hạ tầng trên khu vực biên giới, Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm bảo đảm nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên khu vực biên giới với mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh. Trong giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, đã có nhiều chính sách ưu tiên cho khu vực biên giới như: Xây dựng mới các hồ chứa nước ngọt và xây dựng hệ thống thủy lợi; Đầu tư cho 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP; Chương trình di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình bố trí dân, định canh, định cư; Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu; Đầu tư phát triển kinh tế xã hội tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào - Campuchia (Quyết ðịnh số 120, Quyết ðịnh số 160); Chýõng trình quản lý, bảo vệ biên giới đất liền;...
Trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020. Theo đó, khu vực biên giới được sự quan tâm, ưu tiên về nguồn lực hỗ trợ đầu tư nhiều chương trình mục tiêu như: Chương trình quốc phòng an ninh trên địa bàn trọng điểm; Chương trình cấp điện nông thôn miền núi, Chương trình giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số,...
Giai đoạn 2016-2020 để tăng cường chủ động cho các bộ, ngành trung ương và địa phương, Chính phủ báo cáo Quốc hội nguyên tắc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 giao tổng mức kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn kế hoạch cho từng dự án theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí Quốc hội đã phê chuẩn. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 thông báo tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục và dự kiến mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho từng dự án.
Trường hợp các dự án thuộc nhóm C, HĐND tỉnh Lạng Sơn sẽ quyết định phương án phân bổ chi tiết. Thẩm quyền lựa chọn dự án và mức vốn bố trí cho các dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn do địa phương quyết định.
Đề nghị chuyển kiến nghị của cử tri đến HĐND và UBND tỉnh Lạng Sơn để được xử lý cụ thể./.
126.Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đề nghị bổ sung 179.309 triệu đồng (phần vốn còn lại) cho tỉnh từ nguồn ngân sách Trung ương để tiếp tục hoàn thành 17 dự án cấp bách hiện nay để bố trí dân di cư ngoài kế hoạch, tạo điều kiện để bà con ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân di cư tự do trong và ngoài kế hoạch. Những năm qua, ngân sách trung ương đã ưu tiên bố trí kinh phí cho Tỉnh thực hiện các dự án trên. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho phép ứng trước kế hoạch 100 tỷ đồng để thực hiện các dự án ổn định dân di cư tự do (theo văn bản số 2562/TTg-KTTH ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ). Đề nghị Tỉnh triển khai thực hiện tốt nguồn vốn hỗ trợ trên theo quy định hiện hành. Đồng thời, đề nghị Tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch, rà soát lại các dự án thực hiện theo Luật Đầu tư công.
Tại báo cáo số 472/BC-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ báo cáo Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 phải bảo đảm công khai, minh bạch; tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành trung ương và địa phương, giao tổng mức kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn kế hoạch cho từng dự án theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí Quốc hội đã phê chuẩn. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 về dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, thông báo tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục và dự kiến mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho từng dự án. Do đó, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk chuyển kiến nghị của cử tri đến Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk để được trả lời.
127.Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011 – 2015. Ngân sách Trung ương phải hỗ trợ cho tỉnh Đắk Lắk là 358 tỷ đồng. Tỉnh đến thời điểm này, trung ương mới hỗ trợ cho tỉnh 60 tỷ đồng, đề nghị quan tâm hỗ trợ phần kinh phí còn lại cho tỉnh để tiếp tục giải quyết chính sách nêu trên, đáp ứng nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của cử tri tỉnh Đắk Lắk.
Tổng hợp đề án thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của tỉnh Đắk Lắk nhu cầu thực hiện chính sách là 589,398 tỷ đồng cho 42.070 hộ chính sách, trong đó nhu cầu về đất sản xuất là 137,13 tỷ đồng, nhu cầu về mua sắm máy móc nông cụ, chuyển đổi nghề, trồng rừng, xuất khẩu lao động, học nghề là 37,611 tỷ đồng, nhu cầu hỗ trợ nước sinh hoạt là 187,865 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là: 226,792 tỷ đồng.
Trong giai đoạn vừa qua ngân sách Trung ương đã hỗ trợ tỉnh 60 tỷ đồng (kế hoạch 2014: 8 tỷ đồng, kế hoạch 2015: 5 tỷ đồng, bổ sung từ nguồn kết dư ngân sách Trung ương năm 2014 là 12 tỷ đồng và năm 2015 là 35 tỷ đồng) và chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế của tỉnh.
Để tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020. Căn cứ trên quyết định của Thủ tướng Chính phủ các địa phương chủ động rà soát lại đối tượng hỗ trợ, xây dựng đề án hỗ trợ…
Tại báo cáo số 472/BC-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ báo cáo Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 phải bảo đảm công khai, minh bạch; tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành trung ương và địa phương, giao tổng mức kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn kế hoạch cho từng dự án theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí Quốc hội đã phê chuẩn. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 về dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, thông báo tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục và dự kiến mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho từng dự án. Do đó, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk chuyển kiến nghị của cử tri đến Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk để được trả lời./.
128.Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Ngày 09 tháng 7 năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2015/NĐ-CP về việc chính sách hỗ trợ về việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Tuy nhiên, hiện nay các Bộ ngành hữu quan chưa cấp vốn về địa phương để thực hiện các nội dung được quy định tại Nghị định này. Đề nghị sớm cấp kinh phí về Ngân hành Chính sách của địa phương.
Từ năm 2013 đến nay, do tình hình kinh tế chung của cả nước gặp khó khăn, mỗi năm ngân sách Trung ương chỉ cấp bổ sung cho Quỹ quốc gia về việc làm 50 tỷ đồng. Do nguồn bổ sung hạn chế nên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ưu tiên phân bổ kinh phí cho các tỉnh khó khăn thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung nguồn vốn cho Quỹ quốc gia về việc làm làm cơ sở phân bổ, tăng nguồn vốn bổ sung vay cho Quỹ. Đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội để tăng nguồn huy động cho Quỹ, góp phần hỗ trợ tạo việc làm nhiều hơn nữa cho người lao động.
129.Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí đủ vốn cho tỉnh Lai Châu để tiếp tục thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống theo Quyết định số 1672/QĐ-TTG ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016- 2020 theo kế hoạch đã được phê duyệt, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện và hoàn thành mục tiêu của Đề án. Đến nay, đã kết thúc giai đoạn I, nhưng một số nội dung chính sách chưa có kinh phí thực hiện, hoặc phân bổ kinh phí chậm, được thực hiện với tỷ lệ thấp, chủ yếu là nguồn vốn lồng ghép (Các chính sách hỗ trợ hộ gia đình đảm bảo các điều kiện và nhu cầu thiết yếu của đời sống; một số nội dung hỗ trợ y tế, giáo dục, ...).
Thực hiện Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt thực hiện các dự án đầu tư là 372,685 tỷ đồng, đến năm 2015, NSTW đã hỗ trợ 92 tỷ đồng, còn lại 280,685 tỷ đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm 2016-2020 và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, phần vốn còn lại của chương trình thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống sẽ chuyển về nguồn ngân sách địa phương. Do đó, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu chuyển kiến nghị của cử tri đến Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu để triển khai thực hiện./.
130.Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Để kích thích tăng trưởng tín dụng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn, cũng như tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ngành Ngân hàng trên địa bàn kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi đặc biệt trong vòng 05 đến 10 năm đối với các tỉnh mới thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để khích lệ doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bởi nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này rất lớn, cũng như đối với các TCTD có đầu tư nguồn vốn cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trả lời: (Tại Công văn số 1349 /BNN- KHCN ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Để khích lệ doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó có nội dung xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, cụ thể:
a) Luật Công nghệ cao đã quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Doanh nghiệp hoạt động trong khu được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Chính phủ đã ban hành các Nghị định: số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó có bao gồm chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
c) Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT- NHNN ngày 22/7/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Để kích thích tăng trưởng tín dụng tại các TCTD và tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư vào sản xuất trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 đã quy định chính sách đột phá đẩy mạnh dòng vốn tín dụng, cơ chế đặc thù thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể:
a) Điều 2 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định đối tượng được vay vốn và thụ hưởng chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm các khách hàng nằm trên địa bàn nông thôn và đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng nằm ngoài khu vực nông thôn;
b) Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 3 tỷ đồng;
c) Điều 14, 15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Nội dung chính sách hỗ trợ tập trung vào quy định mức vay không có tài sản bảo đảm (đến 70-80% giá trị phương án, dự án sản xuất, kinh doanh) trên cơ sở kiểm soát được dòng tiền và cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng; nguồn xử lý nợ được ngân sách nhà nước cấp;
d) Bên cạnh các chính sách hiện hành, để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành khẩn trương phối hợp với Ngân hàng nhà nước xây dựng và hoàn thiện văn bản về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Thông báo 08/TB-VPCP ngày 06/01/2017) làm căn cứ để hướng dẫn các ngân hàng thương mại cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
3. Đề nghị tỉnh Hậu Giang triển khai kế hoạch xúc tiến đầu tư thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh để bảo vệ và khuyến khích các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
131.Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Nhà nước quan tâm trao “quyền đòi nợ” cho các ngân hàng và Công ty VAMC, vì hiện nay việc xử lý nợ của các ngân hàng và Công ty VAMC gặp nhiều khó khăn.
Bộ Tư pháp nhận thấy, nội dung cử tri kiến nghị chủ yếu liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Bộ Tư pháp sẽ chuyển thông tin cử tri phản ánh tới Ngân hàng nhà nước Việt Nam để xem xét, giải quyết.
Bộ Tư pháp cũng xin thông tin thêm, hiện nay Bộ đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm (thay thế Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm); xây dựng các Báo cáo rà soát các văn bản có liên quan đến việc triển khai thi hành Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Báo cáo rà soát về cơ chế, chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu và và thị trường mua bán nợ, góp ý dự án luật áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi xét xử… trong đó có nhiều nội dung, kiến nghị liên quan đến thực hiện quyền đòi nợ của tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Đồng thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao quản lý nhà nước về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến xử lý nợ.
132.Cử tri tỉnh Lạng Sơn, Tiền Giang kiến nghị: có văn bản hướng dẫn việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế đối với chức danh Phó Trưởng Công an xã và Công an viên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế và Điều 7 Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
Trả lời: (Tại Công văn số 627/BYT-VPB1 ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Y tế; Công văn số 924/LĐTBXH-VP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tại Khoản 2, Điều 7, Nghị đinh 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã như sau:
“2. Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế”.
Như vậy, trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với công an xã thuộc về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an. Tuy nhiên, với vai trò của mình, Bộ Y tế sẽ đề nghị bổ sung nhóm đối tượng này vào nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 105 thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế để trình Chính phủ phê duyệt.
Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định: “Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xă hội, Luật Bảo hiểm y tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.”
133.Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cần có chính sách bảo hiểm xã hội đối với Công an viên cấp xã và cho chuyển từ hưởng phụ cấp sang hưởng lương theo ngạch, bậc đối với Công an viên cấp xã (đối tượng không chính quy như: trưởng Công an, phó Công an, Công an viên thường trực) vì hiện nay các đối tượng này chỉ được hưởng phụ cấp, tăng lương hưu đối với cán bộ hưu trí từ 1990 trở về trước.
- Kiến nghị về chế độ phụ cấp, chế độ tiền lương đối với công an viên cấp xã thuộc thẩm quyền xem xét, trả lời của Bộ Công an và Bộ Nội vụ.
- Về chính sách bảo hiểm xã hội đối với công an viên cấp xã: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với hai chế độ là hưu trí và tử tuất.
Trường hợp công an viên cấp xã thuộc chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với người không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu có nhu cầu.
Theo Khoản 1 Điều 14 và Khoản 2 Điều 17 tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01/01/2018, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn cho người tham gia BHXH tự nguyện, cụ thể như sau:
- Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
- Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
134.Cử tri TP Cần Thơ kiến nghị: Kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố, quy đinh Bảo vệ dân phố được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, để lực lượng này yên tâm công tác.
Trả lời: (Tại Công văn số 850/BCA-V11 ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Bộ Công an)
Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, được thành lập ở các phường, thị trấn nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập. Khoản 1, Điều 11, Chương III, Nghị định số 38/2006/NĐ-CP, ngày 17/4/2006 của Chính phủ quy định: “Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả… Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức phụ cấp cho từng chức danh Bảo vệ dân phố ở địa phương mình”. Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ gửi kiến nghị đến Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ để được giải quyết.
135.Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh các dự án nước ngoài đầu tư như: Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy gang thép Thái Nguyên… hiệu quả kinh tế kém. Đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án này và xem xét trách nhiệm của bộ, ngành liên quan.
Trả lời: (Tại Công văn số 1203/BCT-KH ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công thương)
Thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng như các Bộ ngành, địa phương liên quan đã rất quyết liệt vào cuộc để giải quyết khó khăn tại các dự án thua lỗ, chậm tiến độ, trong đó có dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy gang thép Thái Nguyên. Cụ thể, ngày 30 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 2551/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, ngày 15 tháng 12 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã ký Quyết định số 4898/QĐ-BCT về việc thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các vấn tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ rà soát, đánh giá toàn diện các vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện các dự án lớn ở một số Tập đoàn, Tổng công ty thuộc ngành Công Thương; đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả của các dự án; xác định vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và triển khai dự án; chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết luận; kiến nghị các phương án giải quyết cụ thể đối với từng dự án để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và tổ chức triển khai thực hiện.
Đến nay, Ban chỉ đạo của Chính phủ đã tiến hành triển khai kiểm tra tại các Dự án và đồng chí Trưởng ban chỉ đạo đã trực tiếp chỉ đạo các thành viên, Bộ, ngành và Doanh nghiệp liên quan thực hiện các công việc cấp bách như đánh giá toàn diện các vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện các dự án, nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ, thua lỗ, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân… Như vậy, có thể thấy sự vào cuộc của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan là hết sức khẩn trương, trong thời gian tới, hướng xử lý, giải pháp khắc phục, kết quả xử lý các Dự án, cũng như trách nhiệm của các tổ chức cá nhân liên quan sẽ được công bố công khai cho nhân dân.
136.Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị quan tâm, bố trí kinh phí cho Khoa học và Công nghệ đủ 2% trong tổng chi ngân sách theo Luật Khoa học và Công nghệ; tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về Khoa học và Công nghệ tại địa phương. Chỉ đạo hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Khoa học và Công nghệ, trong đó chú trọng hoàn thiện văn bản về cơ chế tài chính, chính sách đầu tư, chuyển giao công nghệ, thẩm định công nghệ, chính sách ưu đãi nhân lực có trình độ cao. Có chính sách đặc thù về Khoa học và Công nghệ cho các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn; tăng nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN cho tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và triển khai các dự án ứng dụng khoa học và công nghệ.
Trả lời: (Tại Công văn số 414 /BKHCN-ĐP ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
Ngày 09/02/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có văn bản số 303/BKHCN-VP trả lời về các nội dung kiến nghị nêu trên (văn bản gửi kèm theo công văn này).
Bộ Khoa học và Công nghệ xin báo cáo Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan để biết và tổng hợp.
137.Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: rà soát và đánh giá chất lượng, hiệu quả những dự án do Trung Quốc đầu tư và trúng thầu ở nước ta, kể cả nguồn vốn vay từ Trung Quốc để tránh bị phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc; đồng thời, để đảm bảo an ninh kinh tế, đề nghị Chính phủ cần cân nhắc chủ trương cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê đất với thời hạn dài (trên 50 năm).
Trong thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án quan trọng của Việt Nam, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như: thi công chậm tiến độ; chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành...
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu là:
- Sử dụng vốn vay của Trung Quốc: để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều ở Việt Nam.
- Chất lượng lập, phê duyệt dự án còn thấp, chưa xác định được một cách tương đối chính xác về công nghệ, khối lượng cũng như tổng mức đầu tư của dự án dẫn đến phát sinh khối lượng khi thực hiện.
- Phê duyệt tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu chào công nghệ tiên tiến, xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức đầu tư.
- Chất lượng công tác lập hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư còn yếu, chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại nhà thầu Trung Quốc.
Để khắc phục tình trạng này, trước tiến cần tự chủ được nguồn lực tài chính, thu hút vốn đầu tư tư nhân, nước ngoài; tăng cường các dự án PPP; nâng cao chất lượng lập, phê duyệt dự án, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án.
138.Cử tri tỉnh TP Cần Thơ kiến nghị: Cử tri đề nghị tăng cường đầu tư của Nhà nước cho Khoa học và Công nghệ, bảo đảm tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh hoạt động thu hút, huy động nguồn vốn xã hội đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Đồng thời, có chính sách đầu tư phát triển đồng bộ cả về nhân lực, trang thiết bị để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ.
Trả lời: (Tại Công văn số 860/BKHCN-KHTH ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
1) Về tăng cường đầu tư nhà nước cho khoa học và công nghệ (KH&CN):
Hàng năm, trên cơ sở tổng hợp nhu cầu dự toán chi KH&CN của Bộ, ngành, địa phương và dự kiến thu - chi ngân sách nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất tổng mức dự toán chi cho KH&CN đảm bảo mức 2% tổng dự kiến chi ngân sách, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét phương án cân đối trình Chính phủ để trình Quốc hội. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước còn khó khăn, cần ưu tiên cho chi an sinh xã hội, trả nợ, tăng lương…, nên phương án Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt cân đối chi ngân sách cho KH&CN trong những năm qua đều chưa đạt mức 2% tổng chi ngân sách. Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương, đề xuất, kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để ưu tiên tăng dần mức đầu tư cho KH&CN, đảm bảo mức tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.
2) Về chính sách thu hút nguồn đầu tư từ xã hội cho khoa học và công nghệ:
Trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp cùng với các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút, huy động nguồn vốn xã hội đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là nguồn lực từ doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ, Luật đất đai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn, Nhà nước luôn dành chính sách ưu đãi cao nhất về thuế và đất đai cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.
- Theo quy định tại Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ, tất cả các doanh nghiệp được trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp một tỉ lệ hợp lý, tối đa 10% (doanh nghiệp nhà nước trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp) để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được sử dụng nguồn kinh phí này để chi cho các hoạt động: (1) thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, nhiệm vụ KH&CN của doanh nghiệp; (2) hỗ trợ phát triển KH&CN của doanh nghiệp như trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật hoạt động KH&CN của doanh nghiệp... Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Mặc dù khó có thể đạt được mục tiêu[9] đề ra, tuy nhiên đầu tư từ xã hội cho KH&CN trong những năm qua đã có bước tiến bộ. Đã có hơn 30 tỉnh, thành phố và hàng trăm doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển KH&CN, tạo nguồn vốn khá lớn cho hoạt động KH&CN. Đã xuất hiện các doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho hoạt động KH&CN thông qua thành lập viện nghiên cứu, trường đại học của doanh nghiệp; đặc biệt đã có doanh nghiệp dành tới 5% thu nhập tính thuế cho hoạt động KH&CN[10]. Đầu tư của xã hội, chủ yếu của doanh nghiệp cho KH&CN tăng nhanh. Tổng đầu tư của toàn xã hội cho KH&CN bình quân trong các năm gần đây đạt khoảng 1,08% GDP, cơ cấu đầu tư cho KH&CN giữa Nhà nước và ngoài Nhà nước chuyển dịch theo hướng tích cực (năm 2012:70/30; năm 2014: 66/34).
Đầu tư từ xã hội cho KH&CN chưa đạt được mục tiêu đề ra là do nguyên nhân chính: các cơ chế, chính sách các bộ, ngành, địa phương còn chưa gắn kết, đồng bộ trong việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành; nhận thức về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của doanh nghiệp còn hạn chế, việc sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào lao động giá rẻ, ưu đãi về đất đai, khai thác sử dụng tài nguyên chưa chế biến. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân được Nhà nước bảo lãnh vay vốn để nhập khẩu công nghệ và thiết bị nên không quan tâm đầu tư xây dựng năng lực nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực thi đầy đủ các chính sách đã ban hành, đồng thời sẽ tiếp tục ban hành các cơ chế chính để huy động nguồn vốn xã hội đầu tư cho phát triển KH&CN:
- Khuyến khích tư nhân thành lập hoặc liên kết với Nhà nước thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ cao và doanh nghiệp khởi nghiệp;
- Xây dựng cơ chế ưu tiên trong đầu tư từ ngân sách, giao chủ trì và tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có các quỹ về KH&CN và tổ chức nghiên cứu và phát triển;
- Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào phát triển hạ tầng kỹ thuật KH&CN, phát triển các công nghệ, các sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng phát triển và có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong các ngành, vùng, địa phương;
- Mở rộng việc tìm kiếm và triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu theo hình thức hợp tác song phương và đa phương với các nước có nền khoa học phát triển để tiếp cận công nghệ hiện đại và thu hút kinh phí đầu tư từ nước ngoài cho KH&CN.
3) Về chính sách đầu tư phát triển đồng bộ cả về nhân lực, trang thiết bị để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về KH&CN:
Trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN và văn bản[11] hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN tiếp tục được thực hiện, trong đó đã triển khai thực hiện quy định về xét tuyển dụng đặc cách, đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác đối với viên chức có thành tích trong hoạt động KH&CN, kéo dài thời gian công tác đối với cá nhân hoạt động KH&CN khi đến tuổi nghỉ hưu; trọng dụng nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, nhà khoa học trẻ tài năng. Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015) nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý, nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, hình thành lực lượng chuyên gia khoa học và công nghệ trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách[12] nhằm tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc hiện tại để kiện toàn hệ thống tổ chức, thúc đẩy quá trình thực hiện tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập, thúc đẩu hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN nhằm tạo ra một đội ngũ các bộ khoa học và công nghệ năng động, đủ trình độ đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ KH&CN đã phê duyệt thực hiện Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử"; Mã số: KC.01/16-20. Đồng thời để từng bước hiện đại hóa công tác quản lý KH&CN, Bộ KH&CN đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; thực hiện trao đổi văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ thông qua trục liên thông, công khai giải quyết hồ sơ của Bộ Khoa học và Công nghệ lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Việc xây dựng, triển khai áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại các đơn vị trong Bộ được quan tâm, chỉ đạo. Hệ thống ISO đã kiểm soát chặt chẽ các bước tiến hành khi giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân. Hệ thống cơ sở dữ liệu KH&CN đã được triển khai trực tuyến cung cấp khả năng tra cứu các thông tin về các đề tài, dự án KH&CN ở 03 trạng thái gồm: đang triển khai, đã triển khai, kết quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu.
Hạ tầng cho hoạt động đổi mới sáng tạo đang được đầu tư và từng bước hoàn thiện. Chính sách, chương trình, hoạt động[13] hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo đang được triển khai mạnh mẽ, thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo[14], kêu gọi được vốn đầu tư từ các quỹ, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đã có hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đang đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam[15]. Người Việt Nam ở nước ngoài và nhà đầu tư thiên thần từ nước ngoài và ở Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành một số mạng lưới đầu tư thiên thần. Giai đoạn 2012-2016 chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về cả số lượng và chất lượng của các cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh khi có khoảng 21 cơ sở ươm tạo và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh[16]. Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon ở Việt Nam” của Bộ Khoa học và Công nghệ (cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ huy động vốn đầu tư ban đầu và các vòng gọi vốn đầu tư tiếp theo từ các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cho các dự án khởi nghiệp trong nước có tiềm năng.
Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng cũng liên tục được đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng công tác phục vụ quản lý nhà nước. Từ năm 2011-2016 đã đầu tư khoảng 80 dự án tăng cường năng lực đo lường thử nghiệm. Thông qua các dự án đã giúp Việt Nam chủ động thực hiện hiệu chuẩn được các thiết bị chuẩn ngay trong nước không phải đưa đi nước ngoài thực hiện, một số dịch vụ kiểm chuẩn trước đây phải sử dụng nhà thầu nước ngoài nay đã thực hiện được trong nước[17] và bước đầu cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn ra nước ngoài; đáp ứng hiệu quả việc đo lường thử nghiệm trong nhiều ngành, lĩnh vực[18] như: ngành điện, giao thông vận tải, lọc hóa dầu, môi trường, y tế...;. Một số phòng thử nghiệm[19] đã được công nhận là Phòng thử nghiệm trọng tài của khu vực ASEAN.
Ngoài ra các hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân cũng đã và đang tiếp tục được đầu tư đồng bộ về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
139.Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị bổ sung cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng cơ sở nhà ở xã hội.
Trả lời: (Tại Công văn số 234/ ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ xây dựng)
Về đề nghị bổ sung cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng cơ sở nhà ở xã hội, các dự án tái định cư, nhà ở công nhân cho các Khu công nghiệp thì Luật nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định tùy theo điều kiện của địa phương, UBND cấp tỉnh thực hiện hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được hỗ trợ toàn bộ kinh phí này (điểm d khoản 1 Điều 58 Luật Nhà ở và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ).
Tiếp theo, tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cụ thể: giao cho các địa phương phải bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hoá, thể dục, thể thao,... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động; Có các cơ chế, giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn…
Việc đề nghị bổ sung kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương để tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ xây dựng các dự án ngoài hàng rào dự án nhà ở xã hội, xây dựng hạ tầng các dự án tái định cư, nhà ở công nhân cho các Khu công nghiệp do Nhà nước là chủ đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công. Do vậy, đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét ý kiến này, trường hợp ngân sách của Tỉnh không có khả năng đáp ứng thì báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, lập kế hoạch bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo quy định của Luật Đầu tư công.
140.Cử tri tỉnh Bắc Giang, Quảng Trị kiến nghị: vụ án tham nhũng của ông Trịnh Xuân Thanh: Tại sao một vụ án nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho kinh tế Nhà nước nhưng các cơ quan chức năng để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn và ai là người phải chịu trách nhiệm khi đối tượng này bỏ trốn? Đề nghị cần có biện pháp kiên quyết hơn nữa trong việc phòng, chống tham nhũng.
Trả lời: (Tại Công văn số 366/BCA-V11 ngày 27 tháng 2 năm 2017 của Bộ Công an)
Trong quá trình các cơ quan chức năng đang làm rõ sai phạm của Trịnh Xuân Thanh thì đối tượng đã tìm cách bỏ trốn. Việc cơ quan chưa áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với Trịnh Xuân Thanh là thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can Trịnh Xuân Thanh về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật hình sự và ra lệnh truy nã quốc tế. Bộ Công an đã và đang chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp cần thiết để truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh phục vụ cho công tác điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nếu phát hiện hành vi bao che, tiếp tay, thiếu trách nhiệm để đối tượng bỏ trốn, sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
141.Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: cho 2 huyện: Ea Súp và Buôn Đôn của tỉnh Đắk Lắk, là địa bàn biên giới, có nhiều người dân di cư và đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, kinh tế kém phát triển, đời sống nhiều khó khăn được hưởng cơ chế vốn đầu tư theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.
Tại Tờ trình số 132/TTr-UBND ngày 07/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc đề nghị bổ sung 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% của tỉnh Đắk Lắk vào danh mục các huyện được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan Trung ương xem xét, bổ sung 03 huyện: Ea Súp, Lắk và M’Đrắk vào diện huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Như vậy, huyện Buôn Đôn theo đề xuất của cử tri không thuộc diện đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổng hợp chung đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk với đề xuất của một số địa phương như Cao Bằng, Điện Biên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước... để làm cơ sở nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2115/QĐ-TTg ngày 7/11/2016 về việc ban hành tiêu chí huyện nghèo áp dụng cho giai đoạn 2017-2020.
Ngay sau khi Quyết định được ban hành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 4604/LĐTBXH-VPQGGN ngày 17/11/2016 đề nghị các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các huyện nghèo trên địa bàn, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ sở tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận một số huyện thoát nghèo và bổ sung một số huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao vào diện huyện nghèo được hưởng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.
Tại Báo cáo số 264/BC-UBND ngày 28/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, số điểm của các huyện chấm theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 2115/QĐ-TTg ngày 7/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ lần lượt như sau: M’Đrắk 77/100 điểm; Lắk 76/100 điểm; Ea Súp 72/100 điểm; Buôn Đôn 52/100 điểm; Krông Bông 47/100 điểm. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổng hợp chung với báo cáo của các địa phương để làm cơ sở xây dựng Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.
142.Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Chính phủ có chính sách tăng nguồn vốn vay ưu đãi cho thanh niên nông thôn, thanh niên miền núi để đối tượng này có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.
Trong những năm qua, Quỹ Quốc gia về việc làm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên. Doanh số cho vay hàng năm từ 2.200 - 2.500 tỷ đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động mỗi năm, trong đó, khoảng 50% lao động trong độ tuổi thanh niên, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Riêng các dự án từ nguồn vốn cho vay theo kênh Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quản lý đã hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động thanh niên mỗi năm.
Giai đoạn 2012 - 2015, Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 đã ưu tiên bổ sung nguồn vốn vay cho Quỹ quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý là 11,760 tỷ đồng, đây là mức cao so với tổng nguồn vốn được bổ sung hằng năm (từ năm 2013 đến nay ngân sách Nhà nước bổ sung cho Quỹ khoảng 50 tỷ đồng mỗi năm, chỉ ưu tiên phân bổ cho các địa phương thuộc Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và các tổ chức chính trị - xã hội).
Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung nguồn vốn cho Quỹ quốc gia về việc làm làm cơ sở phân bổ, tăng nguồn vốn bổ sung vay cho Quỹ. Đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội để tăng nguồn huy động cho Quỹ, góp phần hỗ trợ tạo việc làm nhiều hơn nữa cho lao động, đặc biệt là lao động thanh niên nông thôn, thanh niên miền núi.
143.Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Nghị quyết số: 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu Hội đồng nhân dân, tại điểm a khoản 1 điều 3 quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật;”. Đề nghị quy định rõ hơn về chế độ, chính sách đối với đại biểu chuyên trách để địa phương triển khai thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 1899/BTC-NSNN ngày 14 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính)
- Tại khoản 1 và khoản 6 Điều 103 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
"1. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.
6. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân".
- Tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về tiền lương đối với đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách như sau: "Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật".
Với quy định trên, Bộ Tài chính cho rằng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức, nên được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp như đối với cán bộ, công chức từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn được hưởng các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật.
Do Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội không có quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn nội dung này; vì vậy trường hợp còn có vướng mắc, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh có văn bản gửi Bộ Nội vụ để xem xét, xử lý.
144.Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Hiện nay chưa có hướng dẫn chi phụ cấp cho các đối tượng là đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân cấp huyện (trưởng, phó các ban), đề nghị hướng dẫn thống nhất, để địa phương có cơ sở thực hiện.
Trả lời : (Tại Công văn số 1333/BNV - TL ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
1. Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về chế độ, chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật”.
2. Tại Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát và Nghị quyết số 823/2009/UBTVQH12 ngày 03 tháng 10 năm 2009 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung mục III Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quy định hệ số phụ cấp chức vụ đối với Trưởng ban và Phó Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân cấp huyện như sau:
a) Đối với thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, II:
Hệ số 0,5 áp dụng đối với Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân; Hệ số 0,3 áp dụng đối với Phó Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân.
b) Đối với thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh:
Hệ số 0,4 áp dụng đối với Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân;
Hệ số 0,25 áp dụng đối với Phó Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân.
c) Đối với huyện, thị xã và các quận còn lại:
Hệ số 0,3 áp dụng đối với Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân;
Hệ số 0,2 áp dụng đối với Phó Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân.
Như vậy, hệ số phụ cấp chức vụ đối với Trưởng ban và Phó Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân cấp huyện đã được quy định tại các văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội nêu trên.
145.Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Việc phân bổ tỷ lệ giới thiệu người ứng cử dưới 35 tuổi chỉ nên áp dụng đối với cấp huyện và cấp tỉnh (Hiện nay đang thực hiện theo Nghị quyết 1132/UBTVQH13 hướng dẫn việc xác định cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021). Vì đối với cấp xã, những người dưới 35 tuổi đều đang đi học hoặc tham gia công tác, do đó, việc tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp xã gặp nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị đối với cấp xã chỉ nên quy định “phấn đấu tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có đại biểu dưới 35 tuổi không dưới 15% tổng số người dược giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân”.
Trả lời : (Tại Công văn số 372/BNV-CQĐP ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Tại điểm c khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 1132/NQ-UBTVQH13 ngày 16/01/2016 của ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã quy định: “Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng không dưới 10%; người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người dưới 35 tuổi không dưới 15% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng cấp”.
Như vậy, kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên đã được quy định tại Nghị quyết số 1132/NQ-UBTVQH13 nêu trên của ủy ban thường vụ Quốc hội.
146 . Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Về lập quy họach sử dụng đất cấp tỉnh giai đọan 2016-2020:
Theo quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật đất đai 2013 thì Quy họach sử dụng đất cấp tỉnh được lập dựa trên quy họach sử dụng đất quốc gia và phân bổ chỉ tiêu nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực.
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã thống nhất chỉ đạo tại các văn bản số 2492/UBND-ĐC ngày 13/5/2015; số 3338/UBND-ĐC ngày 17/6/2015 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện.
Đến nay báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành, gửi đến các Sở, ngành, đơn vị, các địa phương để lấy ý kiến góp ý dự thảo báo cáo lần 1; thực hiện Hội nghị lấy ý kiến ngày 13/7/2016. Tuy nhiên do Chính phủ chưa phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành do vậy UBND tỉnh chưa thể hòan chỉnh trình HĐND tỉnh và trình Chính phủ phê duyệt được (Bộ Tài nguyên và Môi trường có tờ trình số 2612/TT-BTNMT ngày 30/6/2016 nhưng Chính phủ vẫn chưa có quyết định phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất).
Đề nghị Chính phủ quyết định phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất sớm cho các tỉnh để các tỉnh hòan chỉnh quy họach sử dụng đất cấp tỉnh giai đọan 2016-2020.
Trả lời : (Tại Công văn số 1841/BTNMT-PC ngày 19 tháng 04 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/ 2016, trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1927/TTg-KTN ngày 02/11/2016 về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia cho cấp tỉnh, trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp tỉnh Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 839/BTNMT - TCQLĐĐ ngày 01/3/2017, chỉ đạo Tổng cục Quản lý đất đai có văn bản số 2309/TCQLĐĐ - CQHĐĐ ngày 16/11/2017 hướng dẫn và đôn đốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương trình thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp tỉnh. Tính đến ngày 07/4/2017 đã có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thẩm định xong và 03 tỉnh Bộ Tài nguyên và Môi trường đang gửi hồ sơ xin ý kiến các thành viên hội đồng thẩm định; còn lại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa gửi hồ sơ trình thẩm định về Bộ Tài nguyên và Môi trường (trong đó có tỉnh Lâm Đồng).
147. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Giải quyết đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS):
Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 về việc phê duyệt Đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên quỹ đất bố trí cho các hộ hiện nay rất khó khăn, trong khi tỉnh phải cân bằng mục tiêu độ che phủ rừng theo Chỉ thị của Chính phủ, vừa giải quyết đất cho các hộ đồng bào DTTS do vậy không thể thực hiện lấy diện tích rừng có trữ lượng cao để bố trí. Một số địa phương do không có quỹ đất tại chỗ để bố trí nên phải thực hiện di dời đến nơi khác.
Đề nghị Chính phủ sớm phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các địa phương do đảm bảo việc giải quyết đất cho DBDTTS vừa không lấy đất rừng đề bố trí đất theo chỉ đạo của Chính phủ.
Việc rà soát quỹ đất trong phương án lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo quỹ đất dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo thiếu đất ở và đất sản xuất là cần thiết theo đúng chỉ đạo tại Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Để giải quyết vấn đề cử tri nêu trên, thực hiện Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc hội về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1927/TTg-KTN ngày 02/11/2016 về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia, trong đó có đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Trên cơ sở chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ cho cấp tỉnh, để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp tỉnh Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 839/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 01/3/2017, chỉ đạo Tổng cục Quản lý đất đai có văn bản số 2309/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/01/2017 hướng dẫn và đôn đốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương trình thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp tỉnh. Tính đến ngày 07/4/2017 đã có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định xong và 03 tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang gửi hồ sơ xin ý kiến các thành viên hội đồng thẩm định. Trong quá trình thẩm định và phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề nghị các địa phương rà soát để bố trí quỹ đất dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo thiếu đất ở và đất sản xuất trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra, hiện nay các địa phương đang triển khai việc rà soát sắp xếp đất của các công ty nông, lâm nghiệp; đất có nguồn gốc từ các nông lâm trường trong đó có Lâm Đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát thu hồi quỹ đất sử dụng kém hiệu quả để thu hồi giao cho các hộ thiếu đất sản xuất, ưu tiên đồng bào dân tộc để ổn định đời sống.
148. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: chính phủ cần có nguồn kinh phí bù đắp cho những hộ dân sống gần rừng, giáp ranh với rừng, do sau khi Chính phủ đóng của rừng thì họ không được tận thu cây rừng.
Trả lời: (Tại Công văn số 2983 /BNN-TCLN ngày 10 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách theo hướng nâng mức hỗ trợ từ ngân sách, tăng nguồn thu cho công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là đối với những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cụ thể:
1. Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020, trong đó quy định:
- Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng: 400.000 đồng/ha/năm (gấp đôi so với mức bình quân chung giai đoạn 2011-2015);
- Hỗ trợ bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được nhà nước giao cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số: 400.000 đồng/ha/năm;
- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ: từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng/ha; hỗ trợ cho vay không có tài sản đảm bảo mức tối đa 15.000.000 đồng/ha, thời hạn vay từ khi trồng rừng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của cây trồng. Lãi suất cho vay 1,2%/năm;
- Hộ gia đình được vay phát triển chăn nuôi (để chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác) không cần tài sản đảm bảo, mức vay tối đa 50.000.000 triệu đồng, thời gian cho vay tối đa 10 năm. Lãi suất cho vay 1,2%/năm.
2. Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, trong đó nâng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng mức bình quân 200.000 đồng/ha/năm lên 300.000 đồng/ha/năm; hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ 5 – 8 triệu đồng/ha (riêng khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 02 triệu đồng/ha);…
3. Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã điều chỉnh mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ 20 đồng/kWh lên 36 đồng/kWh điện thương phẩm và từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3 nước thương phẩm.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2016-2025. Theo đề án này, các địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng dài hạn, có cơ chế thu hút đầu tư, hỗ trợ cho phát triển rừng.
Ngoài ra, giai đoạn vừa qua, rừng khu vực Tây Nguyên nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng tiếp tục bị suy giảm về diện tích và trữ lượng, để từng bước khôi phục diện tích và chất lượng rừng, nâng cao hiệu năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của rừng, đồng thời tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên.
149. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Chính phủ tiếp tục triển khai chương trình làm đường kinh tế quốc phòng ven biển, đường tuần tra biên giới; tăng cường công tác đối ngoại với nước bạn Lào; mở đường tiểu ngạch giao thương với các bản của huyện Na Kai (Lào); tiếp tục đầu tư kinh phí nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh nhất là an ninh biên giới, các dự án phát triển kinh tế bền vững các xã biên giới; gắn giao đất giao rừng với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân vùng biên.
Trả lời: (Tại Công văn số 2783/BNN-TCLN ngày 4 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công văn số 1799/BKHĐT-TH ngày 9 tháng 3 năm 2017 của Bộ Kế hoặch và Đầu tư)
* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Gắn giao đất giao rừng với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân vùng biên.
Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư là chủ trương được Chính phủ quan tâm chỉ đạo, với nhiều chính sách được ban hành như: Nghị định số 02/CP ngày 15/3/1995 của Chính phủ Ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006, về thi hành Luật Bảo vệ phát triển rừng; Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, ngày 29/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất và cho thuê đất;…
Chính sách giao đất, giao rừng được triển khai đã giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới có sinh kế từ rừng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập, từ đó tạo động lực và sự chủ động cho người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng.
Hiện nay, Chính phủ vẫn tiếp tục quan tâm, ưu tiên việc giao đất, giao rừng với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó có người dân vùng biên giới, cụ thể như:
- Tại Điều 15 Nghị định số 118/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp đã quy định, đối với quỹ đất thu hồi của các Công ty nông, lâm nghiệp sau rà soát, sắp xếp, bàn giao về địa phương, ưu tiên giải quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất được giao đất hoặc thuê đất; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
- Đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao (đang do Ủy ban nhân dân xã quản lý), ưu tiên việc giao đất hoặc thuê đất cho người dân, hộ gia đình sinh sống tại chỗ, gắn việc bảo vệ rừng với giải quyết đời sống, tăng thu nhập cho người dân, trong đó có người dân vùng biên giới.
Bên cạnh các chính sách về giao đất, giao rừng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
1. Đối với vốn đầu tư trung hạn: Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua tại nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10 tháng 11 năm 2016 trong đó đã nêu rõ mục tiêu, định hướng đầu tư công trung hạn, xác định nguyên tắc phân bổ, thứ tự ưu tiên trong phân bổ vốn. Mục tiêu của kế hoạch cũng đã xác định nội dung ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, sự cố ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung.
Tại báo cáo số 472/BC-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ báo cáo Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 phải bảo đảm công khai, minh bạch; tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành trung ương và địa phương, giao tổng mức kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục dự án và dự kiến mức vốn kế hoạch cho từng dự án theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí Quốc hội đã phê chuẩn. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 về dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, thông báo tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn cho các bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động lựa chọn danh mục và dự kiến mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho từng dự án.
2. Đối với chính sách phát triển kinh tế biển, hiện nay đã ban hành các cơ chế chính sách sau:
a) Hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế biển đã được ban hành: Quốc hội đã ban hành hệ thống các văn bản luật có liên quan đến phát triển kinh tế biển, với những quy định về nguyên tắc, cơ chế đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế biển như: Luật Biển Việt Nam, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, Luật Thủy sản, Luật Du lịch, Luật Dầu khí, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Các chính sách đặc thù để thu hút, khuyến khích nhân dân ra đảo định cư, làm ăn dài ngày trên biển, vừa phát triển kinh tế vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc: Nghị định về tập trung huy động nguồn lực và tàu thuyền dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển. Xây dựng và triển khai các đề án Dân sự hóa, hành chính hóa quần đảo Trường Sa; Xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc; Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo. Các chính sách riêng cho huyện đảo và chính sách khuyến khích thanh niên, ngư dân, thủy thủ, giáo viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý lập nghiệp trên các tuyến đảo xa, đảo tiền tiêu, đảo chiến lược của Tổ quốc như các huyện đảo Phú Quốc (Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg), Phú Quý (Quyết định số 312/2007/QĐ-TTg), Côn Đảo (Quyết định số 32/2013/QĐ-TTg), Lý Sơn (Quyết định số 1995/QĐ-TTg), Trường Sa (Quyết định số 70/2008/QĐ-TTg). Ban hành chính sách hỗ trợ đối với các huyện đảo như Chương trình nước sạch, Chương trình vệ sinh môi trường, Chương trình xóa đói giảm nghèo và cận nghèo, Chương trình vay vốn cho con em học sinh, sinh viên và Chương trình giải quyết việc làm và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với việc đầu tư phát triển điện ở hải đảo.
c) Ban hành đồng bộ hệ thống chính sách hỗ trợ nghề cá, giúp ngư dân an tâm bám biển, bám ngư trường: Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP về điều chỉnh một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP); chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2013/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg); chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 210/2013/NĐ-CP); Nghị định về quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển (Nghị định số 51/2014/NĐ-CP). Ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân (Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008); Quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao (cấp) không đúng thẩm quyền trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo (Quyết định số 11/2015/QĐ-TTg). Ban hành Chỉ thị về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý (Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 và Công điện số 1329/CĐ-TTg ngày 30/8/2012). Đề án như tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển (Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg), tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản (Quyết định số 375/QĐ-TTg, ngày 01/3/2013) và Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015).
d) Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế biển: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020. Trong đó xác định những nguyên tắc liên quan đến đầu tư phát triển kinh tế biển, hải đảo: ngân sách nhà nước được phân bổ ở các hạng mục Chương trình Biển Đông hải đảo; Chương trình tuyến đường giao thông ven biển, tuyến đường quốc phòng ven biển; Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, công trình dự án thủy lợi; đầu tư lĩnh vực dầu khí, hạ tầng Khu kinh tế ven biển, Khu công nghiệp, phòng chống lụt bão, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống nông nghiệp; hạ tầng nuôi trồng thủy sản, tránh trú bão cho tàu thuyền, cảng cá, khu bảo tồn biển; xây dựng, cải tạo công trình, dự án trong lĩnh vực biển và hải đảo.
đ) Ban hành chính sách liên quan đến ưu đãi trong đầu tư phát triển kinh tế biển: Hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế trên các đảo, hoạt động trên biển. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như thuế suất và miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư vào địa bàn các huyện thuộc đảo, hải đảo. Ưu đãi thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực kinh tế biển, dự án đầu tư tại địa bàn các huyện thuộc đảo, hải đảo. Ưu đãi tín dụng đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư như nuôi trồng thủy sản, hải sản gắn với chế biến công nghiệp, dự án đầu tư tại địa bàn các huyện thuộc đảo, hải đảo, địa bàn các xã vùng bãi ngang. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với dự án đầu tư thuộc khu vực khuyến khích đầu tư và dự án đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
e) Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Đề án quan trọng trong phát triển kinh tế biển như: (1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng biển, đảo gồm: vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan; Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ; Dải ven biển miền Trung; Phát triển kinh tế đảo Việt Nam. (2) Quy hoạch các hành lang kinh tế, vành đai kinh tế ven biển, các khu kinh tế tổng hợp trọng điểm: Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và Khu Kinh tế ven biển Việt Nam. (3) Quy hoạch hệ thống sân bay ven biển và trên tuyến đảo, quy hoạch các ngành kinh tế biển (dầu khí, hàng hải, thủy sản, du lịch), quy hoạch các Khu bảo tồn biển, Khu kinh tế - Quốc phòng biển đảo; Xây dựng mạng lưới đê biển và thoát lũ ven biển, mạng lưới thông tin trên biển đảo; Sản xuất điện từ các nguồn năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều; Đề án bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo. (4) Xây dựng kế hoạch tổng hợp đầu tư hàng năm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên biển và các hải đảo./.
150. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn vốn cho triển khai thực hiện một số công trình, dự án thuộc ngành có tính cấp bách, tác động lan tỏa rộng, như: Hồ chứa nước thượng nguồn Hố Hô để cắt lũ, giảm lũ vùng hạ du Hương Khê, Vũ Quang, trước mắt là hỗ trợ nguồn vốn triển khai đầu tư xây dựng Khu tái định cư vùng hạ du vùng ngập lụt; Dự án Tăng cường khả năng tiêu thoát lũ vùng hạ du công trình thủy lợi Kẻ Gỗ; Giai đoạn 2 của Dự án xây dựng Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang; Dự án Nâng cấp tuyến đê La Giang giai đoạn 2; duy tu, sửa chữa nâng cấp các công trình hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ chứa nước xung yếu, đã xuống cấp. Có chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống tưới cho cây trồng cạn, phát triển hạ tầng lâm nghiệp nhằm thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2974 /BNN-TCLN ngày 10 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
* Có chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống tưới cho cây trồng cạn, phát triển hạ tầng lâm nghiệp nhằm thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ của Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi, Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi; trong đó, nhiệm vụ quan trọng được xác định là đẩy mạnh áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên diện rộng (trọng tâm ở các khu vực Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và miền núi phía Bắc) thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ.
Về chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống tưới cho cây trồng cạn, một số chính sách đã được ban hành, như: (i) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; trong đó, có nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân vay vốn thương mại với lãi suất ưu đãi để mua hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp; (ii) Nghị định của Chính phủ số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; (iii) Nghị định của Chính phủ số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách này đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm tiếp tục thúc đẩy áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ áp dụng tưới tiết kiệm nước đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Dự thảo Luật Thủy lợi để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 5/2017.
Về chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng lâm nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; theo đó, một số nội dung cụ thể, gồm:
Để tăng cường phát triển hệ thống tưới cho cây trồng cạn, phát triển hạ tầng lâm nghiệp, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện tốt các chính sách đã được Nhà nước ban hành, phù hợp với điều kiện của địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
151. Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan của Chính phủ sớm xem xét xử lý, đồng thời thông báo cho cử tri biết kết quả xử lý đối với một số dự án công trình xây dựng qua thanh tra đã phát hiện có nhiều sai phạm trong việc lập khống dự toán, thi công sai định mức, lệch với dự toán ban đầu, có dấu hiệu tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, gây thất thoát ngân sách nhà nước (như dự án đầu tư Nhà máy sản xuất ống thép của Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; một số công trình xây dựng chào mừng sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như: Công trình Bảo tàng Hà Nội, công trình Công viên Hoà Bình …).
Trong những năm qua các Bộ, ngành, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đã có nhiều cố gắng huy động nguồn vốn thực hiện đầu tư nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển, dự án phục vụ dân sinh, phúc lợi xã hội… đem lại nhiều lợi ích thiết thực, nâng cao đời sống nhân dân, phục vụ công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn được đem lại, quá trình đầu tư tại một số đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương còn để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trong, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, dự án không hiệu quả, gây bức xúc trong dư luận xã hội như: Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ có tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex), PVN làm chủ đầu tư; dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng do Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền trung là chủ đầu tư; Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư; dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải - Tracodi làm chủ đầu tư (đến năm 2009, dự án này chuyển cho Tổng công ty Giấy Việt Nam -Vinapaco theo Quyết định 731/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm Chủ đầu tư.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời thanh, kiểm tra làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, nhất là người đứng đầu. Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thanh tra một số dự án: dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy Ethanol Phú Thọ, nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất, Ethanol Bình Phước và hiện đang triển khai thanh tra 02 dự án đầu tư: dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; dự án Nhà máy đạm Hà Bắc thuộc Bộ Công Thương theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Qua các cuộc thanh tra đã ban hành kết luận[20], Thanh tra Chính phủ phát hiện và kiến nghị xử lý:
Về kinh tế: 55.317,789 triệu đồng và 223.406 USD;
Về xử lý trách nhiệm:
- Đối với Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ xử lý trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân tại Bộ Công Thương và Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam theo quy định của pháp luật đối với những vi phạm, khuyết điểm theo từng việc cụ thể, đối với từng dự án đã nêu tại các Kết luận thanh tra.
- Đối với Vinatex, các đơn vị góp vốn và PVTex chỉ đạo tổ chức thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định đối với người đại diện vốn tại PVTex và các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền có liên quan đến các khuyết điểm, sai phạm.
Ngoài ra, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự trong quá trình thực hiện đầu tư dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ đã có dấu hiệu có ý làm trái trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
- Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dung Quất có dấu hiệu cố ý làm trái và/hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng (dự án Dung Quất), trong chỉ định thầu, trong ký kết và thực hiện các hợp đồng EPC, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm điểm, xử lý trách nhiệm và khắc phục hậu quả.
Đối với các dự án: dự án Nhà máy sản xuất ống thép của Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam; một số công trình xây dựng chào mừng sự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội như: Công trình Bảo tàng Hà Nội, công trình công viên Hòa Bình…
Thanh tra Chính phủ với chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ tiếp tục thanh tra các Dự án có quy mô lớn, có nhiều dư luận bức xúc trong xã hội.
152. Cử tri tỉnh Quảng Trị, Cần Thơ, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương kiến nghị: Hiện nay, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng mới xử lý kỷ luật về Đảng. Đề nghị nước có hình thức xử lý nghiêm khắc, đúng với pháp luật về tính chất, mức độ vi phạm đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và công bố rõ hình thức xử lý kỷ luật về chính quyền để nhân dân được biết; đồng thời phải có các hình thức xử lý nghiêm đối với các Bộ trưởng, Nguyên Bộ trưởng khác nếu có sai phạm.
Trả lời : (Tại Công văn số 1977/BNV-CCVC ngày 13 tháng 04 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
- Ngày 24/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 106/QĐ-TTg thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ này và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật tại Quyết định số 388-QĐNS/TW ngày 03/11/2016. Các quyết định này đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TW ngày 16/11/2016. Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Luật Thi đua, khen thưởng; bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
153. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Chính phủ sớm phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thủy điện Lai Châu và tiếp tục bố trí nguồn vốn cho các dự án, hạng mục công trình mới phát sinh.
Trả lời: (Tại Công văn số 2879/BNN-KTHT ngày 7 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham gia vào nội dung điều chỉnh quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu tại Công văn số 6129/BNN-KTHT ngày 20/7/2016 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tưóng xem xét, phê duyệt.
154. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Chính phủ sớm phê duyệt Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La”; kéo dài thời gian 02 năm hỗ trợ lương thực cho các hộ dân tái định cư thủy điện Sơn La, vì hiện nay đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đất sản xuất rất ít, trong khi đó đất khai hoang cần có thời gian để cải tạo chất lượng đất.
Trả lời: (Tại Công văn số 2884/BNN-KTHT ngày 7 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đối với đề nghị kéo dài thời gian 02 năm hỗ trợ lương thực cho các hộ dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Quyết định số 43/2011/QĐ-TTg ngày 10/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi nhân khẩu họp pháp của hộ tái định cư được Nhà nước hỗ trợ lương thực bằng tiền có giá trị tương đương 20 kg gạo/người/tháng trong 03 năm. Đến nay, tỉnh đã thực hiện hoàn thành hỗ trợ lương thực và giao đất sản xuất cho các hộ tái định cư theo đúng chính sách; trường hợp có hộ dân thiếu đói, đề nghị UBND tỉnh Điện Biên xem xét hỗ trợ lương thực cứu đói theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
155. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: tiếp tục lo lắng về tình hình nợ công và áp lực trả nợ lớn của nước ta hiện any. Tuy Bộ Tài chính khẳng định nợ công vẫn trong tầm kiểm soát nhưng tốc độ tăng nợ công hàng năm đang ở mức cao. Đề nghị Chính phủ tăng cường kiểm tra các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, đảm bảo hiệu quả trong quản lý và sử dụng nợ công.
Trả lời: (Tại Công văn số 4805/BTC-QLN ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính)
1. Về tình hình nợ công:
Thực hiện chiến lược huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành tranh thủ nguồn ODA, vay ưu đãi đồng thời phát hành các loại trái phiếu ở thị trường trong nước để cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn vay đã bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội (73% vốn vay sử dụng trực tiếp cho các chương trình, dự án giao thông vận tải, môi trường và phát triển đô thị, ngành năng lượng và công nghiệp; 9,5% vốn vay sử dụng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, 4% vốn vay cho y tế, xã hội ; 2,9% cho giáo dục và đào tạo), thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên thực tế, rất nhiều công trình kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường trên phạm vi cả nước đã hoàn thành, phát huy hiệu quả, góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, do bội chi ngân sách còn cao, nhu cầu vốn đầu tư phát triển lớn nên nợ công tăng nhanh (khoảng 18,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015) và ước nợ công đến cuối năm 2016 gần sát trần Quốc hội cho phép. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, hiệu quả sử dụng vốn vay của một số chương trình, dự án đầu tư còn có bất cập, thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ, nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn là những thách thức đặt ra trong quản lý nợ công của nước ta.
2. Về tăng cường kiểm tra các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài
a. Về các dự án đầu tư
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công và để đáp ứng yêu cầu đổi mới và tăng cường quản lý đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị tăng cường quản lý đầu tư công và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công; đặc biệt là Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP). Đây là văn bản chỉ đạo rất quan trọng, tạo ra bước ngoặt trong đổi mới tăng cường quản lý đầu tư công; quy định rõ các nguyên tắc đổi mới quản lý và phân cấp đầu tư từ nguồn vốn NSNN và TPCP, bảo đảm bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư. Các cấp, các ngành được quyết định đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách; được chủ động xác định danh mục dự án và phân bổ vốn cho từng dự án cụ thể trong tổng số vốn được giao phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển và đặc điểm của Bộ, ngành, địa phương. Cơ chế đó vừa bảo đảm quyền tự chủ, chủ động của các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời khắc phục tình trạng bị động trong cân đối ngân sách trung ương trong thời gian vừa qua.
Những nội dung đổi mới tại Chỉ thị 1792/CT-TTg đã được thể hiện và luật hóa trong Luật Đầu tư công (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) và các luật có liên quan đến đầu tư công, như: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Xây dựng (sửa đổi),... đồng thời Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định để hướng dẫn thi hành Luật.
Với việc ban hành các Luật, Nghị định nói trên, đã tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ trong tất cả các khâu của đầu tư công từ xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đến triển khai thực hiện chương trình, dự án; chuyển từ kế hoạch đầu tư công bị cắt khúc ra từng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm, chuyển từ việc phân cấp mạnh về đầu tư sang tăng cường kiểm soát của các cơ quan trung ương đã mang lại nhiều kết quả tích cực, phù hợp với thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, của các Bộ, ngành trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
b. Về công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài luôn được Thanh tra Bộ Tài chính quan tâm triển khai thực hiện và xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, gắn liền với nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính về nợ công. Tính từ năm 2011 đến nay, liên quan đến quản lý, sử dụng nợ công, Thanh tra Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra; kiểm tra 17 dự án xi măng sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh; thanh tra công tác quản lý và sử dụng vốn ODA tại các dự án của thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Giao thông Vận tải; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý nợ công và công tác quản lý, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài…
Qua thanh tra, đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, sử dụng nợ công, cụ thể:
- Tại một số dự án, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư vượt so với phê duyệt lần đầu, ảnh hưởng tới kế hoạch và phương án trả nợ của các dự án, tác động đến việc tăng nợ công
- Một số dự án sử dụng vốn vay kém hiệu quả, không trả được nợ, phải tái cơ cấu tài chính hoặc chuyển sang cơ chế Nhà nước đầu tư vốn hoặc sử dụng vốn vay còn dàn trải, nhiều dự án chậm tiến độ, có dự án hoàn thành nhưng không đạt mục tiêu đề ra
Từ kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ Tài chính đã kiến nghị các tập thể, cá nhân liên quan chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại; kiểm điểm, xử lý trách nhiệm liên quan đến sai phạm. Đồng thời, Bộ Tài chính đã có nhiều kiến nghị xử lý về tài chính; sửa đổi, bổ sung chính sách chế độ liên quan đến quản lý nguồn vốn vay nước ngoài.
3. Các biện pháp đảm bảo hiệu quả trong quản lý và sử dụng nợ công
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ văn bản số 464/BC-CP ngày 19/10/2016 báo cáo Quốc hội về mục tiêu định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và trình Bộ Chính trị Đề án chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Bộ Tài chính đang cùng các cơ quan liên quan tập trung triển khai quyết liệt chủ trương, giải pháp tại 02 Nghị quyết này nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, cụ thể như sau:
Hiện nay, nội dung sửa đổi Luật quản lý nợ công năm 2009 đã được Quốc hội đưa vào chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV năm 2017. Bộ Tài chính đang được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua (dự kiến tháng 10/2017) theo hướng tăng cường quản lý chặt chẽ hạn mức nợ công cũng như công tác quản lý, sử dụng vốn vay nợ công từ khâu xây dựng chiến lược, kế hoạch và giám sát thực hiện.
156. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: cho rằng dự án Đập ngăn mặn trên sông Lai Giang được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án ưu tiên thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020. Đây là dự án kết sức cấp bách nhằm giảm thiểu thiệt hại do triều cường, nước biển dâng, chống xói lở ven bờ, xâm nhập mặn nhưng với mức kinh phí 320 tỷ đồng là quá thấp. Cử tri kiến nghị xem xét lại và quan tâm tăng mức vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020, giúp tỉnh Bình Định có điều kiện thi công đầy đủ các hạng mục công trình của dự án nói trên nhằm đối phó với ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Dự án "Đập ngăn mặn trên sông Lại Giang" được tỉnh Bình Định đề xuất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa vào danh mục dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 với tổng mức đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương là 340 tỷ đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp, rà soát, thẩm định nhu cầu của các địa phương, trong đó có tỉnh Bình Định. Trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, nhu cầu của từng địa phương là rất lớn so với nguồn lực về vốn của nhà nước. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tiến hành rà soát nội dung, hạng mục của dự án "Đập ngăn mặn trên sông Lại Giang" để lựa chọn hạng mục công trình cấp bách, cấp thiết nhất, đáp ứng mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020 (tại Công văn số 606/BTNMT-KH ngày 16/02/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Định đã có Văn bản số 591/UBND-KT ngày 21/2/2017 điều chỉnh quy mô và kinh phí thực hiện dự án "Đặp ngăn mặn trên sông Lại Giang" cho phù hợp với tình hình nguồn vốn khả thi của ngân sách nhà nước (cụ thể Tỉnh đề nghị giảm quy mô và kinh phí còn 220 tỷ đồng từ nguồn Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh).
Đối với các dự án có nguồn kinh phí lớn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tổng hợp nhu cầu và tiến hành vận động nguồn vốn từ các đối tác phát triển. Khi có nguồn vốn khả thi, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
157. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: ban hành chế tài nghiêm khắc để xử lý các tội về lợi dụng kinh doanh đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, kinh doanh thực phẩm bẩn gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trả lời: (Tại Công văn số 1235/BTP-VP ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tư pháp)
a) Về việc xử lý hành vi lợi dụng kinh doanh đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (được lùi hiệu lực thi hành theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội; hiện đang được sửa đổi, bổ sung một số điều), hành vi lợi dụng dụng kinh doanh đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc các phương tiện điện tử thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 với tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là tù chung thân; ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung.
Đối với những trường hợp sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo trong kinh doanh đa cấp nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 với tội danh sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo đó, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là phạt tù đến 20 năm, là mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn; ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung.
b) Về việc xử lý hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng:
Chính sách xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015 là rất nghiêm khắc. Cụ thể, đã quy định hình phạt tù tối đa đến 20 năm.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015, có ý kiến cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định của khoản 1 Điều 317 để tránh việc xử lý hình sự quá rộng. Vấn đề này đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu kỹ để có đề xuất phương án xử lý phù hợp vừa bảo đảm không xử lý quá rộng, vừa bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng chống loại vi phạm này. Hiện nay, dự án Luật sửa đổi, bổ sung đang được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, chỉnh lý để trình Quốc hội khóa XIV xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2017).
158. Cử tri tỉnh Quảng Trị, Bình Dương, Phú Yên, Bình Phước, Trà Vinh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Phú Yên kiến nghị: Đề nghị cần xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức đã bố trí, giới thiệu luân chuyển công tác đối với ông Trịnh Xuân Thanh trong khi ông Trịnh Xuân Thanh không đủ điều kiện và có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, điều hành gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đã buông lỏng quản lý dẫn đến việc để ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Duy Hải trốn ra nước ngoài trong khi đang trong quá trình điều tra, xác minh các hành vi sai phạm.
Trả lời: (Tại Công văn số /BCA-V11 ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Bộ Công an)
Căn cứ Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, quy định: Chỉ áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với các bị can, bị cáo. Trong quá trình các cơ quan chức năng đang thu thập tài liệu, xác minh làm rõ các sai phạm, chưa khởi tố bị can thì Trịnh Xuân Thanh đã tìm cách bỏ trốn, cho nên việc cơ quan Công an chưa áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với Trịnh Xuân Thanh là theo quy định của pháp luật. Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật hình sự và ra lệnh truy nã quốc tế. Bộ Công an đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp cần thiết để truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh phục vụ công tác điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp ông Vũ Đình Duy (không phải Vũ Duy Hải, như kiến nghị của cử tri): Ngày 22/10/2016, ông Vũ Đình Duy đã xuất cảnh sang Thái Lan khi đang giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem), thuộc diện quản lý của Vinachem. Đến ngày 08/11/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mới tiếp nhận Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về một số sai phạm trong quá trình xây dựng Nhà máy sản xuất sơ sợi Polyeste Đình Vũ (ông Vũ Đình Duy là Phó Tổng giám đốc, phụ trách dự án từ tháng 02/2014 đến tháng 12/2014).
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang phối hợp với Thanh tra Chính phủ làm rõ các sai phạm tại PVTex và cá nhân ông Vũ Đình Duy để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện cá nhân nào bao che, tiếp tay cho các đối tượng bỏ trốn, sẽ kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
159. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Cử tri cho rằng việc quản lý nhà nước thời gian qua chưa chặt chẽ, số tiền tham nhũng, thất thoát lên đến vài ngàn tỷ đồng gây mất lòng tin trong nhân dân, điển hình là vụ các ông: Vũ Đình Duy – thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc PVTex, ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và cử tri bày tỏ việc mất lòng tin vào hệ thống pháp luật của Việt Nam như thế nào mà dễ dàng đẻ các cá nhân này trốn ra nước ngoài . Cử tri đề nghị cần tập trung vào các mối quan hệ quốc tế để đưa các ông này về nước chịu tội trước Đảng và nhân dân; quan tâm hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng để lấy lại lòng tin với nhân dân.
Trả lời: (Tại Công văn số 843/TTCP-KHTCTH ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ; Công văn số /BCA-V11 ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Bộ Công an)
* Thanh tra Chính phủ là cơ quan thuộc Chính phủ với chức năng quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết, khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng, với trách nhiệm của mình trong thời gian qua Thanh tra Chính phủ đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng cường công tác thanh tra trọng tâm là các lĩnh vực nhạy cảm, được dư luận quan tâm, dễ phát sinh sai phạm, tham nhũng; Năm 2016, toàn ngành đã triển khai 6.586 cuộc thanh tra hành chính và 252.592 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành[21]; phát hiện vi phạm về kinh tế 59.403 tỷ đồng[22], 4.000 ha đất, đã kiến nghị thu hồi 37.957 tỷ đồng, 1.267 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 21.446 tỷ đồng, 2.735 ha đất; ban hành 162.894 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 5.403 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.763 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 90 vụ việc, 138 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Xử lý 20 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng[23], trong đó 01 người đã bị xử lý hình sự; 10 người bị xử lý kỷ luật hành chính bằng các hình thức như: Cảnh cáo, khiển trách, các trường hợp còn lại đang trong quá trình xử lý.
Công tác xây dựng thể chế, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng được chú trọng[24]. Hiện nay, thanh tra Chính phủ đang xây dựng, hoàn thiện theo tiến độ các văn bản: Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo, Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 75/2012/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, Nghị định sửa đổi Nghị định số 83/2012/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Thanh tra Chính phủ, Quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định của Tổng Thanh tra quy định về trình tự thành lập đoàn thanh tra, tổ kiểm tra, xác minh, giám sát trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại và phòng chống tham nhũng, Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Thanh tra một số bộ, ngành đã tham mưu xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý[25].
Tuy nhiên, trong thời qua công tác quản lý nhà nước cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam còn có những khe hở nhất định dẫn đến số tiền tham nhũng, thất thoát lớn, đặc biệt một số đối tượng đã lợi dụng các khe hở này để bỏ trốn ra nước ngoài gây khó khăn trong việc thu hồi tài sản tham nhũng và xử lý trách nhiệm đối với người tham nhũng.
Tới đây, trong quá trình tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ tiếp thu ý kiến của cử tri, cùng các cấp, các ngành, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng đặc biệt là các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng cho phù hợp với tình hình thực tiễn và các điều ước quốc tế về lĩnh vực này.
Để tiến tới có thể đẩy lùi tình trạng tham nhũng; cần sử dụng tổng thể các giải pháp vừa tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý. Trong thời gian tới sẽ tập trung thực hiện nhiều nhóm giải pháp, trong đó có những nhóm giải pháp thể hiện sự kiên quyết, quyết liệt trong xử lý tham nhũng, cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục chỉ đạo việc hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa tham nhũng và các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Sửa đổi toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng và các luật liên quan khác cho phù hợp tình hình hiện nay.
Hai là, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tạo sức mạnh, áp lực xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng. Các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất cơ chế bảo đảm cung cấp kịp thời, đúng pháp luật những thông tin về phòng, chống tham nhũng cho các cơ quan báo chí và nhân dân.
Ba là, chỉ đạo triển khai việc rà soát tổng thể các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội tại các địa phương để xem xét, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bốn là, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham để tạo sức mạnh đủ sức răn đe tham nhũng.
Năm là, Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Các cơ quan chức năng chú trọng áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng ngay trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng theo quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
Sáu là, Đề xuất sửa đổi toàn diện Luật phong, chống tham nhũng 2005, trong đó chú ý hoàn thiện chế định về thu hồi tài sản tham nhũng; cụ thể hóa, bổ sung đồng bộ những quy định về thu hồi tài sản tham nhũng trong quá trình sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tương trợ tư pháp và một số luật liên quan khác.
Bảy là, Kịp thời động viên, khen thưởng xứng đáng những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.
* Bộ Công an
160. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được triển khai rộng khắp khiến nhân dân rất phấn khởi với chủ trương này. Tuy nhiên, do lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, số đông người dân còn rất khó khăn nên việc huy động đóng góp từ người dân hạn chế, khiến tiến độ xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương còn chậm. Cử tri đề nghị Nhà nước cắt, giảm những dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết hoặc thiếu hiệu quả để tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm như đường giao thông, trường học, trạm y tế và nhà máy nước sạch đặc biệt cần ưu tiên cho các địa phương có khó khăn, điếm xuất phát thấp, các tiêu chí đạt được còn thấp, để các địa phương về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình của chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã đề ra.
Trả lời: (Tại Công văn số 2856/BNN-VPĐP ngày 5 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Ngày 12/11/2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020, theo đó cả nước chỉ còn 02 Chương trình MTQG là Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững (giảm 14 Chương trình giai đoạn 2011-2015). Để tập trung nguồn lực hỗ trợ thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình trong giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội đã quy định tống nguồn vốn ngân sách Trung ương tối thiếu hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là 63.155,6 tỷ đồng (gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015), trong đó, đặc biệt ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các xã mới đạt dưới 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; chú trọng đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm ytê, nước sạch, thủy lợi).
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Bộ Ke hoạch và Đầu tư hoàn thiện thủ.tục trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó, đề xuất hệ số ưu tiên phân bổ cho các xã dưới 5 tiêu chí, các xã đặc biệt khó khăn cao hơn gấp 4-5 lần so với các xã khác không thuộc đối tượng ưu tiên.
Bên cạnh đó, Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: “Ve nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn von đã được Quôc hội bô trí,trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kế cả von vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đổi với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa đế thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tâng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hỏa - thê thao... ”.
161. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Để tạo điều kiện cho Hải Phòng phát triển kinh tế - xã hội biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, cử tri đề nghị Chính phủ cần tập trung chỉ đạo cụ thể một số vấn đề sau:
+ Phát triển kinh tế - xã hội biển, đảo gắn chặt với bảo đảm củng cố quốc phòng, an ninh nhằm hướng tới khai thác, quản lý, giữ gìn và bảo vệ biển, đảo một cách bền vững nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Đầu tư kinh phí của Trung ương để xây dựng các công trình chiến đấu trên tuyến các huyện, quận ven biển, nhất là khu vực đảo Bạch Long Vỹ, Cát Hải (phần lớn hệ thống công tŕnh pḥng thủ trên địa bàn thành phố được xây dựng từ thời Pháp và thời kỳ những năm chiến tranh phá hoại hiện nay đã hư hỏng xuống cấp, một số công trình không còn giá trị sử dụng hoặc nằm xen kẽ trong các khu dân cư nên khả năng phát huy hỏa lực hạn chế).
+ Thành phố Hải Phòng là khu vực trọng điểm lụt bão, đề nghị Chính Phủ tăng cường lực lượng bộ bội chủ lực, đầu tư trang thiết bị, tổ chức, nhân lực, xây dựng Trung tâm tìm kiếm cứu nạn tại đảo Bạch Long Vĩ; trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong công tác đánh bắt thủy hải sản xa bờ, công tác dự báo bão, cảnh báo sóng thần.
Trả lời: (Tại Công văn số 4186/BQP-TM ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Bộ Quốc phòng)
Nội dung 1: Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong các dự án lớn, quy hoạch phát triển kinh tế các vùng, các ngành kinh tế, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn chiến lược, các ngành là hết sức cần thiết và là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp, các Bộ, ban, ngành và các địa phương. Để phát triển kinh tế biển đảo gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 84/NQ-CP ngày 10/12/2015 về việc tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị Quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 để chỉ đạo các Bộ, ban ngành Trung ương và các địa phương thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.
Thời gian qua, theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo chặt chẽ các quân khu, Bộ chỉ huy Quân sự các tỉnh thành phố tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành các khu vực phòng thủ vững chắc theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị, Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Quy hoạch thế trận quân sự khu vực phòng thủ của các địa phương cũng như các hoạt động khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố đã tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn kết hợp với củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Thời gian tới Bộ Quốc phòng đề nghị Thành phố Hải Phòng, các địa phương, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng trong quy hoạch, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống đê kè sông biển, cầu tàu, bến cảng, các trục đường giao thông chính, các khu công nghiệp, khu đô thị cao tầng, các khu khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng,v.v, để phát huy cao nhất hiệu quả kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh.
Nội dung 2: Để đầu tư xây dựng các công trình phòng thủ đòi hỏi nhu cầu nguồn kinh phí đầu tư lớn từ ngân sách Nhà nước. Những năm gần đây, trong khả năng bảo đảm kinh phí của Chính phủ cho Bộ Quốc phòng, một số công trình phòng thủ trên địa bàn Quân khu 3 trong đó có các đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà của Hải Phòng đã và đang được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu tác chiến, sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện Nghị Quyết số 84/NQ-CP ngày 10/12/2015 của Chính phủ, hiện nay Bộ Quốc phòng đang triển khai Đề án quy hoạch xây dựng công trình phòng thủ trên các đảo gần bờ bảo đảm cho tác chiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định để đầu tư xây dựng cơ bản, vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong hình hình mới.
Ngoài việc đầu tư xây dựng công trình phòng thủ từ nguồn ngân sách Trung ương, Bộ Quốc phòng cũng rất mong các địa phương, nhất là thành phố Hải Phòng dành một phần ngân sách địa phương cho nhiệm vụ xây dựng các công trình phòng thủ trên địa bàn theo Quy hoạch thế trận quân sự khu vực phòng thủ đã được phê duyệt.
Nội dung 3:
Việc đầu tư xây dựng các trạm tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực trọng điểm của đất nước là một yêu cầu cấp thiết để đáp ứng công tác ứng phó thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trong tình hình hiện nay.
- Tại Điều 1, phần V, điểm 5 Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 và Điều 5, điểm 5 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 đã quyết định xây dựng các Trạm TKCN gồm các đảo: Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Trường Sa lớn, Bạch Long Vỹ, Côn Đảo, Thổ Chu, Hòn Khoai…Trong đó Trạm TKCN tại đảo Bạch Long Vỹ thuộc Tp. Hải Phòng được ưu tiên xây dựng và đã hoàn thành giai đoạn 1. Hiện nay Trạm TKCN tại đảo Bạch Long Vỹ do Quân khu 3/BQP quản lý được biên chế 04 xuồng cứu nạn CQ 01, 05 xe chở xuồng, 01 xe cẩu và 01 xe chỉ huy cùng các trang thiết bị, vật tư, phụ tùng kèm theo bảo đảm để hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra trên khu vực còn có các lực lượng như Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng thường xuyên ứng trực bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết các sự cố trên biển bảo đảm cho ngư dân và các phương tiện thủy hoạt động trên khu vực được an toàn.
- Việc xây dựng Trạm TKCN ở đảo Bạch Long Vỹ thành Trung tâm TKCN, căn cứ vào quy mô, tính cấp thiết, phù hợp với chức năng để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và khả năng bố trí ngân sách. Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 khi thấy cần thiết.
- Việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong công tác đánh bắt thủy hải sản xa bờ, công tác dự báo bão, cảnh báo sóng thần. Các lĩnh vực này không thuộc lĩnh vực mà Bộ Quốc phòng quản lý, điều chỉnh.
2. Đề nghị tạo điều kiện trong phạm vi cho phép các nhà đầu tư trong nước để củng cố thế trận khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc và có tác dụng lưỡng dụng khi chiến tranh xảy ra phục vụ quốc phòng, an ninh.
Các hoạt động quân sự nói chung, hoạt động xây dựng các công trình phòng thủ nói riêng là hoạt động không sinh lời, mặt khác các công trình phòng thủ chỉ phát huy hiệu quả khi được triển khai theo đúng quy hoạch, đúng phương án tác chiến, do đó các công trình phòng thủ hiện nay chủ yếu được đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên một số công trình dân sinh có thể có tính lưỡng dụng phục vụ cho các hoạt động quân sự khi có chiến tranh, nhất là trong lĩnh vực phòng thủ dân sự (như hệ thống tầu điện ngầm, tầng hầm các nhà cao tầng, cảng biển, sân bay, hệ thống đường giao thông, bến vượt sông...), để các công trình dân sinh phát huy hiệu quả tính lưỡng dụng cần thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong quy hoạch, xây dựng các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, nhất là các địa bàn quan trọng, trọng yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc theo đúng quy định tại Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ.
Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ và Nghị định số 02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về khu vực phòng thủ quy định: Nguồn ngân sách bảo đảm cho xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ gồm: Ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật hiện hành; đóng góp tài chính của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ Quốc phòng hoan nghênh các nhà đầu tư trong nước tham gia đóng góp tài chính để củng cố thế trận khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc và có tính lưỡng dụng khi chiến tranh xảy ra phục vụ quốc phòng và an ninh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với quy hoạch thế trận khu vực phòng thủ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các địa phương.
162. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp thiết thực để giải quyết thực trạng một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa tìm được việc làm hoặc phải làm trái ngành nghề đào tạo, vừa gây lãng phí chất xám, vừa không đảm bảo, ổn định cuộc sống.
Trả lời: (Tại Công văn số 4186/BGD-VP ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Thực trạng
Hiện nay, Việt Nam có 239 trường đại học, gồm 179 trường công lập do nhà nước đầu tư thành lập và 60 trường ngoài công lập, nếu so với các nước trong khu vực thì không nhiều[26].
Hàng năm có khoảng 300.000 sinh viên đại học chính quy ra trường. Theo số liệu thống kê của nhiều cơ sở giáo dục đại học cho thấy phần lớn sau 01 năm ra trường các sinh viên tốt nghiệp đều tìm được việc làm liên quan đến ngành đào tạo. Tuy nhiên, cũng còn có không ít sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc làm việc không đúng với chuyên ngành đào tạo.
2. Nguyên nhân và trách nhiệm
a) Nguyên nhân thuộc trách nhiệm của ngành Giáo dục
- Một thời gian dài thực hiện các mục tiêu số lượng để ngang bằng với các nước trong khu vực, nhằm “đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020” theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ và thực hiện phân bố mạng lưới trường đại học, cao đẳng theo vùng miền.
- Số lượng các trường và quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được quan tâm tương xứng. Ở một số cơ sở đào tạo, việc đào tạo chưa thực sự gắn kết với nhu cầu thị trường lao động; chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chậm triển khai hệ thống kiểm định, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học để từ đó công khai chất lượng và các điều kiện đảm bảo của các cơ sở cho người học và xã hội.
b) Nguyên nhân thuộc trách nhiệm của các cơ quan khác
- Việc quy hoạch phát triển nhân lực còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế, dẫn đến công tác thông tin và dự báo (tăng, giảm) nhu cầu sử dụng lao động (theo ngành nghề và trình độ đào tạo) gặp nhiều khó khăn, chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời.
- Mặt khác trong những năm vừa qua, cùng với xu hướng phát triển kinh tế của thế giới, kinh tế nước ta có nhiều biến động, gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, tái cấu trúc, nên nhu cầu nhân lực giảm mạnh…
3. Giải pháp khắc phục trong thời gian tới
- Triển khai thực hiện đồng bộ ba nội dung: quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đại học; đẩy mạnh tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong đó, quy hoạch mạng lưới và tự chủ đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra.
- Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN; theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và công bố kết quả; trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng để sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học.
- Xây dựng Đề án quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả; tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học hoạt động có chất lượng và hiệu quả.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng bộ tiêu chí kiểm định các cơ sở giáo dục đại học tương thích với tiêu chuẩn của AUN-QA và triển khai kiểm định trong toàn hệ thống để rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, so sánh với các nước trong khu vực, đồng thời triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chí chất lượng. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn một số cơ sở giáo dục đại học/ngành đào tạo để đầu tư phát triển thành các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao/ngành trọng điểm đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát cơ chế, chính sách hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; cơ chế hợp tác công - tư (PPP); hợp tác trường đại học - doanh nghiệp - viện nghiên cứu; chính sách sử dụng công nghệ phát triển đào tạo mở và từ xa; hỗ trợ về thuế, tín dụng; xã hội hoá; đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; khuyến khích các trường đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy...).
- Triển khai khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo làm cơ sở để quản lý, giám sát chất lượng đào tạo của các trường.
- Phối hợp với các doanh nghiệp với các cơ quan sử dụng lao động xây dựng công cụ theo dõi, đánh giá tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành lập các bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.
- Minh bạch và công khai hóa các thông tin về hoạt động giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên có việc làm; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và các kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm.
Đồng thời với những công việc trên, tích cực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Đề án tự chủ giáo dục đại học, Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2017.
163. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị cần mạnh dạn hơn trong công tác cán bộ, kiên quyết đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo đối với những lãnh đạo Bộ không đủ năng lực hoặc làm việc không hiệu quả.
Trả lời : (Tại Công văn số 2153/BNV-CCVC, ngày 21 tháng 04 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TW ngày 16/11/2016. Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đúng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII như Trung ương Đảng đã đặt ra. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân có sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
164. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc cho phép dự án Formosa đầu tư tại tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ 50 năm lên 70 năm.
Theo Kế hoạch thanh tra năm 2012 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai đối với một số dự án đầu tý tręn địa bŕn tỉnh Hŕ Tĩnh. Kết thúc thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận thanh tra số 1538/KL-TTCP ngày 03/7/2014.
Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc cho phép dự án Formosa đầu tư tại tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ 50 năm lên 70 năm. Tại Điểm 1.1.4 Mục 1 Phần III (trang 17) của Kết luận thanh tra số 1538/KL-TTCP ngày 03/7/2014 gửi Thủ tướng Chính phủ kết luận:
“Việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Điều 52 Luật Đầu tư 2005. Trách nhiệm của Thường trực UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng.”
Căn cứ kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện, kiểm điểm trách nhiệm (Văn bản số 290/TB-VPCP ngày 25/7/2014, Văn bản số 9127/VPCP-V.I ngày 14/11/2014, Văn bản số 826/VPCP-V.I ngày 30/01/2015 của Văn phòng Chính phủ).
Như vậy, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc cho phép dự án Formosa đầu tư tại tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ 50 năm lên 70 năm đã được chỉ rõ tại Kết luận thanh tra số 1538/KL-TTCP ngày 03/7/2014 và đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện. Liên quan đến việc đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra này, Vụ Giám sát Thẩm định và Xử lý sau thanh tra đã thực hiện kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ.
165. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh nhiều trường hợp các bộ, ngành, cơ quan trong công tác điều hành và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản, ngân sách của nhà nước và nhân dân, trong đó có sai phạm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và người đứng đầu đơn vị. Cử tri kiến nghị nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu, nghiêm khắc hơn để ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi làm thất thoát tài sản nhà nước và gây bức xúc trong nhân dân.
Pháp luật đã quy định cơ bản đầy đủ và nghiêm khắc đối hành vi làm thất thoát tài sản nhà nước do người có trách nhiệm quản lý hoặc người chức vụ, quyền hạn thực hiện. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể phải chịu một trong các chế tài hình sự, hành chính, kỷ luật. Cụ thể:
- Về hình sự, Bộ luật hình sự năm 2015 (được lùi hiệu lực thi hành theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội; hiện đang được sửa đổi, bổ sung một số điều) đã quy định 05 tội danh liên quan bao gồm: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179); tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219); tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220); tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224) và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360). Trong đó, có 03 tội danh mới được bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 2015 (gồm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng). Việc bổ sung các tội danh trên nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong thời gian qua, đồng thời để nâng cao trách nhiệm của các cán bộ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Về chế tài xử lý, Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các tội này, thể hiện ở chỗ: (i) đối với các tội (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng) có thể bị phạt tù đến 20 năm; (ii) còn đối với các tội còn lại có thể bị phạt tù đến 10 năm hoặc 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Về hành chính: Đối với những trường hợp vi phạm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước. Theo đó, người thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như: hành vi vi phạm quy định về mua sắm tài sản nhà nước; vi phạm quy định về thuê tài sản; vi phạm quy định về bố trí, sử dụng tài sản nhà nước; cho mượn tài sản nhà nước không đúng quy định; trao đổi, biếu, tặng cho tài sản nhà nước không đúng quy định; lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; chiếm đoạt tài sản nhà nước… sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước là 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Nghị định, tương ứng với hành vi vi phạm như buộc nộp lại số tiền đã thuê tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức đối với hành vi vi phạm quy định thuê tài sản; buộc hoàn trả tài sản hoặc trả lại bằng tiền tương ứng với giá trị tài sản đã trao đổi, biếu, tặng cho đối với hành vi trao đổi, biếu, tặng cho tài sản nhà nước không đúng quy định…
- Về kỷ luật: Theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức thì đối với các công chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công chức mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ xử lý kỷ luật theo quy định của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức.
166. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: quan tâm hơn nữa và thường xuyên giám sát công tác cán bộ, nhất là việc quy hoạch, bổ nhiệm, quản lý cán bộ cao cấp, lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước để hạn chế tối đa tình trạng đưa người không có năng lực, phẩm chất đạo đức vào các chức danh lãnh đạo, gây thất thoát, thiệt hịa ngân sách nhà nước, gây mất uy tín của Đảng, Nhà nước.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, nhũng biếu hiện "tự diễn biến", "tự chuyến hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đấy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nhằm tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch; Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp và những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận thắc mắc, không đồng tình và công khai kết quả xử lý.
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thế chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của Đảng và của pháp luật về phân cấp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và liên thông giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời với việc hoàn thiện về thể chế, Bộ Nội vụ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương.
167. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ Việt Nam – Trung Quốc thống nhất quyết định công bố các cặp cửa khẩu song phương, lối mở theo quy định của Hiện định cửa khẩu và quy chế quản lý của cửa khẩu trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
168. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay giải thưởng, tiền thưởng cho các em học sinh giỏi ở cấp quốc gia, quốc tế rất thấp, trong khi đó giải thưởng, tiền thưởng cho các vận động viên thể thao lại rất cao. Đề nghị Chính phủ quan tâm xem xét điều chỉnh.
Quy định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi, Olympic quốc gia, Olympic quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế được áp dụng từ năm 2002 theo Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Quyết định đã triển khai được 14 năm và không còn phù hợp với thực tiễn bởi hình thức khen thưởng và mức thưởng cho học sinh đoạt giải cấp quốc gia, quốc tế còn thấp, chưa tương xứng với thành tích đạt được của các em học sinh.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các học sinh giỏi, ngày 23 tháng 12 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 6263/BGDĐT-TĐKT gửi các sở giáo dục và đào tạo và một số trường đại học có trường phổ thông trực thuộc đề nghị báo cáo việc thực hiện Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất điều chỉnh cho phù hợp. Báo cáo đề xuất của các đơn vị là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi, Olympic quốc gia, Olympic quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế (thay thế Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg). Dự kiến, nếu được Chính phủ chấp thuận, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định vào năm 2018.
169. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm trao “quyền đòi nợ” cho các ngân hàng và công ty VAMC vì hiện nay việc xử lý nợ của các ngân hàng và công ty VAMC gặp nhiều khó khăn.
Trả lời: (Tại Công văn số 1266/BTP-VP ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tư pháp)
Pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, tín dụng, tố tụng dân sự, thi hành án dân sự đều có quy định về quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, trong đó có quyền đòi nợ của các tổ chức tín dụng, đồng thời quy định khá đầy đủ về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng cũng như việc mua bán các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu, các biện pháp bảo đảm, biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, đấu giá tài sản và thủ tục tố tụng, thi hành án dân sự… Đối với VAMC, chính sách, chủ trương của Đảng và quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành có liên quan (Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 23/2016/QH14 ngày 07/11/2017 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2017 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ Về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam...) cũng đã thừa nhận về mặt pháp lý cho tổ chức này tham gia xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân do một số quy định của pháp luật hiện hành chưa thực sự phù hợp với đặc thù, tính nhạy cảm của việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; cơ chế thực hiện quyền chủ nợ trong xử lý nợ xấu mà việc xử lý nợ nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng của các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn làm ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng mà còn tác động đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô; sự ổn định, lành mạnh của tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng; quyền lợi của người gửi tiền và người vay tiền.
Trước thực tiễn nêu trên, bên cạnh việc triển khai những quy định mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật thi hành án dân sự, Luật đấu giá tài sản, Luật đất đai… về tài sản, giao dịch, bảo đảm thực hiện, tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, thủ tục tố tụng và thi hành án, cơ chế tổ chức hoạt động và thẩm quyền của VAMC và các pháp nhân có chức năng mua bán nợ…, Chính phủ đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng và xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu (dự kiến Chính phủ sẽ phân công Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì giúp Chính phủ xây dựng các dự án trên) để trình Quốc hội nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và xử lý nợ xâu nói riêng.
Về phía Bộ Tư pháp, Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm - Tờ trình số 05/TTr-BTP ngày 28/02/2017 (thay thế Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm); xây dựng các Báo cáo rà soát các văn bản có liên quan đến việc triển khai thi hành Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Báo cáo rà soát về cơ chế, chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu và và thị trường mua bán nợ, góp ý dự án Luật áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi xét xử… trong đó có nhiều nội dung, kiến nghị liên quan đến thực hiện quyền đòi nợ của tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Đồng thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao quản lý nhà nước về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến xử lý nợ, nhất là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng và dự án Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu (sau khi được Quốc hội đưa vào Chương trình).
170. Cử tri tỉnh Phú Yên, Bến Tre kiến nghị: Chính phủ, các bộ ngành quan tâm xử lý nghiêm việc Công ty Fomosa Hà Tĩnh xả nước thải gây ô nhiễm môi trường biển và chôn chất thải trái phép ở nhiều tỉnh trong cả nước, người dân ở khu vực này gánh chịu những thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế nhưng đổi lại việc bồi thường thiệt hại của Formosa không xứng đáng. Cử tri kiến nghị cần xử lý can thiệp về khoản đền bù thiệt hại và xử lý nghiêm khắc đối với các cá nhân, tập thể có liên quan để xảy ra sự cố này; xem lại tư cách đối với ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã, ĐBQH khóa XIII trong việc ký giao đất 70 năm cho công ty Fomosa Hà Tĩnh sai thẩm quyền
Trả lời: (Tại Công văn số 843/TTCP-KHTCTH ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ; Công văn số 4836/BTC-NSNN ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính)
* Thanh tra Chính phủ
Ngay sau khi xảy ra sự cố Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi là Công ty Formosa Hà Tĩnh) xả thải gây ô nhiễm môi trường biển xảy ra vào dịp cuối tháng 4 đầu tháng 5/2016 tại 04 các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng B́nh, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương khắc phục sự cố; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Vấn đề cử tri kiến nghị nêu trên thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy, đề nghị Văn phòng Chính phủ chuyển kiến nghị trên tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu trả lời cử tri theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
171. Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: nhà nước công khai tiến độ bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 04 tỉnh miền Trung.
Trả lời: (Tại Công văn số 2918/BNN-TCTS ngày 7 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, đồng bộ để sớm tìm nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường biển; chỉ đạo khắc phục sự cố và khôi phục sản xuất; xây dựng chính sách hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống rất kịp thời; công tác xác định và kê khai thiệt hại, xây dựng định mức bồi thường được tiến hành khẩn trương, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Đến nay, về cơ bản tại các địa phương đã ổn định được tình hình sản xuất, môi trường biển từng ngày được cải thiện, việc bồi thường cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đang được triển khai nhanh, tạo điều kiện cho người dân khôi phục sản xuất.
Vấn đề cử tri quan tâm về việc công khai tiến độ bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển đã được Chính phủ, Thủ tuớng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tổ chức họp báo để thông tin đầy đủ việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho cho người dân. Đồng thời được quy định tại mục 4, phần II, điểm D, Điều 1, Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” và tại Mục 12, Thông báo kết luận số 137/TB-VPCP ngày 15/3/2017 của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp lần thứ VI, Ban Chỉ đạo về giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển. Trong đó, giao Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tổ chức đưa tin trung thực, khách quan và chính xác về tiến độ bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 04 tỉnh miền Trung.
172. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành sớm bổ sung đầy đủ các đối tượng chịu tác động của sự cố môi trưởng Formosa và có giải pháp thiết thực để ổn định sản xuất, đánh bắt thủy hải sản, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân ven biển các tỉnh miền Trung.
Trả lời: (Tại Công văn số 2917 /BNN-TCTS ngày 7 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, đồng bộ để sớm tìm nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường biển; chỉ đạo khắc phục sự cố và khôi phục sản xuất; xây dựng chính sách hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống rất kịp thời; công tác xác định và kê khai thiệt hại, xây dựng định mức bồi thường được tiến hành khẩn trương, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Đến nay, về cơ bản tại các địa phương đã ổn định được tình hình sản xuất, môi trường biển từng ngày được cải thiện, việc bồi thường cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển đang được triển khai nhanh, tạo điều kiện cho bà con khôi phục sản xuất.
Vấn đề cử tri quan tâm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 về việc phê duyệt Đề án“Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, cụ thể:
- Tại mục II, Điều 1 quy định đầy đủ đối tượng, phạm vi xác định thiệt hại và bồi thường do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung.
- Tại mục III, Điều 1 quy định về chính sách đảm bảo an sinh xã hội như: (i) Bảo đảm sức khỏe người dân và an toàn thực phẩm; (ii) Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tại mục IV, Điều 1 quy định về chính sách khôi phục sản xuất như: (i) Hỗ trợ lãi suất cho khoản vay mới để khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề; (ii) Chính sách về xử lý nợ và hỗ trợ tiền lãi suất vay; (iii) Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biển gần bờ ra vùng biển xa bờ.
- Tại mục V, Điều 1 quy định về thực hiện các dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh, nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường như: (i) Dự án phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản; (ii) Dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh miền Trung.
173. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri cho rằng ông Huỳnh Phong Tranh khi đương nhiệm đã có những vi phạm, khuyết điểm ảnh hướng đến uy tín của Đảng, của ngành nhưng lại được tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra và có văn bản trả lời cho cử tri được biết.
Trả lời : (Tại Công văn số 1733/BNV – BTĐKT ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Hiện nay, Bộ Nội vụ chưa thấy Thanh tra Chính phủ đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Huỳnh Phong Tranh.
174. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị cần có chương trình chiến lược cụ thể hơn, dành nguồn kinh phí cho công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống theo từng giai đoạn và có đánh giá kết quả thường xuyên.
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội đã cùng với ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên và coi công tác này làm nền tảng trong việc giáo dục và bồi dưỡng thể hệ trẻ.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay, phương pháp giáo dục ở nhiều nơi chậm đổi mới do tư duy giáo dục chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên còn nhiều bất cập: Đội ngũ giáo viên phụ trách giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản; cơ sở vật chất trong các nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho thanh, thiếu niên và nhi đồng; ngân sách cấp cho công tác này chưa được ưu tiên; cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương chưa được thể chế hóa nên nhiều cấp chính quyền thiếu chủ động trong việc đưa ra chủ trương và giải quyết các vấn đề cụ thể của công tác giáo dục tại địa phương; các yếu tố tiêu cực ngoài xã hội, mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã thâm nhập vào nhà trường, ảnh hưởng xấu tới lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở một số nơi còn lỏng lẻo, cơ chế trao đổi và xử lý thông tin còn chậm.
Để tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho cho học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”. Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 410/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2016 ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg trong ngành Giáo dục. Trong Kế hoạch đã yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định 1501/QĐ-TTg và Kế hoạch 410/KH-BGDĐT trên địa bàn; xác định trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành trong việc phối hợp triển khai Đề án; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch tại các cơ sở giáo dục; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch theo định kỳ hàng năm với các cơ quan cấp trên và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên cũng đã được Bộ đổi mới, đẩy mạnh trong quy định bắt buộc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoài giờ chính khóa cho học sinh phổ thông, tham gia các câu lạc bộ sở thích, năng khiếu đối với sinh viên đại học. Nội dung giáo dục kỹ năng sống được bổ sung, cập nhật thường xuyên về giáo dục kỹ năng làm việc, kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống, phòng chống đuối nước, tệ nạn xã hội; tư vấn tâm lý, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên...
Đây chính là sự thể hiện quyết tâm của ngành Giáo dục trong việc ưu tiên đầu tư nguồn lực cho việc tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
175. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Hiện nay, vai trò và tầm quan trọng của các KCN, KKT, và KCX đang trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và mỗi địa phương. Tuy nhiên, chức năng và nhiệm vụ của Ban Quản lý các KCN còn hạn chế, chưa được quy định rõ ràng trong các Luật, ngoại trừ Luật Đầu tư. Đề nghị khi sửa các luật chuyên ngành liên quan đến: Lao động, Xây dựng, môi trường, bảo hiểm, đất đai, v.v. thì xem xét quy định nhiệm vụ và chức năng của Ban Quản lý các KCN để trực tiếp và nhanh chóng giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp một cách thuận lợi, nhanh chóng và góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tạo sự hài lòng của các nhà đầu tư.
Trả lời : (Tại Công văn số 1841/BTNMT-PC ngày 19 tháng 04 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 804/HĐXD ngày 28 tháng 04 năm 2017 của Bộ Xây dựng)
- Về lĩnh vực đất đai: Đất khu công nghiệp, theo quy định tại Điều 149 Luật đất đai năm 2013, Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; sau khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì người đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng có quyền cho thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền và điều kiện để quyết định cho thuê đất, quản lý đất đai tại các khu công nghiệp. Do đó, pháp luật về đất đai không quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các khu công nghiệp trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
Về đất khu kinh tế, do có tính chất đặc thù riêng của khu kinh tế, Điều 151 Luật đất đai năm 2013, Điều 53 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý đất đai của Ban Quản lý khu kinh tế như phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quyết định giao lại đất, cho thuê đất; quyết định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quyết định thu hồi đất đối với trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai; quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai tại khu kinh tế. Quy định phân cấp quản lý đất đai cho Ban Quản lý khu kinh tế như trên đã góp phần tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư trong khu kinh tế.
- Về lĩnh vực bảo vệ môi trường: Theo quy định tại Điều 65 và Điều 66 của Luật bảo vệ môi trường đã có quy định về bảo vệ môi trường dành cho các đối tượng là các KKT, KCN, KCX, khu công nghệ cao (KCNC). Theo đó, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 65; Khoản 2 và Khoản 3 Điều 66 đã có quy định về trách nhiệm của các ban quản lý các KKT, KCN đối với công tác bảo vệ môi trường. Để triển khai cụ thể các quy định này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về bảo vệ môi trường KKT, KCN, KCX, KCNC, trong đó đã có quy định riêng 1 chương về trách nhiệm bảo vệ môi trường KKT, KCN dành cho các đối tượng: Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN và chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong KCN.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 03/9/2015 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các KCN, KCX, KKT, trong đó Khoản 6 Điều 2 của Thông tư đã quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban quản lý đối với công tác quản lý môi trường. Để tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị quản lý khác, Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT đã quy định các Ban quản lý phải xây dựng quy chế phối hợp về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị liên quan gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy Ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Như vậy, các quy định pháp luật liên quan tới trách nhiệm quản lý môi trường tại các KKT, KCN của các Ban quản lý đã được quy định cụ thể từ Luật bảo vệ môi trường cho tới các văn bản hướng dẫn. Hiện nay, các quy định này đang được triển khai thực hiện sâu rộng trong phạm vi cả nước. Trong quá trình triển khai các quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục xem xét, tiếp nhận kiến nghị từ các địa phương đối với công tác quản lý môi trường tại các KKT, KCN để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội về phương án điều chỉnh các quy định (nếu cần thiết).
Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, Bộ Xây dựng đã tích cực, chủ động thực hiện việc rà soát, cải cách quy trình, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng, đề xuất tăng cường phân cấp thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong quá trình rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Xây dựng, các nội dung kiến nghị nêu trên của cử tri tỉnh Bắc Giang sẽ được Bộ Xây dựng ghi nhận để nghiên cứu, xem xét.
Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Trong đó, Khoản 21 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP sửa đổi Khoản 2, bổ sung Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (sau đây viết là Ban Quản lý) được thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền và hướng dẫn của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với lĩnh vực xây dựng, các nhiệm vụ của Ban Quản lý được quy định cụ thể như sau:
a) Về quản lý quy hoạch xây dựng
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP, Ban Quản lý có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng đất và cơ cấu quy hoạch.
b) Về quản lý cấp giấy phép xây dựng
Theo quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014, UBND cấp tỉnh được phân cấp cho Ban Quản lý cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng (trừ công trình xây dựng cấp đặc biệt) trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc phạm vi quản lý, chức năng của Ban này.
c) Về thẩm quyền thẩm định dự án, thiết kế và dự toán công trình xây dựng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh quyết định việc thực hiện phân cấp hoặc ủy quyền thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng đối với công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành cho Ban Quản lý. Nội dung này đã được quy định tại Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017.
d) Về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc địa bàn quản lý.
176. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Cử tri lo lắng hiện nay tình hình kinh tế của nước ta hết sức khó khăn (nhất là chưa đảm bảo cân đối thu, chi quốc gia); chi thường xuyên lớn, nợ công tăng nhanh, nguồn đầu tư chi phát triển còn hạn hẹp. Cử tri kiến nghị Chính phủ cần có kế hoạch, có giải pháp đột phá để ứng phó trước những tác động tiêu cực của tình hình kinh tế và biến đổi khí hậu, quản lý tốt nguồn thu và phân bổ nguồn thu, chi hợp lý. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với sắp xếp bộ máy tinh giản biên chế của cả hệ thống chính trị; có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả hơn.
Trả lời : (Tại Công văn số 1940/BNV-CCVC ngày 12 tháng 04 năm 2017 của Bộ Nội vụ; Công văn số 4663/BTC-NSNN ngày 10 tháng 04 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Những năm gần đây, vấn đề về tinh giản biên chế luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và xác định là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách hành chính. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 chính sách tinh giản biên chế, theo đó, đã đề ra các mục tiêu, quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm quyết tâm đẩy mạnh tinh giản biên chế, hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.
Triển khai các chính sách trên, thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động rà soát và thực hiện các biện pháp đồng bộ giúp đưa ra khỏi bộ máy nhà nước nhiều cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất...; đồng thời, bước đầu đã tuyển chọn được những người có đủ năng lực, chuyên môn cao hơn đáp ứng yêu cầu công việc để nâng cao chất lượng, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức. Theo kết quả tinh giản biên chế, tính đến ngày 07 tháng 03 năm 2017, đã thực hiện tinh giản biên chế với tổng số 22.670 người, trong đó, các cơ quan của Đảng, đoàn thể là 944 người; các cơ quan hành chính là 2.795 người; các đơn vị sự nghiệp công lập là 14.733 người; cán bộ, công chức cấp xã là 4.069 người; doanh nghiệp nhà nước 122 người.
Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tinh giản biên chế, nhìn chung, còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách: Một số bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt, ngại va chạm, né tránh nên việc xây dựng Đề án, kế hoạch tinh giản biên chế thực hiện chậm; nhiều nơi chưa thực hiện đúng về trình tự, thủ tục và đối tượng tinh giản biên chế theo quy định; Việc hoàn thiện các đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức còn chậm, dẫn đến khó khăn trong việc rà soát, đánh giá để xác định đối tượng tinh giản biên chế cũng như tuyển dụng, thu hút người có tài năng vào làm việc trong bộ máy hành chính.
Như vậy, đối với vấn đề cử tri nêu, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh cải cách hành tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Các bộ, ngành, địa phương cần phải kiên quyết xóa bỏ lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cá nhân trong xây dựng và triển khai các chính sách về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
Tăng cường rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành không thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Trên cơ sở đó, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một đơn vị chủ trì; xóa bỏ các tổ chức trung gian.
Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, phâcấp mạnh hơn nữa, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình; tăng số lượng các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư và được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp khi có đủ điều kiện.
Xác định tinh giản biên chế là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mỗi đơn vị; xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm để triển khai thực hiện tinh giản biên chế; phù hợp với điều kiện từng cơ quan, đơn vị, bảo đảm đến năm 2021 tinh giản tối thiểu 10% so với tổng biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2015.
Sớm hoàn thiện việc xác định vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập để làm căn cứ xác định biên chế phù hợp với từng cơ quan, đơn vị và phục vụ cho việc đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức.
Đến cuối năm 2016, nợ công của nước ta đã sát giới hạn Quốc hội cho phép, nợ công tăng nhanh thời gian qua do một số nguyên nhân chủ yếu như:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế giai đoạn vừa qua chậm hơn so với giai đoạn trước và so với kế hoạch đề ra, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 5,91%, (bình quân giai đoạn 2006-2010 là 6,32%, kế hoạch cho giai đoạn 2011-2015 là 6,5-7%), năm 2016 khoảng 6,21%. Trước yếu kém nội tại của nền kinh tế cộng thêm tác động không thuận của bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực, để duy trì đà tăng trưởng hợp lý của nền kinh tế, Nhà nước đã thực hiện các chính sách ưu đãi (miễn, giảm, gia hạn) thuế và thu ngân sách để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, làm ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước (NSNN). Trong khi đó, nhu cầu chi NSNN để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, xây dựng hạ tầng kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn, cải cách tiền lương,... rất cao, tạo áp lực lớn đến cân đối NSNN; theo đó, phải chấp nhận duy trì bội chi NSNN một số năm ở mức cao.
Thứ hai, trong giai đoạn vừa qua, việc giải ngân vốn vay ODA cao hơn kế hoạch và tăng mức huy động vốn trái phiếu Chính phủ, tuy có tác động tích cực là bổ sung thêm nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, nhưng cũng làm tăng nợ công.
Thứ ba, quy mô GDP giá thực tế một số năm gần đây giảm lớn so với kế hoạch đầu năm (năm 2014 kế hoạch là 4.229 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 3.937,9 nghìn tỷ đồng; năm 2015 kế hoạch là 4.480 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng; năm 2016 kế hoạch là 5.130 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt khoảng 4.500 nghìn tỷ đồng), khiến tỷ lệ nợ công tính trên GDP tăng thêm so với kế hoạch.
Trước những khó khăn, thách thức về cân đối NSNN và quản lý nợ công, đặc biệt trong bối cảnh quy mô thu ngân sách so với GDP thời gian qua giảm nhanh, nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, cơ cấu chi ngân sách chưa bền vững, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Theo đó, về thu NSNN, sẽ hoàn thiện hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại thu NSNN, mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, thúc đẩy đầu tư phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế xanh, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, bền vững, chủ động, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về chi NSNN, sẽ từng bước cơ cấu lại theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế; rà soát các chính sách an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung, có hiệu quả cao, đẩy mạnh thực hiện khoán chi; nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung vốn NSNN đầu tư các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển của quốc gia, vùng và liên vùng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài; từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; không sử dụng vốn vay cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm; không chuyển vốn vay, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát NSNN;...
Đồng thời, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2016-2020. Kế hoạch đã đề ra những định hướng, giải pháp chính sách lớn về tài chính, ngân sách trong giai đoạn tới trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nhấn mạnh yêu cầu tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm hợp lý cơ cấu thuế trực thu, thuế gián thu, giảm tỷ trọng các khoản thu từ dầu thô, tài nguyên, xuất nhập khẩu; thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế và vay trong khả năng trả nợ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN, tăng cường công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về thu, chi NSNN, sử dụng vốn vay và nợ công.
Với các định hướng lớn nêu trên, dự toán NSNN năm 2017 được Bộ Tài chính xây dựng để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua, cũng đã xác định mục tiêu tổng quát là quản lý, sử dụng nguồn lực triệt để tiết kiệm, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; từng bước cơ cấu lại thu, chi NSNN; thực hiện các giải pháp xử lý nợ công theo hướng an toàn, bền vững; đẩy nhanh cải cách khu vực sự nghiệp công, tinh giản biên chế, thể hiện ở các điểm như: thu nội địa chiếm 81,7% tổng thu cân đối NSNN, tăng 4,3% so với dự toán năm 2016, bù đắp sự sụt giảm từ thu dầu thô và xuất nhập khẩu; tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển (ĐTPT) chiếm 25,7% tổng chi cân đối NSNN, tăng 5,7% so với dự toán năm 2016; giảm tỷ lệ chi thường xuyên bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương xuống 64,9% (dự toán năm 2016 là 65,7%); bảo đảm chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Bội chi NSNN được tính toán theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015, bao gồm cả bội chi ngân sách trung ương (NSTW) và bội chi ngân sách địa phương (NSĐP), tiệm cận với thông lệ quốc tế. Theo đó, số tuyệt đối bội chi NSNN chỉ còn 178,3 nghìn tỷ đồng, giảm 75,7 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2016; tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP là 3,5%, giảm 1,46% so với dự toán năm 2016.
Trong tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp, như: (i) Thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2017, hạn chế tối đa việc đề xuất, ban hành các chính sách mới làm giảm thu ngân sách, quyết tâm thu đạt và vượt dự toán Quốc hội quyết định; (ii) Điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; tiết kiệm triệt để các khoản chi, giảm tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, khánh tiết, nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; mở rộng thực hiện khoán xe công một cách hợp lý, hiệu quả; cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương theo quy định; (iii) Thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức; (iv) Từng bước cơ cấu lại việc hỗ trợ trực tiếp từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công thông qua đẩy mạnh cơ chế tự chủ với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp; (v) Kiểm soát bội chi NSNN, bao gồm cả bội chi của NSĐP; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, để giảm bội chi NSNN;... nhằm kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép.
177. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri và nhân dân cho rằng tình trạng lãng phí vẫn diễn ra phổ biến trong quản lý đất công cộng, đầu tư, mua sắm tài sản công… Đầu tư công còn dàn trải, hiệu quả thấp; nhiều công trình dở dang do thiếu vốn hoặc xây dựng xong nhưng không khai thác hoặc khai thác kém hiệu quả gây lãng phí nghiêm trọng. Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có các giải pháp chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên.
Trả lời : (Tại Công văn số 1841/BTNMT-PC ngày 19 tháng 04 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 4370/BTC-QLCS ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Để khắc phục tình trạn lãng phí đất đai trong thực hiện dự án đầu tư, lãng phí trong sử dụng đất công như cử tri nêu Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật đất đai năm 2013 trong đó bổ sung chế tài xử lý đối với các dự án được giao đất, cho thuê đất trước đây mà chậm đưa vào sử dụng, chậm tiến độ; đồng thời bổ sung quy định để ngăn ngừa tình trạng này, cụ thể:
- Đối với dự án đầu tư đã được giao đất, thuê đất nhưng không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn thêm 24 tháng để thực hiện dự án nhưng phải nộp thêm một khoản tiền tính tương ứng với 24 tháng được gia hạn; hết 24 tháng mà vẫn vi phạm thì Nhà nước thu hồi đất và không bồi thường về đất, không bồi thường về tài sản trên đất (Điểm i Khoản 1 Điều 64, Điều 82 và Điều 92 Luật đất đai).
- Quy định về căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để đảm bảo tính khả thi, cũng như khả năng đáp ứng về nguồn vốn đầu tư (Điều 52 Luật đất đai). Bổ sung quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, trong đó để được giao đất, cho thuê đất, nhà đầu tư phải có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư; ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư; không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác. Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phải có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tùy theo quy mô dự án. Đồng thời, thu hẹp và kiểm soát chặt chẽ hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để giao, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội (Điều 62 Luật đất đai).
- Quy định để xử lý các trường hợp nhà đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp đã thuê đất của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp nhưng không sử dụng đất hoặc tiến độ sử dụng đất chậm thì cũng thu hồi đất trả lại cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (Khoản 36 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai).
- Quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải rà soát và xử lý, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai về danh sách các dự án được gia hạn, dự án bị thu hồi đất (Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Chỉ thị để chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh đấu giá đất, nhất là đất dôi dư sau khi rà soát, sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất của Nhà nước nhằm chống thất thu cho ngân sách nhà nước và phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này; đồng thời chỉ đạo rà soát việc sử dụng đất nông nghiệp công ích, đất quốc phòng, an ninh.
- Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực thị pháp luật, trong đó có công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là công tác thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế- xã hội theo hướng thu hẹp và kiểm soát chặt chẽ hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để giao, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội, xử lý đối với dự án đầu tư đã được giao đất, thuê đất nhưng không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư. Bộ cũng đã chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp triển khai lập quy hoạch sử dụng đất và tăng cường công tác, kiểm tra giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức sau khi được Nhà nước giao, cho thuê để đảm bảo sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Không xét duyệt quy hoạch mới các cụm công nghiệp nếu không đảm bảo đủ các điều kiện: có trong Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đã được phê duyệt và các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, về bảo vệ môi trường, về tỷ lệ lấp đầy. Kiên quyết không cho thành lập mới hoặc mở rộng các Khu công nghiệp nếu không đảm bảo các yêu cầu phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt; tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất (lấp đầy) ít nhất là 60%.
Đồng thời, để khắc phục tình trạng lãng phí quỹ đất tại các địa phương, Điều 208 Luật đất đai năm 2013 quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 tại Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước đối với một số loại đối tượng chủ yếu đang có nhiều vi phạm, gây bức xúc, tác động tiêu cực đến quản lý nhà nước về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Kế hoạch số 07/KH-BTNMT ngày 26/11/2016 để triển khai Đề án trên phạm vi cả nước (đã có 50/63 địa phương có báo cáo về Kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương). Ngoài ra, hàng năm Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức các cuộc kiểm tra việc thi hành Luật đất đai năm 2013 tại các địa phương, đến quý I năm 2017, đã triển khai thực hiện kiểm tra 17/63 tỉnh, để phát hiện và chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có việc quản lý, đăng ký đất công cộng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về đất đai.
Vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong lĩnh vực mua sắm công, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, … và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo cơ sở pháp lý cho việc mua sắm công bảo đảm công khai, minh bạch, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng lãng phí.
Về phương thức mua sắm tài sản công, bên cạnh phương thức các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự thực hiện việc mua sắm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng phương thức mua sắm tập trung đối với thuốc chữa bệnh cho người, các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biển ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc có yêu cầu trang bị đồng bộ, hiện đại. Việc áp dụng phương thức mua sắm tập trung góp phần đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chặt chẽ, đúng pháp luật, tránh tình trạng mua sắm tài sản lãng phí, vượt tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm chi phí mua sắm tài sản.
Về hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công làm cơ sở bố trí dự toán và thực hiện mua sắm, hiện nay, Bộ Tài chính đang rà soát để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm 2017 sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công, trụ sở làm việc, máy móc, thiết bị theo hướng chặt chẽ, chuyển dần từ cơ chế trang bị bằng hiện vật sang cơ chế khoán và thuê dịch vụ. Hàng năm, Quốc hội, Chính phủ đều yêu cầu tiết kiệm triệt để chi ngân sách cho mua sắm công. Đối với năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; trong đó Bộ Tài chính có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện triệt để tiết kiệm ngân sách nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ dự toán chi ngân sách nhà nước, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước, nước ngoài, lễ hội, mua sắm xe ô tô và trang thiết bị đắt tiền của các bộ, ngành trung ương và địa phương theo tinh thần triệt để tiết kiệm.
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được phân công, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 2676/BTC-QLCS ngày 28/2/2017 hướng dẫn việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2017 như sau:
1. Đối với việc mua sắm xe ô tô
a) Nguyên tắc chung
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê xe ô tô để phục vụ công tác. Việc mua sắm mới xe ô tô (bao gồm xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung và xe ô tô chuyên dùng) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ được thực hiện khi đảm bảo đủ các điều kiện gồm: (i) Cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu xe ô tô so với tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật; (ii) Sau khi rà soát, sắp xếp trong số xe ô tô hiện có thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương mà không có xe ô tô phù hợp để điều chuyển; (iii) Bộ, ngành và địa phương có xe ô tô dôi dư theo kết quả rà soát, sắp xếp xe ô tô theo Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã gửi báo cáo kết quả xử lý xe ô tô dôi dư về Bộ Tài chính theo quy định; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, sắp xếp lại xe ô tô tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại điểm b mục 2 Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; (iv) Nguồn kinh phí mua xe: Đã được bố trí trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Đối với các chương trình/dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại: Không sử dụng vốn vay nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình/dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại để mua sắm xe ô tô. Việc mua sắm xe ô tô từ nguồn vốn đối ứng (thuộc nguồn vốn chi đầu tư) của dự án sử dụng vốn vay nước ngoài phải theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định và trong phạm vi tổng mức đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Các cơ quan, đơn vị, ban quản lý dự án có nhu cầu trang bị phương tiện đi lại, xe ô tô cần xây dựng phương án trang bị xe ô tô, phương tiện đi lại, phương án sử dụng, đối tượng sử dụng, nguồn kinh phí và khả năng bố trí kinh phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, báo cáo cơ quan chủ quản để lấy ý kiến Bộ Tài chính trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, mua sắm, tiếp nhận chương trình/dự án/khoản viện trợ phi dự án.
2. Đối với việc mua sắm tài sản nhà nước khác:
Thực hiện mua sắm theo tiêu chuẩn, định mức quy định, kế hoạch và dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các Bộ, ngành và địa phương chưa ban hành đề nghị khẩn trương ban hành tiêu chuẩn định mức về máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại, số lượng) trang bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 19/2016/TT-BTC ngày 01/02/2016 của Bộ Tài chính và Công văn số 15318/BTC-QLCS ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính để có căn cứ thực hiện việc mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và Kho bạc nhà nước
a) Các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ hiện hành, triệt để tiết kiệm, hiệu quả.
Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc mua sắm theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b) Kho bạc nhà nước chỉ đạo Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho việc mua sắm tài sản nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ và hướng dẫn tại Công văn này.
178. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn chồng chéo trong phân công, phân cấp giữa ngành y tế, công thương, nông nghiệp và PTNT, cảnh sát môi trường, địa phương,... nên thiếu tập trung thống nhất trong việc quản lý, gây phiền hà cho người dân và khó khăn trong xử lý trách nhiệm. Đề nghị Chính phủ phân công, phân cấp rõ ràng hơn để thuận lợi trong việc thực hiện.
Trả lời : (Tại Công văn số 2103/BNV - TCCB ngày 19 tháng 04 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
1. Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm đã quy định việc quản lý an toàn thực phấm theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế, cụ thế như sau:
Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: Phụ gia thực phấm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phấm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc (gồm cả ngũ cốc đã sơ chế, chế biến); thịt và các sản phẩm từ thịt (gồm cả phụ phẩm ăn được nội tạng và sản phẩm phối chế có chứa thịt); thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sán thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phấm thuộc lĩnh.
179. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Để thục hiện tốt nhiệm vụ quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ nghiên cứu thành lập Ủy ban an toàn vệ sinh thực phẩm cấp quốc gia để thống nhất quản lý toàn bộ lĩnh vực này.
Trả lời : (Tại Công văn số 2102/BNV - TCCB ngày 19 tháng 04 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như sau: Ở Trung ương là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương; ở địa phương là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương. Theo đó, Chính phủ phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng Bộ và giao Bộ Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính và ở địa phương là Sở Y tế là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm. Việc quản lý an toàn thực phẩm đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế và khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW); Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 9022/VPCP- TCCV ngày 21/10/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các Bộ đã chỉ đạo “hạn chế đề xuất thành lập mới Tổng cục và Cục, bảo đảm tinh giản biên chế và cải cách hành chính”. Do vậy, việc kiến nghị của cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là chưa phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nêu trên.
180. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể về việc giảm tiếp khách sau hội họp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là tại các địa phương.
Trả lời: (Tại Công văn số 4560/BTC-HCSN ngày 5 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước; trong đó, đã quy định về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không phô trương, hình thức trong việc tiếp khách như sau:
1. Quy định chung đối với chi tiếp khách trong nước và tiếp khách nước ngoài:
- Cơ quan, đơn vị đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, tổ chức hội nghị giao ban biên giới thường kỳ cần tận dụng nhà khách, phương tiện đi lại và cơ sở vật chất sẵn có để phục vụ khách sau khi tận dụng trường hợp thiếu mới phải thuê dịch vụ bên ngoài (khoản 4 Điều 1).
- Các cơ quan, đơn vị phải thực hành tiết kiệm trong việc chi tiêu tiếp khách đến công tác, làm việc; mọi khoản chi tiêu, tiếp khách đến làm việc phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn quy định và thực hiện công khai. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại rượu, bia ngoại để chiêu đãi, tiếp khách. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp khách phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định (khoản 5 Điều 1).
2. Đối với tiếp khách quốc tế, Thông tư số 01/2010/TT-BTC đã quy định cụ thể tiêu chuẩn, khung mức chi đón tiếp khách quốc tế được phân biệt theo cấp hạng khách quốc tế theo quy định của Chính phủ trên tinh thần tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
3. Đối với tiếp khách trong nước, Thông tư số 01/2010/TT-BTC đã quy định các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp phải thực hành tiết kiệm trong việc tiếp khách; việc tổ chức tiếp khách phải đơn giản, không phô trương hình thức, thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp liên quan. Không sử dụng ngân sách để mua quà tặng đối với các đoàn khách đến làm việc. Mọi khoản chi tiêu tiếp khách phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định; phải công khai, minh bạch và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định (khoản 1 Điều 4).
4. Đối với những khoản chi tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế, tiếp khách trong nước không đúng quy định tại Thông tư này khi kiểm tra phát hiện, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính các cấp có quyền xuất toán và yêu cầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thu hồi nộp cho công quỹ. Người ra lệnh chi sai phải bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai đó cho cơ quan, đơn vị, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành (khoản 3 Điều 5).
Ngoài ra, hàng năm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của Chính phủ đối với nội dung thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, đặc biệt là chi hội nghị, hội thảo, tiếp khách; cụ thể năm 2016, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 3667/BTC-HCSN ngày 21/3/2016 về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 2016 của Chính phủ; trong đó đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nghiêm quy định về chế độ chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo; chế độ tiếp khách trong nước và quốc tế; hạn chế tình trạng phô trương, hình thức, tiếp khách tràn lan gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Theo các nội dung trên, các văn bản của Bộ Tài chính đã quy định theo hướng việc chi tiếp khách phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; hạn chế tình trạng tiếp khách tràn lan gây lãng phí ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo chi tiếp khách tiết kiệm, tránh lãng phí cần sự chỉ đạo quyết liệt của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và sự chấp hành nghiêm quy định của từng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách. Đồng thời tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
181. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ xem xét có giải pháp xử lý con nghiện ma túy theo hướng tội phạm chứ không coi là bệnh như hiện nay. Bởi, hoạt động nghiện hút không chỉ có tác động xấu đến bản thân người nghiện mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đôi khi gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người khác, tác động xấu đến cộng đồng và xã hội. Hơn nữa, đa phần nghiện hút là do tự mình tìm đến chứ không phải bệnh tự nhiên nên phần nhiều xuất phát từ ý chí chủ quan của con người, nên nếu xem là tội phạm thì sẽ phù hợp hơn và sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong xử lý và áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm kéo giảm tình trạng này trong thời gian tới, do hiện nay tình hình nghiện hút đang rất phức tạp, có tổ chức, trẻ hóa con nghiện và đang gia tăng rất cao ở hầu hết các địa phương.
Trả lời: (Tại Công văn số 869/BCA-V11 ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Bộ Công an)
Trong quá trình xây dựng Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ Công an đã có đề nghị đưa tội sử dụng trái phép chất ma túy vào Bộ luật như quy định tại Điều 199 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, đề xuất này không được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Công an sẽ tiếp tục đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, có giải pháp đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
181. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư; khắc phục tình trạng các công trình xây dựng kém chất lượng, chậm tiến độ, nhất là các công trình giao thông; sớm xử lý, chấn chỉnh quy hoạch treo, dự án treo. Xử lý nghiêm tổ chức cá nhân vi phạm công khai cho dân biết .
Trả lời: (Tại Công văn số 3450/BGTVT-CQLXD ngày 3 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giao thông, Vận tải)
Trong những năm vừa qua, Bộ GTVT đã xác định tầm quan trọng của công tác quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, giá thành tại các dự án nhằm mục tiêu sớm đưa công trình vào khai thác để phát huy hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các vùng, các địa phương nơi có công trình, dự án triển khai.
1. Về tiến độ thi công các công trình giao thông
Bộ GTVT đã thực hiện rất nhiều giải pháp để giám sát, quản lý tiến độ triển khai thực hiện của các dự án như: Tăng cường kiểm tra hiện trường, phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan để giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc; kiên quyết xử lý các nhà thầu thi công chậm tiến độ với nhiều hình thức như điều chuyển nhiệm vụ, khối lượng, chấm dứt hợp đồng, lựa chọn nhà thầu khác thay thế… Những nỗ lực trên đã cơ bản chấm dứt tình trạng công trình chậm tiến độ kéo dài, gây bức xúc trong dư luận. Đến nay, các dự án công trình do Bộ GTVT quản lý được xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra; đặc biệt có nhiều công trình đã hoàn thành vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng, sớm phát huy hiệu quả đầu tư như: cầu Vĩnh Thịnh, cầu Ghềnh (cầu Đồng Nai lớn), cầu Nhật Tân, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, nhà ga T2 sân bay Nội Bài, các dự án mở rộng QL1A…
2. Về chất lượng thi công các công trình giao thông
Đồng thời với việc đẩy nhanh tiến độ thi công, công tác quản lý chất lượng các công trình luôn được Bộ GTVT chú trọng. Trong thời gian qua, các dự án xây dựng giao thông cơ bản hoàn thành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, tại một số dự án, công trình khi đưa vào sử dụng đã xuất hiện một số tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng ở một số hạng mục hoặc bộ phận công trình làm hạn chế khả năng khai thác sử dụng của công trình.
Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân như: Do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên phải phân kỳ đầu tư dự án thành nhiều giai đoạn nên chưa đáp ứng được các yêu cầu sử dụng, khai thác; do công tác giải phóng mặt bằng chậm chễ, việc bàn giao mặt bằng “xôi đỗ” gây khó khăn cho việc triển khai thi công đồng loạt và kiểm soát chất lượng, đặc biệt tại nhiều đoạn tuyến phải xử lý nền đất yếu, việc bàn giao mặt bằng không kịp thời nên khó đảm bảo thời gian gia tải chờ lún; do sự tăng đột biến về lưu lượng xe và đặc biệt tải trọng trục nặng nằm ngoài kết quả dự báo nên ảnh hưởng tới chất lượng khai thác, sử dụng… Bên cạnh các nguyên nhân khách quan nêu trên, còn nguyên nhân chủ quan là do Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư còn có lúc, có nơi chưa tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật của dự án hoặc việc lựa chọn công nghệ, giải pháp thiết kế, thi công ở một số công trình chưa thực sự phù hợp.
Để khắc phục các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, Bộ GTVT đã chỉ đạo các Cơ quan chức năng, Chủ đầu tư kiểm tra đánh giá đúng nguyên nhân, chỉ đạo khắc phục triệt để và xử lý trách nhiệm đối với các chủ thể tham gia, đối với các nguyên nhân do lỗi của Nhà thầu thì Nhà thầu phải chịu hoàn toàn kinh phí khắc phục. Bộ GTVT luôn xác định công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, tiến độ trong đầu tư xây dựng công trình giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án. Vừa qua, Bộ GTVT đã triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng công trình như:
- Nâng cao năng lực, phân định cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể tham gia dự án (Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát…) trong quá trình thực hiện đầu tư nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện từ khâu lập dự án đầu tư, khảo sát – thiết kế đến thi công xây lắp;
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật và chế độ chính sách để tăng cường công tác quản lý chất lượng và công tác lựa chọn Nhà thầu;
- Rà soát, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, ứng dụng công nghệ mới... đảm bảo thực hiện có chất lượng từ giai đoạn lập dự án đầu tư, khảo sát-thiết kế đến giai đoạn thi công, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát quản lý chất lượng, góp phần đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án;
- Ban hành các quy định đánh giá kết quả thực hiện và xếp hạng, phân loại các chủ thể tham gia quá trình thực hiện các dự án: Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công và tiến hành thực hiện nghiêm túc, khách quan công tác đánh giá, xếp loại các chủ thể làm căn cứ để lựa chọn các đơn vị tham gia thực hiện dự án;
- Chủ động kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các yếu tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, kiên quyết xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm;
- Tăng cường công tác kiểm định, giám định chất lượng tại các dự án có nghi ngờ về chất lượng để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh đảm bảo chất lượng công trình.
182. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Hiện nay trên địa bàn tỉnh, một số dự án thủy điện đã được Bộ Công Thương bổ sung vào quy hoạch và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp GCNĐT hoặc Quyết định chủ trương đầu tư, Chủ đầu tư đã bỏ khá nhiều kinh phí để triển khai đầu tư dự án nhưng lại vướng đến một số đất rừng, vì vậy kiến nghị Chính phủ xem xét tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp.
Trả lời: (Tại Công văn số 2886/BNN-TCLN ngày 7 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Thực hiện Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020; trong đó có nội dung chỉ đạo đối với các tỉnh Tây Nguyên: “Không chuyển mục đích sử dụng 2,25 triệu héc-ta rừng tự nhiên hiện còn sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai (trừ các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt)”.
Căn cứ chỉ đạo trên thì kể từ ngày có Thông báo, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên không được phê duyệt các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên và thu hồi cả các dự án đã phê duyệt có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiện nhưng chưa triển khai thực hiện. Các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt phải được các Bộ, ngành liên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới được thực hiện.
Để có cơ sở báo cáo Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng rà soát, kiểm tra đối với các dự án được phê duyệt và đã triển khai thực hiện trên thực địa trước ngày có Thông báo số 191/TB-VPCP, liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; gửi hồ sơ theo quy định của pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
183. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri đồng tình việc Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng với những khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng. Kiến nghị Trung ương và Quốc hội sớm có những quy định cụ thể để kiểm soát quyền lực của người có chức có quyền, tránh tình trạng động cơ cá nhân được che đậy bởi tập thể nhằm đưa người thân, người nhà vào bộ máy. Đồng thời, cần có chế tài mạnh mẽ để ngăn chặn những cán bộ vi phạm tìm cách “hạ cánh an toàn”, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân.
Trả lời : (Tại Công văn số 2156/BNV-CCV ngày 21 tháng 04 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016. Trên cơ sở Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 16/11/2016 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành, kiểm soát việc thực thi quyền lực bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ những tiêu cực trong cơ chế "xin - cho", "duyệt - cấp"; "ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "sân sau", trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, quản lý và sử dụng biên chế".
Với trách nhiệm được giao, trong thời gian tới, theo Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác cán bộ; bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, luân chuyến, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII như Trung ương Đảng đã đặt ra. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân có sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng nội dung Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, là căn cứ pháp lý để xử lý đối với cán bộ vi phạm tìm cách "hạ cánh an toàn", gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân.
184. Cử tri tỉnh Phú Yên và TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan đến 5 đại dự án gây thất thoát lớn nguồn ngân sách của nước ta trong thời gian qua, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để dân biết, tránh tình trạng xử lý “giơ cao đánh khẽ” đối với cán bộ vi phạm nghiêm trọng để làm gương cho quần chúng nhân dân.
Qua các cuộc thanh tra đã ban hành kết luận[27], Thanh tra Chính phủ phát hiện và kiến nghị xử lý:
185. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: quan tâm nâng cấp mở rộng Cảng Vũng Rô tại xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa thành Cảng thương mại để thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 3891/BGTVT-KHĐT ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giao thông, Vận tải)
Theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016, Cảng biển Vũng Rô (Phú Yên) là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng, bao gồm các khu bến Tây Vũng Rô và Đông Vũng Rô và Bãi Gốc với lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 5,8 đến 6,3 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 16,0 đến 17,2 triệu tấn/năm, gồm:
- Khu bến Tây Vũng Rô là Khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng: Bến tổng hợp Vũng Rô (tại Bãi Giữa, hiện hữu) sẽ được nâng cấp nối dài bến hiện hữu cho tàu đến 10.000 tấn với công suất hàng hóa thông qua năm 2020 đạt khoảng 0,9 đến 1,1 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1 đến 1,1 triệu tấn/năm. Bến tổng hợp Bãi Chùa là khu bến tiềm năng tiếp nhận tàu 10.000 tấn đến 20.000 tấn. Bến dầu Vũng Rô được giữ nguyên quy mô hiện hữu với 01 bến phao cho tàu 5.000 tấn.
- Khu bến Đông Vũng Rô và Bãi Gốc là khu bến chuyên dùng lọc hóa dầu, có bến tổng hợp phục vụ trực tiếp nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô và Bãi Gốc. Quy mô có thể phát triển 01 bến nhập dầu thô cho tàu 300.000 tấn; 4 đến 5 bến xuất dầu sản phẩm kết hợp hàng khô, tổng hợp cho tàu 10.000 đến 50.000 tấn. Năng lực thông qua đến năm 2020 dự kiến khoảng 4,8 đến 5,2 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 14,5 đến 16 triệu tấn/năm, phát triển có điều kiện, quy mô, tiến độ phù hợp tiến trình đầu tư của nhà máy lọc hóa dầu.
Như vậy, hiện tại bến cảng Vũng Rô đã là khu bến tổng hợp, thương mại đáp ứng lượng hàng khoảng 500.000 tấn/năm, cho tàu trọng tải đến 3.000 tấn. Theo quy hoạch, đến năm 2020, bến cảng tổng hợp Vũng Rô thuộc khu bến Tây Vũng Rô sẽ được nâng cấp để tiếp nhận tàu có trọng tải đến 10.000 tấn với công suất thông qua đạt khoảng 1,1 triệu tấn/năm, gấp khoảng 2 lần so với công suất hiện nay.
Bến cảng tổng hợp Vũng Rô là cảng tổng hợp địa phương (Loại II) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên. Nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng cảng Vũng Rô do UBND tỉnh Phú Yên chủ trì, kêu gọi đầu tư. Do đó, đề nghị cử tri kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa đầu tư nâng cấp bến cảng tổng hợp Vũng Rô theo quy hoạch được duyệt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Bộ GTVT luôn ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với UBND Tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo nâng cao hiệu quả khai thác bến cảng tổng hợp Vũng Rô nói riêng và kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh nói chung.
186. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Chính phủ thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước thuộc các Bộ, ngành; xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân, tập thể làm ăn thua lỗ, gây lãng phí thất thoát nguồn ngân sách nhà nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 843/TTCP-KHTCTH ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ; Công văn số 4844/BTC-TCDN ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Qua các cuộc thanh tra đã ban hành kết luận[28], Thanh tra Chính phủ phát hiện và kiến nghị xử lý:
1. Theo quy định tại Điều 51, 52 Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) thì nội dung giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (trong đó bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước) được quy định cụ thể bao gồm việc giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và việc giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Để hướng dẫn các nội dung của Luật số 69/2014/QH13, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Theo đó, việc kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn Luật nêu trên.
2. Theo quy định tại Mục 2 Chương VII Luật số 69/2014/QH13, việc tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước) được quy định như sau:
- Trách nhiệm của Chính phủ: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động sau: việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Đồng thời Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn; cụ thể:
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (cơ quan đại diện chủ sở hữu) chủ động thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động trực tiếp liên quan đến các doanh nghiệp do mình quản lý như: việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp; đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; thực hiện kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
+ Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra theo các nội dung nêu trên, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (cơ quan đại diện chủ sở hữu) có trách nhiệm cảnh báo, xử lý kịp thời vấn đề phát hiện trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra; Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Hằng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp gửi Bộ Tài chính kết quả giám sát về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
- Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, hàng năm các cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Thuế, Kiểm toán nhà nước... lập kế hoạch và tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước (trong đó có các Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty Nhà nước) nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn của nhà nước làm thất thoát, lãng phí, kịp thời thực hiện các biện pháp ngăn chặn nguy cơ mất an toàn về quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
3. Mặt khác, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn các Nghị định nêu trên đã quy định Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương phải thường xuyên nắm bắt tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chế độ báo cáo thường xuyên của doanh nghiệp, cụ thể:
- Về báo cáo tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Định kỳ hàng Quý, trước ngày 05 của tháng đầu Quý sau, doanh nghiệp hoàn thành việc lập và gửi Bộ, ngành, địa phương (cơ quan đại diện chủ sở hữu), cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (không phân biệt cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc được giao quản lý) sau khi xây dựng kế hoạch tài chính và lập báo cáo tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp.
Hàng năm, trên cơ sở báo cáo về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW gửi về, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội hàng năm.
- Về việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước trong đó có các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
Trên cơ sở báo cáo của các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước) gửi về cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW lập Báo cáo sáu tháng về giám sát tài chính gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/8 hàng năm và Báo cáo giám sát tài chính năm gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/5 của năm tiếp theo.
Bộ Tài chính sẽ căn cứ báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu và báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về quản lý tài chính doanh nghiệp (do cơ quan thanh tra, kiểm toán hoặc cơ quan tài chính lập) tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ các quy định nêu trên, việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty Nhà nước thực hiện được diễn ra thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước.
187. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: cần trình xây dựng Luật cán bộ lãnh đạo. Luật nên quy định khi đã là lãnh đạo, những người được bổ nhiệm phải thể hiện trách nhiệm của mình với Đảng, với dân và đất nước. Nếu làm sai, thất thoát tiền, tài sản của nước, của dân thì phải bồi thường những tổn hại do mình gây nên; đồng thời các bộ ngành, địa phương xây dựng những hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn đạo đức ngành, lĩnh vực.
Trả lời : (Tại Công văn số 1976/BNV-CCVC ngày 13 tháng 04 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
Thực hiện quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, đến nay, một số Bộ, ngành đã ban hành quy định, hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả người giữ chức vụ lãnh đạo) và người lao động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, như: tài nguyên và môi trường, lao động - thương binh và xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính, lưu trữ,...
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công vụ; xây dựng, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các quy định, quy chế về chế độ trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức lối sống, quy tắc ứng xử của cơ quan nhà nước, của đơn vị sự nghiệp công lập, của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức sai phạm theo quy định của pháp luật.
188. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương thực hiện theo Quyết định số 13/2012/QĐ–TTg ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các kế hoạch dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương liên quan đến quốc phòng phải có sự tham gia của Bộ Quốc phòng, Quân khu, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trước khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời các dự án của Bộ, ngành Trung ương cũng phải tham khảo ý kiến chính quyền, nhân dân địa phương và phải có sự đồng thuận mới triển khai thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số ngày 8 tháng 2 năm 2017 của Bộ Quốc phòng)
Căn cứ Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ và Nghị định số 02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ, Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế- xã hội; tham gia ý kiến về mặt quốc phòng đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án và các dự án phát triển kinh tế-xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa phòng thủ quân sự và phòng thủ dân sự trong các dự án đầu tư; đặc biệt chú trọng nghiên cứu, thẩm định các dự án đầu tư trên địa bàn chiến lược, nhạy cảm về quốc phòng, an ninh; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền chủ động nghiên cứu điều chỉnh bố trí quốc phòng, tạo điều kiện cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội song phải bảo đảm giữ vững thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương có điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng củng cố thế trận khu vực phòng thủ trên từng địa bàn, từng hướng chiến lược.
189. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Một số cử tri tiếp tục kiến nghị thu hồi 157 ha đất trong sân bay Tân Sơn Nhất mà Bộ Quốc phòng đã cho thuê làm sân Golf, nhà hàng để làm sân đỗ cho máy bay và góp phần giải quyết tình trạng ngập nước sân bay, không nên đầu tư xây dựng sân bay Long Thành.
Trả lời: (Tại Công văn số 3057/BQP-CT ngày 26 tháng 3 năm 2017 của Bộ Quốc phòng)
Theo đánh giá, nghiên cứu quy hoạch của ngành hàng không, khu đất này không đủ điều kiện để mở rộng đường băng, đường lăn Tân Sơn Nhất, vì: Neu mở rộng thì phải giải phóng mặt bằng khoảng 600 - 700ha đất lân cận khu vực Cảng hàng không (chưa tính đến việc giải phóng bề mặt tĩnh không của các công trình đã xây dựng ở khu vực cất, hạ cánh ngoài sân bay); phải điều chỉnh lại quy hoạch đô thị và giao thông khu phụ cận một số quận của Thành phố Hồ Chí Minh nên rất khó khăn, tốn kém và kéo dài thời gian. Mặt khác, sân bay Tân Sơn Nhất nằm giữa trung tâm Thành phố; vì vậy, việc mở rộng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất không phù hợp yêu cầu hiện tại và phát triến lâu dài của Thành phố Hồ Chí Minh và luôn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn bay.
Gần đây để tạo điều kiện cho hoạt động hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Quốc phòng đã bàn giao khoảng 21 ha đất quốc phòng tại sân bay Tân Sơn Nhất cho Bộ Giao thông vận tải để làm sân đỗ và hồ điều tiết nước. Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và ƯBND Thành phố Hồ Chí Minh trong việc điều chỉnh lại quy hoạch hạ tầng hàng không và đô thị ở khu vực Tân Sơn Nhất, nên tình trạng khó khăn về sân đỗ, hệ thống hạ tầng giao thông hàng không và đô thị, hệ thống thoát nước sân bay cơ bản đã được giải quyết, sẽ có nhiều thuận lợi cho hoạt động hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất.
190. Cử tri tỉnh Bình Dương, Bắc Kạn, An Giang, Đồng Tháp và thành phố Hà Nội kiến nghị: Hiện nay, hoạt động buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng và tinh vi hơn, các tội phạm liên quan đến ma túy ngày càng hoạt động phức tạp, liều lĩnh và manh động hơn, nay đã xâm nhập vào nhà trường ở nhiều nơi, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, sức khỏe và tính mạng của người dân, đặc biệt ma túy có xu hướng tiếp cận đến đối tượng là học sinh bằng những loại mới rất khó nhận diện; tình trạng người nghiện sử dụng ma túy đá gây ảo giác dẫn đến hành vi giết người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội Cử tri đề nghị cần tăng cường tuần tra, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng liên quan đến ma túy, đấy mạnh hoạt động tuyên truyền hướng dẫn cho người dân nhận diện các dạng ma túy mới xuất hiện, tác hại của việc sử dụng ma túy nhất là các dạng ma túy tổng hợp; xử lý nghiêm hành vi mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy.
Trả lời: (Tại Công văn số 867/BCA-V11 ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Bộ Công an)
Trước tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, tổ chức cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; đặc biệt chú trọng các tụ điểm phức tạp về ma túy. Tập trung rà soát và quản lý những người nghiện ma túy có biểu hiện “ngáo đá” nhằm ngăn chặn tội phạm do loại đối tượng này gây ra. Năm 2016, đã phát hiện, xử lý 20.705 vụ, 31.413 đối tượng phạm tội ma túy (nhiều hơn 16,09% số vụ, 15,04% số đối tượng so với năm 2015), thu giữ 602,642kg heroin, 816,596kg và 374.538 viên ma túy tổng hợp; triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn.
Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm ma tuý vẫn diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức độ phạm tội, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trắng trợn, manh động, sẵn sàng sử dụng “vũ khí nóng” chống trả khi bị phát hiện, truy bắt. Đáng chú ý, tội phạm và tệ nạn ma túy đã lan xuống vùng nông thôn, khu vực học đường; xuất hiện ma túy dạng tem giấy (LSD) và thảo mộc khô “lá Khát”, “cỏ Mỹ” chứa chất gây nghiện, được người nghiện sử dụng. Công tác cai nghiện ma túy còn nhiều bất cập nên số người nghiện ma túy ngoài xã hội vẫn còn cao (hiện có khoảng trên 200.000 người nghiện có hồ sơ quản lý).
Trước tình hình trên, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
(1) Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, gắn với Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống tội phạm và ma túy giai đoạn 2016 - 2020... Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp, nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với các ngành, đoàn thể về phòng ngừa tội phạm ma túy trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, nhất là các Nghị quyết Liên tịch giữa Bộ Công an với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên và con em trong gia đình không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội.
(2) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, tác hại của ma túy, cách nhận biết về các loại ma túy mới, phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này để nhân dân biết, phòng ngừa. Phát huy và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
(3) Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đường dây “nóng”, hòm thư tố giác tội phạm; đồng thời, có biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tố giác tội phạm. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; duy trì và nhân rộng mô hình tổ công tác phối hợp các lực lượng trong phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm ma túy nói riêng.
(4) Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện; thực hiện tốt chủ trương tái hòa nhập cộng đồng đối với người sau cai nghiện, tăng cường công tác giáo dục, dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm nhằm giúp họ nhanh chóng hòa nhập, tránh nguy cơ tái nghiện.
(5) Tiếp tục triển khai các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy, tập trung ở các tuyến, địa bàn trọng điểm; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng (Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan...) phát hiện, triệt phá các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia.
(6) Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định ma túy, lập hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc… tạo hành lang pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trong tình hình mới.
191. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở kinh doanh khách sạn để xảy ra các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy,…
Trả lời: (Tại Công văn số 863/BCA-V11 ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Bộ Công an)
Thời gian qua, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú. Trong năm 2016 và Quý I năm 2017, lực lượng Công an đã phát hiện 4.472 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú vi phạm (trong đó có 217 vụ liên quan đến tệ nạn mại dâm, ma túy), truy tố 178 vụ, 351 đối tượng, tăng 11 vụ so với năm 2015 và Quý I năm 2016; xử lý vi phạm hành chính, thu gần 2,3 tỷ đồng.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện tốt các công tác trọng tâm sau:
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và tệ nạn xã hội; nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng rà soát, nghiên cứu xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, cư trú; yêu cầu chủ các cơ sở kinh doanh lưu trú ký cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự. Phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên, đột xuất kiểm tra các cơ sở kinh doanh lưu trú, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, chủ động phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật đến các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhất là chủ các cơ sở có kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn; vận động người dân tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là các tệ nạn diễn ra trong các cơ sở kinh doanh lưu trú.
192. Cử tri tỉnh Đồng Nai và thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm thanh, kiểm tra làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, nhất là đối với người đứng đầutrong công tác quản lý đầu tư thua lỗ, làm thất thoát lớn ngân sách nhà nước,gây bức xúc trong dư luận xã hội đối với một số dự án như: Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ có tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex), PVN làm chủ đầu tư; dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng do Công ty cổ phần nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung là chủ đầu tư; Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư; dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải - Tracodi làm chủ đầu tư (đến năm 2009, dự án này được chuyển cho Tổng công ty Giấy Việt Nam -Vinapaco theo Quyết định 731/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam là chủ đầu tư.
Qua các cuộc thanh tra đã ban hành kết luận[29], Thanh tra Chính phủ phát hiện và kiến nghị xử lý:
193. Cử tri tỉnh An Giang, Đắk Nông và thành phố Cần Thơ kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cân nhắc kế hoạch thực hiện các dự án trọng điểm của đất nước, cần tính toán kỷ về nguồn lực đảm bảo cân đối nguồn vốn hợp lý, đồng thời tập trung đầu tư công trình trọng tâm để phát triển kinh tế cả nước và địa phương, tránh đầu tư dàn trải hiệu quả thấp, gây lãng phí tạo gánh nặng về nợ công. Trong đầu tư Quốc hội, Chính phủ quan tâm nhiều hơn các chương trình, dự án để phát triển kinh tế, hạ tầng vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thu hút các nhà đầu tư tạo nhiều công việc làm cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân. Cử tri đề nghị xem xét bổ sung vốn, tăng định mức hỗ trợ ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ về đầu tư hạ tầng kỹ thuật và dự án trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu long; tiếp tục thực hiện Chương trình theo Quyết định số 168/QĐ-TTg về việc định hướng dài hạn và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; ưu tiên bố trí ngân sách và có biện pháp để huy động nguồn vốn ODA đầu tư cho các chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, đặc biệt là vùng ngập mặn. Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước, thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật về thuế, phí, lệ phí và công tác quản lý giá…
1. Tình hình thực hiện các giải pháp tăng cường công tác quản lý NSNN năm 2016:
(1) Công tác quản lý, điều hành NSNN 2016 được triển khai khẩn trương, đảm bảo chặt chẽ, theo dự toán đã được Quốc hội phê duyệt.
Trên cơ sở sớm nhận diện, đánh giá những khó khăn, thách thức phát sinh, ngay từ đầu năm (giá dầu thô ở mức thấp, tăng cường cắt giảm thuế quan thực hiện cam kết hội nhập quốc tế, hạn hán, thiên tai, dịch bệnh xảy ra tại nhiều địa phương), Chính phủ đã chủ động xây dựng các kịch bản điều hành NSNN, ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016; Chỉ thị số 22/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo điều hành nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016, trong đó, yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN; quản lý chi chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; giữ bội chi NSNN trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.
Trong điều hành, đã rà soát để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách về tài chính, thuế, phí phù hợp với thực tế và cam kết hội nhập quốc tế, như: trình Quốc hội ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020... Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu; triển khai các biện pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại[30]; đôn đốc thu các khoản theo kết quả kiểm toán, thanh tra, xử lý thu nợ đọng thuế[31]; tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều chỉnh giá dịch vụ công (xăng dầu, sữa, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, cước vận tải...) theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tăng cường quản lý chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.
Nhờ vậy, kết quả thu, chi NSNN đã đạt được kết quả tích cực. Đến hết năm 2016, thu cân đối NSNN đạt 1.101,38 nghìn tỷ đồng, tăng 86,88 nghìn tỷ đồng (8,6%) so dự toán, đảm bảo kịp thời được các nhiệm vụ chi theo Nghị quyết Quốc hội, đảm bảo nợ công trong giới hạn cho phép.
2. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý NSNN, thực hiện hiệu quả chính sách pháp luật về thuế, phí, lệ phí và công tác quản lý giá
Để tăng cường công tác quản lý NSNN, thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa (thuế, phí, giá....) trong năm 2017 và những năm sắp tới, cần tập trung vào các giải pháp sau:
(1) Về thu NSNN: Tăng cường, đổi mới công tác quản lý thu, quyết liệt chống thất thu, chống chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nâng tỷ lệ số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế trong năm 2017. Quản lý chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng, đảm bảo đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của Nhà nước. Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; phấn đấu số nợ thuế đến ngày 31/12/2017 giảm xuống dưới 5% so với số thực thu NSNN năm 2017. Đôn đốc thu kịp thời các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thu đúng, đủ, kịp thời vào NSNN cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước; đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn đầu tư để có nguồn thu về NSNN theo Nghị quyết của Quốc hội.
Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tập trung vào việc tháo gỡ các rào cản, vướng mắc về chính sách thuế, hải quan, chế độ kế toán, kiểm toán, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Rà soát, bổ sung và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho phát triển công nghiệp hỗ trợ và cho nông nghiệp, nông thôn.
(2) Về chi NSNN: Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán; giữ bội chi theo dự toán Quốc hội quyết định.
(3) Về nợ công: Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép. Không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát NSNN. Thực hiện đánh giá đầy đủ tác động lên nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn trước khi thực hiện các khoản vay mới. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng bền vững.
(4) Tổng kết, đánh giá hệ thống pháp luật về quản lý giá để kịp thời điều chỉnh, bổ sung khắc phục những hạn chế, yếu kém, quy định chưa phù hợp. Tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh thực hiện lộ trình giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các hàng hóa quan trọng, thiết yếu; sớm thực hiện đầy đủ cơ chế giá thị trường đối với dịch vụ công, điện, đất đai và tài nguyên quan trọng; đồng thời có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với các đối tượng chính sách (người nghèo, người dân tộc thiểu số,..).
(5) Phối hợp hiệu quả các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng GDP tối thiểu đạt kế hoạch đề ra; thúc đẩy và tăng cường tính minh bạch đối với các thông tin liên quan đến tài chính ngân sách theo quy định; thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, giảm dần bội chi NSNN
194. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Hiện nay tình trạng nợ công của nước ta đang tăng cao và sắp vượt ngưỡng giới hạn an toàn. Cử tri đề nghị Chính phủ cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ NSNN trong chi tiêu và đầu tư, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình lớn (cầu, đường, trường học, bệnh viện, nhà máy,…) cần có quy hoạch, quản lý chất lượng và tính hiệu quả công trình, tránh thất thoát, lãng phí. Xây dựng lộ trình trả nợ vay rõ ràng, cụ thể, công khai, minh bạch.
Trả lời: (Tại Công văn số 803/BXD-HĐXD ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Xây dựng; Công văn số 4804/BTC-QLN ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính)
a) Về thực trạng quy hoạch và phát triển đô thị:
Trong thời gian qua, công tác quản lý phát triển đô thị, quản lý đầu tư xây dựng đã được đổi mới, tăng cường và đạt được nhiều kết quả tích cực. Các địa phương đã đẩy mạnh công tác lập, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị. Đến hết năm 2016, tất cả các tỉnh đã lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; Tỷ lệ lập quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%; quy hoạch phân khu đạt khoảng 75%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 35% so với diện tích đất xây dựng đô thị. Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện đầu tư phát triển đô thị của một số cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể tham gia đã được nâng cao hơn.
Tuy nhiên ở một số địa phương, việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng các loại quy hoạch xây dựng theo quy định (nhất là quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) còn chậm; chất lượng quy hoạch còn hạn chế, chưa đồng bộ. Hiện nay, hầu hết các đô thị trên toàn quốc đã lập và phê duyệt quy hoạch chung đô thị làm căn cứ quản lý phát triển đô thị nhưng tiến độ lập và phê duyệt chương trình phát triển đô thị, kế hoạch phát triển đô thị còn rất chậm (mới đạt 30% khối lượng công việc theo yêu cầu). Do hạn chế về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đồng thời còn thiếu nguồn lực cho phát triển đô thị vì vậy việc xây dựng đô thị chưa đồng bộ, nhiều dự án đầu tư xây dựng khu đô thị triển khai thiếu kế hoạch, chưa xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực dự án và thiếu kết nối phù hợp với hệ thống hạ tầng chung ngoài khu vực dự án, gây lãng phí tài nguyên đất đai và nguồn lực xã hội, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
b) Về thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công và điều kiện năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác vận hành, bảo trì và sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Theo báo cáo của các Bộ ngành, địa phương, hàng năm có khoảng 54.000 công trình được thi công xây dựng trên phạm vi cả nước. Chất lượng các công trình xây dựng về cơ bản là đảm bảo, chất lượng ngày một nâng cao. Trong 5 năm gần đây, có khoảng trên 97% số lượng công trình đạt yêu cầu, đủ điều kiện đưa vào sử dụng, các công trình còn lại đã được yêu cầu khắc phục tồn tại, sai sót để đảm bảo an toàn trước khi được chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng. Sự cố công trình xây dựng có xu hướng giảm, chiếm tỷ lệ thấp từ 0,1% đến 0,2% trong tổng số công trình được xây dựng hàng năm (năm 2013 có 70 sự cố được ghi nhận; năm 2014 có 47 sự cố - chiếm khoảng 0,1% tổng số công trình đang xây dựng; năm 2015 có 58 sự cố - chiếm khoảng 0,15%) và không có sự cố công trình xây dựng nghiêm trọng.
Chất lượng các công trình trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia về cơ bản đã được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng và đưa vào vận hành, khai thác an toàn, hiệu quả. Nhiều công trình xây dựng mới, được đưa vào sử dụng có chất lượng tốt, phát huy hiệu quả kinh tế xã hội như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhà máy thủy điện Lai Châu,...
c) Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch phát triển đô thị và quản lý chất lượng công trình, Bộ Xây dựng đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như sau:
- Tham mưu hoàn thiện thể chế qua đó từng bước hình thành hệ thống công cụ quản lý nhà nước về quản lý phát triển đô thị, quản lý đầu tư xây dựng như: Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định hướng dẫn.
- Về hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý vi phạm trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch: Bộ Xây dựng đã chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn và quy định chi tiết Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, phân định rõ thẩm quyền, quy định cụ thể hành vi vi phạm tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, nâng cao hiệu quả quản lý.
- Phối hợp với các địa phương tăng cường quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch: Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch nhằm xác định các khu vực phát triển đô thị với kế hoạch thực hiện cụ thể trong giai đoạn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, làm cơ sở triển khai các dự án cụ thể. Kiểm soát việc phân loại đô thị nhằm đảm bảo việc mở rộng phát triển đô thị gắn với nâng cao chất lượng đô thị.
- Phối hợp với các địa phương tăng cường quản lý chất lượng công trình và chi phí xây dựng thông qua việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng theo Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Theo đó trong năm 2016, tỷ lệ cắt giảm chi phí sau thẩm định dự án vào khoảng 0,97% tổng mức đầu tư; thông qua việc thẩm định thiết kế, dự toán đã cắt giảm chi phí khoảng 5,87% so với dự toán; tỷ lệ hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thiết kế chiếm khoảng 36%, qua đó phòng ngừa được nhiều rủi ro về chất lượng công trình.
- Rà soát sửa đổi bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, suất vốn đầu tư, định mức dự toán xây dựng, định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, định mức chi phí quy hoạch xây dựng và đô thị đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí. Đến nay, Bộ Xây dựng đã công bố 12.685 định mức trong hoạt động xây dựng. Riêng trong năm 2016, đã công bố 1.900 định mức vật tư xây dựng, 411 suất vốn đầu tư xây dựng công trình, 185 giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu và suất chi phí xây dựng phù hợp với mặt bằng giá thị trường.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng. Trong giai đoạn 2011-2015, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã tiến hành 286 đoàn kiểm tra, xử lý kinh tế với 3.300 tỷ đồng trên mức đầu tư 82.000 tỷ đồng, chiếm 4,3% gồm tiền áp sai đơn giá thuê đất, lập dự toán, điều chỉnh dự toán chưa đúng quy định. Đối với một số trường hợp sai phạm, Bộ Xây dựng đã điều tra nguyên nhân, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý như: vỡ đường ống nước Sông Đà, vỡ đập phụ công trình Hồ chứa nước Đầm Hà Động tại Quảng Ninh; sập đường hầm công trình Thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo (Lâm Đồng); sập giàn giáo công trình tại Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh (khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục:
- Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phát triển đô thị, chất lượng công trình xây dựng và an toàn trong thi công xây dựng công trình; đề xuất xây dựng Luật Quản lý Phát triển đô thị; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật và giá xây dựng, đảm bảo đầy đủ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện kiện toàn, nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn về xây dựng đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng cường năng lực cho tổ chức, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng thông qua việc cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, công khai thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Phối hợp với các địa phương thực hiện và đôn đốc các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình, đặc biệt thông qua công tác thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng; xử lý nghiêm các vi phạm.
- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong đầu tư xây dựng.
- Tăng cường hoạt động thanh tra chuyên ngành về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tích cực phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, đôn đốc xử lý sau thanh tra.
Về tình hình nợ công:
Các biện pháp quản lý NSNN trong chi tiêu và đầu tư:
Chính phủ đã xác định nhiệm vụ khó khăn nhất là phải đảm bảo cân đối thu, chi NSNN, đặc biệt là cân đối ngân sách Trung ương (NSTW) trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh so với dự toán, thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, ngoài ra việc cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết kinh tế quốc tế và các hiệp định thương mại tự do, và điều chỉnh miễn giảm thuế do thực hiện các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 22% xuống còn 20%, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, miễn giảm thuế đất phi nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân...) gây ảnh hưởng lớn đến cân đối NSNN năm 2016. Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật NSNN trong năm 2017 và những năm sắp tới, cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Về thu NSNN: Tăng cường, đổi mới công tác quản lý thu, quyết liệt chống thất thu, chống chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiên quyết xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật, giảm nợ đọng thuế; thu đúng, đủ, kịp thời vào NSNN cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước; đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn đầu tư để có nguồn thu về NSNN theo Nghị quyết của Quốc hội.
- Về chi NSNN: Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán; giữ bội chi theo dự toán Quốc hội quyết định.
Trong đầu tư, thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công và để đáp ứng yêu cầu đổi mới và tăng cường quản lý đầu tư công, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) và các luật có liên quan đến đầu tư công, như: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Xây dựng (sửa đổi),... đồng thời Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định để hướng dẫn thi hành Luật.
Đây là cơ sở pháp lý, tạo ra bước ngoặt trong đổi mới tăng cường quản lý đầu tư công; quy định rõ các nguyên tắc đổi mới quản lý và phân cấp đầu tư từ nguồn vốn NSNN và TPCP, bảo đảm bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư. Các cấp, các ngành được quyết định đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách; được chủ động xác định danh mục dự án và phân bổ vốn cho từng dự án cụ thể trong tổng số vốn được giao phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển và đặc điểm của Bộ, ngành, địa phương. Cơ chế đó vừa bảo đảm quyền tự chủ, chủ động của các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời khắc phục tình trạng bị động trong cân đối ngân sách trung ương trong thời gian vừa qua.
Lộ trình trả nợ vay rõ ràng, cụ thể, công khai, minh bạch:
Hiện nay, nội dung sửa đổi Luật quản lý nợ công năm 2009 đã được Quốc hội đưa vào chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV năm 2017. Bộ Tài chính đang được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua (dự kiến tháng 10/2017) theo hướng tăng cường quản lý chặt chẽ hạn mức nợ công cũng như công tác quản lý, sử dụng vốn vay nợ công từ khâu xây dựng chiến lược, kế hoạch và giám sát thực hiện
195. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm, hỗ trợ từ nguồn vượt thu, dự phòng còn lại ngân sách Trung ương năm 2016 và hằng năm để giúp Phú Thọ xây dựng một số hạ tầng quan trọng, cấp bách về kinh tế, xã hội gồm: (1) Đường từ nút giao IC8 của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Trung tâm lễ hội Khu di tích lịch sử Đền Hùng; (2) Đường Âu Cơ nối với Khu công nghiệp Phù Ninh và đường Trường Trinh, tạo điều kiện mở rộng không gian phát triển công nghiệp, dịch vụ khu vực cửa ngõ phía Bắc Thành phố Việt Trì gắn với tuyến đường Sông Lô và cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Trả lời: (Tại Công văn số 4841/BTC-NSNN ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính)
Năm 2016, do giá dầu thô có biến động giảm sâu so với giá tính dự toán nên khả năng thu ngân sách trung ương (NSTW) hụt lớn so với dự toán đã được Quốc hội thông qua nên Chính phủ đã quyết định giữ lại 50% dự phòng NSTW năm 2016 để bù đắp giảm thu NSTW năm 2016 (Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 03/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ), phần còn lại đã được sử dụng để hỗ trợ thiên tai, hạn hán, các nhiệm vụ cấp bách đột xuất phát sinh, đến nay nguồn dự phòng NSTW năm 2016 đã sử dụng hết. Đến nay, nhờ sự phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, kết quả thực hiện thu NSTW cơ bản đạt dự toán, bù đắp được phần giảm thu NSTW do giá dầu thô giảm nhưng phải xử lý các chính sách theo quy định của Luật NSNN (như thưởng vượt dự toán thu các khoản thu phân chia). Như vậy, sẽ không có nguồn vượt thu, dự phòng NSTW còn lại năm 2016 để xử lý theo đề nghị của Tỉnh.
Hiện nay, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 về kế hoạch và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 226/CĐ-TTg và Thông báo số 80/TB-VPCP ngày 15/02/2017 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 1186/BKHĐT-TH ngày 17/02/2017 hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương rà soát, điều chỉnh lại phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ căn cứ quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để rà soát, bố trí vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của Tỉnh theo quy định.
196. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, vì hiện nay có nhiều nội dung bất cập, không đảm bảo các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Triển khai thực hiện Luật viên chức và Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ tiến hành xây dựng Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Thông tư này khi có hiệu lực thi hành sẽ thay thế Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
197. Cử tri tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hà Nội kiến nghị: Đề nghị sửa đổi một số điểm nội dung Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ không phù hợp thực tiễn:
- Số cháu nhà trẻ chia theo độ tuổi (3 tháng đến 12 tháng; 13 tháng đến 24 tháng; 25 tháng đến 36 tháng) là không thể tính được vì tháng tuổi biến động liên tục, hôm nay có thể cùng nhóm, nhưng ngày mai đã khác, khó có thể tính toán để tính định biên giáo viên mầm non. Đề nghị tính bình quan như Thông tư 71 trước đây là 08 cháu nhà trẻ/cô.
- Số cô/nhóm trẻ là quá thấp (01 cô/6 trẻ 3-12 tháng; 8 trẻ 13-24 tháng và 10 trẻ 25-36 tháng), thực tế không đảm bảo chất lượng.
- Tại Điều 6 về hợp đồng lao động, trường được hợp đồng nấu ăn và bảo vệ nhưng không nói tiền được lấy ở đâu để trả, trong khi thu tiền bảo vệ trường bị cấm thu.
Triển khai Luật viên chức, Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 (Thông tư 06) được xây dựng theo tinh thần chuẩn hóa việc quản lý, sử dụng viên chức; xác định số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh. Thông tư cũng được xây dựng trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong bối cảnh tiết kiệm biên chế, thực hiện kiêm nhiệm các công việc đối với các vị trí nhân viên, nhưng vẫn đảm bảo tổng thể các công việc được thực hiện đúng khối lượng công việc trong các cơ sở giáo dục mầm non. Trên tinh thần đó, địa phương cần rà soát, sử dụng linh hoạt số lượng giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục trên cùng một địa bàn, cũng như trong toàn tỉnh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề cập trong nhiều công văn về vấn đề sử dụng và phát triển đội ngũ để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Thông tư liên tịch 06. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, thời gian trước mắt chưa thực hiện sửa đổi Thông tư liên tịch 06.
198. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị xem xét lại quy định về trình độ ngoại ngữ cho phù hợp đối với mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập, giáo viên mầm non công lập (quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 16/9/2015, Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 của Liên Bộ).
Trong quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, việc quy định trình độ ngoại ngữ đối với giáo viên mầm non, tiểu học đã được xác định trên cơ sở quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Theo đó, giáo viên mầm non, tiểu học do đặc thù của cấp học và tình hình chung về đội ngũ nên trong quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chỉ yêu cầu giáo viên có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc tương đương trở lên.
199. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri cho rằng việc thay đổi sách giáo khoa trong thời gian vừa qua còn lãng phí, vì về nội dung thì không thay đổi nhiều, nhưng hằng năm đều liên tục đổi sách nên học sinh năm sau không thể sử dụng sách của năm trước, đồng thời gây khó khăn trong việc giảng dạy của nhà trường và gia đình. Hiện tượng này cử tri cho rằng có lợi ích nhóm. Chính Phủ chỉ đạo không cho phép Bộ Giáo dục đào tạo thay đổi sách giáo khoa liên tục như vậy.
Thực tế, trong thế kỷ XX, ở các nước trong khu vực và trên thế giới, thời gian sử dụng bình quân của một bộ chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) thường từ 10 đến 15 năm. Bộ CT, SGK giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam triển khai từ năm 2001, đến nay đã là 16 năm. Do vậy, đến năm 2018 sẽ bắt đầu thực hiện Bộ CT, SGK mới là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới. Việc thay đổi CT, SGK là một vấn đề tất yếu và rất cần thiết, vừa để khắc phục những vấn đề bất cập, hạn chế của chương trình sách giáo khoa hiện hành; vừa đảm bảo tính cập nhật, đưa tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào giảng dạy trong các nhà trường, rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam với khu vực và thế giới, đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trước đây, cũng như trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư trên thế giới.
Để biên soạn CT, SGK tốt nhất và có thể sử dụng lâu dài, tránh tình trạng phải bổ sung, chỉnh lý quá nhiều, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết đánh giá nghiêm túc về kết quả thực hiện đổi mới CT, SGK hiện hành theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X. Về cơ bản, CT, SGK hiện hành đã và đang góp phần đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, CT còn một số nội dung hàn lâm, chưa cân đối, chưa phù hợp với đối tượng, còn trùng lặp ở các môn học. SGK chưa cân đối giữa yêu cầu khoa học và yêu cầu sư phạm; còn có những tình huống thực tiễn gượng ép; những sự kiện, số liệu, thuật ngữ còn thiếu nhất quán giữa các lớp trong cùng một môn học hoặc giữa một số môn học; chưa chú ý thoả đáng đến việc tạo cơ hội phát triển ý tưởng khoa học và học cách học, chưa quan tâm phát huy năng lực tư duy độc lập của học sinh. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức triển khai những nhiệm vụ khoa học, tham khảo kinh nghiệm xây dựng CT, SGK của những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như: Hoa kỳ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Úc, Nhật Bản….; vận dụng một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, đáp ứng yêu cầu vừa hiện đại, hội nhập quốc tế vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và phù hợp với thực tiễn Việt Nam vào việc xây dựng CT giáo dục phổ thông mới theo yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH10 của Quốc hội.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn CT và một bộ SGK giáo dục phổ thông mới; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các SGK khác, nhằm huy động được nhiều trí tuệ của các nhà xuất bản, các tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia biên soạn SGK; tạo ra nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú, nhiều cách tiếp cận, nhiều cách thức tạo ra SGK; tạo cơ hội có những SGK phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm của từng địa phương. Tất cả SGK phải được Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thẩm định trước khi phê duyệt cho phép sử dụng bảo đảm tính khoa học, công bằng. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định SGK sẽ được công khai, minh bạch.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn các cơ sở giáo dục lựa chọn, sử dụng bộ sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn địa phương; hướng dẫn thư viện các nhà trường có giải pháp để người học trước để lại SGK cho người học lớp sau sử dụng tiếp tục, giảm bớt khó khăn, tốn kém cho phụ huynh và học sinh.
200. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cần tăng cường giáo dục tính tự trọng, liêm sĩ của cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước để họ phải biết hổ thẹn khi có hành vi tham nhũng; đồng thời, phát huy hơn nữa dân chủ để nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tham nhũng. Có như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, củng cố niềm tin trong nhân dân.
Trả lời : (Tại Công văn số 1975/BNV-CCVC ngày 13/04/2017 của Bộ Nội vụ)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08/02/2017 về chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tương tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ: Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công vụ; Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các quy định, quy chế về chế độ trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức lối sống, quy tắc ứng xử của cơ quan nhà nước, của đơn vị sự nghiệp công lập, của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức sai phạm theo quy định của pháp luật.
201. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: cần xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, chỉ đạo cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát, nghiên cứu để chỉnh sửa một cách toàn diện.
Hiện nay, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 đang được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, chỉnh lý để trình Quốc hội khóa XIV xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2017). Bộ Tư pháp xin thông tin để cử tri được biết.
[1]- Công văn số 189/BTC-QLG ngày 18/3/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế nhập khẩu áp dụng trong tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu từ ngày 19/3/2016 là 18,08% đối với xăng; 0,60% đối với dầu diesel; 0,03% đối với dầu mazut; 0% đối với dầu hỏa;
- Công văn số 4536/BTC-QLG ngày 05/4/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế nhập khẩu áp dụng trong tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu trong Quý II/2016 là 18,35% đối với xăng; 2,32% đối với dầu diesel; 0% đối với dầu mazut và dầu hỏa;
- Công văn số 9153/BTC-QLG ngày 04/7/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế nhập khẩu áp dụng trong tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu trong Quý III/2016 là 15,74% đối với xăng; 1,84% đối với dầu diesel; 0% đối với dầu mazut và dầu hỏa;
- Công văn số 13991/BTC-QLG ngày 04/10/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế nhập khẩu áp dụng trong tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu trong Quý IV/2016 là 16,22% đối với xăng; 2,10% đối với dầu diesel; 0% đối với dầu mazut và dầu hỏa;
- Công văn số 37/BTC-QLG ngày 03/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế nhập khẩu áp dụng trong tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu trong Quý I/2017 là 10,56% đối với xăng; 1,98% đối với dầu diesel; 0,08% đối với dầu hỏa và 2,26% đối với dầu mazut.
[2] Quyết định số 3118/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2016.
[3] Quyết định số 1176/QĐ-BTNMT ngày 25/5/2016.
[4] Bao gồm: QCVN về công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển; QCVN về nước khai thác thải ra từ các công trình dầu khí trên biển; QCVN về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu; QCVN về nước thải công nghiệp; QCVN về nước thải y tế; QCVN về tiếng ồn; QCVN về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
[5] Bao gồm: QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế; QCVN 02:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế; QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 55/2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải lây nhiễm.
[6] Bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vi sóng xử lý chất thải lây nhiễm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chôn lấp chất thải y tế nguy hại; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý chất thải lây nhiễm bằng phương pháp vi sinh, hóa chất.
[7] Tại Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
[8] CPI các tháng có Tết Nguyên Đán những năm gần đây: CPI tháng 02/2014 tăng 0,55%, CPI tháng 02/2015 giảm 0,05%, CPI tháng 2/2016 tăng 0,42%, CPI tháng 01/2017 tăng 0,46%.
[9] Đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% GDP vào năm 2020.
[10] Năm 2014, Viettel dành 4.000 tỷ, Công ty Rạng đông trích 20% lợi nhuận sau thuế, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam dành bình quân mỗi năm trên 1.000 tỷ cho hoạt động KH&CN .
[11] Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC ngày 06/11/2015 hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.
[12] Nghị định quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập (số 54/2016/NĐ-CP); Đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016); Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 12/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
[13] Chương trình Phát triển thị trường công nghệ đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình 2075)... là những chương trình có cấu phần về ươm tạo, tư vấn ươm tạo, đào tạo về đổi mới, ứng dụng, thương mại hóa công nghệ. Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được Thủ tướng phê duyệt kèm theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 với các hoạt động gồm: Xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon giai đoạn 2016-2020; Phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó còn có các chương trình, dự án liên quan đến hỗ trợ ĐMST, như Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu KH&CN (FIRST), Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP2), Dự án Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Việt – Bỉ (BIPP), Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) hay hoạt động hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp ĐMST của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF)
[14] theo thống kê từ Topica Founder Institute và Geektime, hiện nay có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
[15] Một số quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay: IDG Ventures, CyberAgent Ventures, VinaCapital, 500 startups, DFG Vinacapital, Sumitomo, Kusto Tiger IT Fund, IDT, Mekong Capital, v.v.
[16] Trong số 21 vườn ươm hiện nay có 07 vườn ươm trực thuộc các cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp: Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội- HBI; Vườn ươm doanh nghiệp CNC Hoà Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp CNC HCM; Vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TP HCM; BTIC; Vườn ươm Đà Nẵng (DNES); Trung tâm Hỗ trợ Thanh Niên Khởi nghiệp (BSSC); 03 vườn ươm thuộc các trường đại học: Vườn ươm Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, thuộc ĐH Bách Khoa TP HCM (HCMUT-TBI); Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ, ĐH Quốc gia TP HCM; Vườn ươm doanh nghiệp BK – Holdings, thuộc ĐH Bách Khoa, Hà Nội; và 11 vườn ươm còn lại do các tổ chức tư nhân hoặc nước ngoài thành lập: Công ty TNHH ươm tạo phần mềm Quang Trung-SBI; Hatch! Program; Vườn ươm Vật giá; Inspire Ventures; Topica Founder Institute.
[17] Kiểm định, hiệu chuẩn đồng hồ nước đường kính đến 1000 mm; về dầu thô: 100% các loại đồng hồ chuẩn, đồng hồ công tác trong hoạt động đo đếm, giao nhận dầu thô.
[18] Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, việc đổi mới công nghệ đo đếm, lắp đặt hàng triệu công tơ điện tử thay thế công tơ cơ khí; hàng năm thực hiện kiểm định kỳ công tơ điện, biến dòng đo lường, biến áp đo lường giúp phát hiện các nguyên nhân tổn thất, điều tiết vận hành các nhà máy điện, điều tiết hệ thống truyền tải, cân bằng phụ tải, chống trộm cắp điện, góp phần giảm tổn thất điện năng từ 10,15% (năm 2010) xuống còn 7,94% (năm 2015). Theo số liệu từ Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch, giai đoạn 2011-2016, việc kiểm định 1.000.000 đồng hồ nước lạnh, hàng chục nghìn đồng hồ đo áp lực được sử dụng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch đã giúp giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch từ 30% trong năm 2009 xuống còn 23,5-24% năm 2016.
[19] Phòng thử nghiệm thuộc các Trung tâm Kỹ thuật 1, Trung tâm Kỹ thuật 2, Trung tâm Kỹ thuật 3 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ.
[20] (1) Kết luận thanh tra số 2632/KL-TTCP ngày 03/10/2016 về thanh tra việc đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ,; (2) KL Số 2634/KL-TTCP, ngày 03/10/2016 về Thanh tra việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học có góp vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên
[21] Theo báo cáo của các địa phương:
- Thanh tra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai: Có 59 địa phương (Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kon Tum, Đăk Lăk không báo cáo qua phần mềm) tiến hành 629 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 454 cuộc. Qua thanh tra phát hiện 936 đơn vị có vi phạm với số tiền 195 tỷ đồng, 2.557 ha đất; kiến nghị thu hồi 44 tỷ đồng, 829 ha đất, kiến nghị xử lý khác 181 tỷ đồng, 1.712 ha đất (đã thu 10 tỷ đồng, 542 ha đất); kiến nghị xử lý hành chính 119 tập thể, 237 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 20 vụ, 10 đối tượng. Qua thanh tra cho thấy, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng để xây ra nhiều thiếu sót, vi phạm chủ yếu tập trung trên các nội dung: Giao đất, cấp đất sai đối tượng, quy định; Sử dụng đất không đúng mục đích, sai quy định; Đất lấn chiếm; Bỏ hoang hóa. Các địa phương thanh tra phát hiện nhiều sai phạm: Hà Nam, Lào Cai, Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái, Bình Định, Đăk Nông, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang.
- Thanh tra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: Có 62 địa phương (Đăk Lăk không báo cáo qua phần mềm); tiến hành 995 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 830 cuộc. Qua thanh tra phát hiện 1.293 đơn vị có vi phạm với số tiền 283 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 111 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác 171,6 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 1.388 tập thể, chuyển cơ quan điều tra xử lý 06 vụ, 07 đối tượng. Các dạng thiếu sót, vi phạm chủ yếu là: không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, thi công sai thiết kế, nghiệm thu, thanh quyết toán không đúng thực tế thi công... Các địa phương thanh tra phát hiện nhiều sai phạm: Hà Nam, Bắc Giang, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Nam, Thanh Hóa, Tây Ninh, Cà Mau.
[22] Trong đó có 15.639 tỷ đồng qua thanh tra hành chính; 43.764 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra chuyên ngành; riêng trong lĩnh vực ngân hàng, số tiến phát hiện vi phạm kiến nghị thu hồi là 775Error! Not a valid link. tỷ đồng (chưa bao gồm 248.894 tỷ đồng do Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng phát hiện vi phạm các quy định của nhà nước về cho vay, phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro…).
[23] Bạc Liêu 01, Hậu giang 01, Hòa Bình 01, Kiên Giang 02; Tây Ninh 02, Thanh hóa 02; Thừa Thiên Huế 01, Vĩnh Long 03, BÌnh Thuận 03, Cần Thơ 04
[24] Thanh tra Chính phủ đã trình Chính phủ và ban hành 08 văn bản: 01 Nghị định[24], 02 Thông tư[24], 01 thông tư liên tịch[24], 04 quyết định, quy chế nội bộ[24]
[25] Thanh tra các bộ: Lao động thương binh và xã hội tham mưu xây dựng Nghị định 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH; BHYT, BHTN; Bộ Thông tin truyền thông ban hành Thông tư 03/2016/TT-BTTTT ngày 01/02/2016; Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 về tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền….; Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng tham mưu trình Chính phủ ban hành 02 nghị định; 10 thông tư.
[26] Tính cả cao đẳng, Việt Nam hiện có 473 trường (239 trường đại học và 234 trường cao đẳng) với dân số khoảng 90 triệu. So với Indonesia (2013) có 2.071 trường đại học, cao đẳng với dân số 235 triệu dân (606 trường đại học và 1,465 trường cao đẳng - nguồn Hội đồng Anh); Malaysia (2012) có 620 trường đại học, cao đẳng với 30 triệu dân (http://www.iie.org/en/Services/Project-Atlas/Malaysia/Higher-Education-Sector#.WCSZtM4dIlI); Thái Lan (2013) có 342 trường đại học, cao đẳng với 67 triệu dân; Philippine (2013) có 2,299 trường đại học, cao đẳng với khoảng 100 triệu dân (nguồn http://wenr.wes.org/2015/06/education-philippines)...
[27] (1) Kết luận thanh tra số 2632/KL-TTCP ngày 03/10/2016 về thanh tra việc đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ,; (2) KL Số 2634/KL-TTCP, ngày 03/10/2016 về Thanh tra việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học có góp vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên
[28] (1) Kết luận thanh tra số 2632/KL-TTCP ngày 03/10/2016 về thanh tra việc đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ,; (2) KL Số 2634/KL-TTCP, ngày 03/10/2016 về Thanh tra việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học có góp vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên
[29] (1) Kết luận thanh tra số 2632/KL-TTCP ngày 03/10/2016 về thanh tra việc đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ,; (2) KL Số 2634/KL-TTCP, ngày 03/10/2016 về Thanh tra việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học có góp vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên
[30] Cơ quan Hải quan đã triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu, thực hiện gần 9,3 nghìn cuộc kiểm tra sau thông quan, qua đó xử lý tăng thu cho ngân sách 3,3 nghìn tỷ đồng.
[31] Năm 2016, cơ quan Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra gần 84,5 nghìn doanh nghiệp, qua đó xử lý tăng thu gần 17,2 nghìn tỷ đồng (đã thực hiện thu vào ngân sách 11,9 nghìn tỷ đồng), tăng 38,9% so với năm 2015; đôn đốc, cưỡng chế thu được 42,5 nghìn tỷ đồng tiền nợ thuế , tăng 13,2% so với năm 2015; xử lý thu 6,6 nghìn tỷ đồng các khoản Kiểm toán Nhà nước kiến nghị trong quyết toán NSNN năm 2014; đồng thời, đã chuyển cơ quan công an 2.776 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Ban Dân nguyện