• Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • MỘT SỐ HÌNH ẢNH UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI THÔNG QUA DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT BAN HÀNH QUY CHẾ HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

    11/12/2018

    Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 29, chiều 10/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND).

    Trình bày Tờ trình Dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy nêu rõ, từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến nay, HĐND các cấp đã có nhiều cố gắng trong đổi mới cả về tổ chức và đổi mới cả về phương thức hoạt động đề HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành các văn bản pháp luật có liên quan, còn có những nội dung quy định có tính nguyên tắc, chưa cụ thể, chưa rõ ràng hoặc có những nội dung chưa được Luật quy định…

    Để khắc phục những bất cập này, Ban Công tác đại biểu đã tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hơn 30 văn bản xử lý các vướng mắc cụ thể. Tuy nhiên, Thường trực HĐND nhiều tỉnh, thành phố đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành văn bản hướng dẫn chung về tổ chức và hoạt động của HĐND. Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn hoak động của HĐND là thật sự cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay về hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND...

    Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

    Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy trình bày Tờ trình Dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

     Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo thẩm tra

    Góp ý vào Điều 2 của Dự thảo Nghị quyết, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho biết, Khoản 1 Điều 2 quy định đối với những vấn đề phát sinh trong thời gian giữa hai kỳ họp thuộc thẩm quyền của HĐND thì Thường trực HĐND triệu tập kỳ họp HĐND bất thường. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề xuất thay từ “bất thường” thành từ khác, chẳng hạn như “kỳ họp chuyên đề” để dư luận dễ tiếp nhận và hiểu sát hơn về tình hình kỳ họp.

    Đồng quan điểm về vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị cần quy định chặt chẽ hơn nữa về quyết định tổ chức kỳ họp HĐND bất thường.

    Ủy ban Thường vụ cơ bản nhất trí với Tờ trình của Ban Công tác Đại biểu và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận nội dung làm việc.

    Sau khi thảo luận, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết ban hành Quy chế hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân.

    Trọng Quỳnh

    Các bài viết khác